Mẹo phân biệt cấu trúc “Neither...nor…” và “Either...or…” trong tiếng Anh
Mục lục [Ẩn]
- I - Cách dùng của cấu trúc Neither nor và either or như thế nào?
- 1. Cấu trúc Neither nor
- 2. Cấu trúc Either or
- II - Cấu trúc ngữ pháp của Neither nor
- 1. Công thức cấu trúc Neither nor
- 2. Vị trí của cấu trúc Neither nor trong câu
- III - Cấu trúc ngữ pháp của Either or
- 1. Công thức cấu trúc Either or
- 2. Vị trí của cấu trúc Either or trong câu
- IV. Câu đảo ngữ với cấu trúc NEITHER NOR
- V - Lưu ý khi sử dụng cấu trúc Neither nor và Either or
- 1. Chia động từ theo sau cấu trúc Neither nor và Either or
- 2. Chuyển đổi giữa cấu trúc Either or và Neither nor
- 3. Cấu trúc Neither /Either trong câu đảo ngữ
- VI - Mẹo phân biệt Neither nor và Either or
- 1. Dựa trên bản chất của cấu trúc
- 2. Mẹo phân biệt dựa trên cách dùng
- VII - Bài tập
- Bài 1: Chọn đáp án đúng nhất
- Bài 2: Điền từ
- Bài 3: Điền neither/either, nor/or vào chỗ trống để tạo thành câu đúng.
- Đáp án
Trong chương trình tiếng Anh phổ thông, cấu trúc Neither nor và Either or là chủ điểm ngữ pháp khá trọng tâm. Nhưng không phải ai cũng hiểu tận tình, cặn kẽ để có thể phân biệt và sử dụng đúng hai cấu trúc này. Trong bài viết này, Langmaster sẽ giúp bạn cách phân biệt hai cấu trúc ngữ pháp này để có thể chinh phục được tất cả các dạng bài tập liên quan. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
I - Cách dùng của cấu trúc Neither nor và either or như thế nào?
Mỗi cấu trúc câu lại có những cách sử dụng khác nhau ứng với từng ngữ cảnh cụ thể. Dưới đây là những cách dùng cụ thể của hai cấu trúc Neither nor và Either...or… để giúp các bạn học sinh dùng hiệu quả nhất.
1. Cấu trúc Neither nor
Neither nor có nghĩa là “không… cũng không” được dùng để diễn đạt ý nghĩa phủ định hoàn toàn. Cấu trúc này nhằm khẳng định cả hai đối tượng/ sự vật đều không có khả năng xảy ra. Ở đây không có sự lựa chọn hoặc cái này hoặc cái kia.
Ví dụ:
- Neither Nga nor Thuy is right
( Nga không đúng và Thủy cũng không đúng.)
- My father likes neither beer nor wine.
( Bố tôi không thích bia và cũng không thích rượu.)
2. Cấu trúc Either or
"Either...or..." có nghĩa là “hoặc… hoặc…”. Cấu trúc này trái ngược lại hoàn toàn với cấu trúc Neither nor. Cấu trúc này được dùng với ý nghĩa khẳng định, mang ý nghĩa hai sự vật/ sự việc đều có thể xảy ra. Người nói tùy vào ngữ cảnh của mình mà có thể chọn và nhắn đến một trong hai đối tượng.
Ví dụ:
- Either his parents or he is invited to the party.
(Cha mẹ anh ấy hoặc anh ấy được mời đến dự bữa tiệc.)
- Mai wants to ask either you or me to help her repair her bicycle.
(Mai muốn nhờ tôi hoặc bạn sửa hộ cô ấy chiếc xe đạp.)
Xem thêm:
=> TRỌN BỘ CÁCH DÙNG CẤU TRÚC CAN COULD TRONG TIẾNG ANH
=> CÁCH DÙNG CẤU TRÚC STOP TO VERB VÀ STOP VING TRONG TIẾNG ANH
II - Cấu trúc ngữ pháp của Neither nor
Sau khi đã nắm được cách dùng cụ thể của hai cấu trúc Neither nor và Either or , chúng ta tiếp tục đi tìm hiểu về cụ thể hơn về cấu trúc ngữ pháp cũng như vị trí của chúng trong câu.
1. Công thức cấu trúc Neither nor
Neither + Danh từ/Đại từ+ nor + Danh từ/Đại từ
Ví dụ:
- Neither Thuy nor Quynh knows to open computer.
(Cả Thúy và Quỳnh đều không biết mở chiếc máy tính này.)
- My sister likes neither sing nor dance.
( Em gái tôi không thích hát, cũng không thích nhảy.)
2. Vị trí của cấu trúc Neither nor trong câu
Trong câu, cấu trúc neither… nor… xuất hiến với nhiều vị trí khác nhau. Chúng có thể đứng ở đầu câu hoặc đứng giữa câu.
+ Neither…nor… thường được đứng ở vị trí đầu câu.
Ở vị trí này, cấu trúc vẫn mang nghĩa phủ định “ không… không…”. Bạn cần lưu ý đến cách chia động từ theo sự vật/ sự việc/ hiện tượng theo danh từ sau “nor”.
Neither N1 nor N2 + V (chia theo N2) …: Không … cũng không/ Cả … và … đều không…
Ví dụ:
Neither my brother nor his friend are playing football
(Cả anh trai tôi và bạn của anh ấy đều không chơi đá bóng.)
+ Neither…nor… thường được đứng vị trí giữa câu
Ở vị trí giữa câu, cấu trúc này vẫn mang ý nghĩa phủ định và có tác dụng nối hai danh từ hoặc hai địa từ với nhau.
Neither + Danh từ/ Đại từ + Nor + Danh từ/ Đại từ
Ví dụ:
I like neither tea nor coffee
(Tôi không thích trà và cũng không thích cà phê.)
Xem thêm:
=> CÁCH DÙNG THE SAME TRONG CẤU TRÚC SO SÁNH VÀ BÀI TẬP
=> TRỌN BỘ CÁCH DÙNG CẤU TRÚC ONLY WHEN VÀ NOT UNTIL TRONG TIẾNG ANH
III - Cấu trúc ngữ pháp của Either or
Cấu trúc ngữ pháp cũng như vị trí của either or trong câu có gì khác với neither nor?
1. Công thức cấu trúc Either or
Either + Danh từ/Đại từ+ or + Danh từ/Đại từ
Ví dụ:
- Either Quan or Thanh will be there.
(Quân hoặc Thanh sẽ ở đó.)
- In that game, you either win or lose.
(Trong ván game này, bạn có thể thắng hoặc thua)
[banner=11]
>> ĐĂNG KÝ CÁC KHOÁ HỌC TIẾNG ANH
- Khóa học tiếng Anh giao tiếp TRỰC TUYẾN 1 kèm 1
- Khóa học tiếng Anh giao tiếp dành riêng cho người đi làm
- Khóa học tiếng Anh giao tiếp TRỰC TUYẾN NHÓM
- Test trình độ tiếng Anh miễn phí
- Đăng ký nhận tài liệu tiếng Anh
2. Vị trí của cấu trúc Either or trong câu
Cấu trúc either or cũng được sử dụng rất linh hoạt trong câu. Tương tự như neither… nor…, cấu trúc này cũng có thể đứng ở đầu câu hoặc giữa câu.
+ Either…or… thường được đứng ở vị trí đầu câu
Vị trí này được dùng trong câu khẳng định với ý nghĩa hoặc… hoặc. Khi dùng, bạn cần lưu ý đến việc chia động từ theo danh từ đứng sau or.
Either N1 or N2 + V (được chia theo N2)…: Hoặc … hoặc …
Ví dụ:
Either Hoa or Linh will write the report.
(Hoa hoặc Linh sẽ viết bản tường trình.)
+ Either…or… thường đứng vị trí giữa câu
Cũng giống như cấu trúc Neither…nor…, either…or…cũng có thể đứng ở giữa câu làm nhiệm vụ nối các danh từ, cụm danh từ hoặc đại từ với nhau.
Either/neither + danh từ + or/nor + danh từ số ít + động từ số ít …
Either/neither + danh từ + or/nor + danh từ số nhiều + động từ số nhiều …
Ví dụ:
When my sister goes to the restaurant, she eats either fish or cayfish. These are her favorite food.
(Khi đến nhà hàng, chị gái tôi sẽ ăn cá hoặc tôm. Đây là hai món ăn ưa thích của cô ấy.)
Xem thêm:
=> TOÀN BỘ CẤU TRÚC REGRET - CÁCH DÙNG, VÍ DỤ & BÀI TẬP CÓ ĐÁP ÁN
=> CÁCH SỬ DỤNG CẤU TRÚC IF ONLY VÀ SO SÁNH VỚI CẤU TRÚC WISH
IV. Câu đảo ngữ với cấu trúc NEITHER NOR
- Neither + trợ động từ + S + V1 + nor + V2
- Mệnh đề (phủ định), NEITHER/NOR trợ động từ + S
Trong đó:
- V1 và V2 ở dạng khẳng định
- trợ động từ ở dạng khẳng định
Ví dụ:
- Neither do I speak Mandarin nor do I speak Chinese. (Tôi không biết nói tiếng Quan Thoại và cũng không biết nói tiếng Trung Quốc phổ thông.)
- Kien didn’t go to work yesterday, nor did Chung. (Hôm qua Kiên không đi làm, Chung cũng vậy.)
V - Lưu ý khi sử dụng cấu trúc Neither nor và Either or
Cả hai cấu trúc ngữ pháp Neither nor và Either or đều xuất hiện khá nhiều trong các chủ đề giao tiếp hoặc các bài tập tiếng anh thông dụng. Để sử dụng thành thạo, không mắc lỗi sai cơ bản, bạn cần lưu ý những vấn đề dưới đây:
1. Chia động từ theo sau cấu trúc Neither nor và Either or
Chia động từ và yêu cầu đặc biệt quan trọng trong ngữ pháp tiếng Anh. Với cấu trúc Neither nor và "Either..or" thì động từ sẽ phụ thuộc vào chủ ngữ thứ 2 đứng sau or và nor. Nếu chủ ngữ này là danh từ số ít thì động từ chia ở ngôi thứ 3 số ít và ngược lại.
Ví dụ:
- Neither Jenny nor his brother likes coffee.
(Cả Jenny và bạn của anh ấy đều không thích cà phê.)
- Either Mai or her friend gets the highest mark in this contest.
(Mai hoặc bạn của cô ấy sẽ đạt điểm cao nhất trong kì thi này.)
2. Chuyển đổi giữa cấu trúc Either or và Neither nor
Nếu trong câu đang có cấu trúc Neither nor có nghĩa là câu đang ở dạng phủ định hoàn toàn. Chính vì vậy, chúng ta không thể thêm not để khẳng định một điều gì đó. Thay vào đó, chúng ta sẽ dùng cấu trúc “Not either…or…” để thể hiện nội dung cả hai sự vật đều không được. Ta có cấu trúc ngữ pháp: Neither nor = Not Either or
Ví dụ:
Hoa likes studying neither Math nor Physical = Hoa doesn’t like either Math or Physical.
(Hoa không thích học cả Toán và Vật Lý)
3. Cấu trúc Neither /Either trong câu đảo ngữ
Trong câu đảo ngữ của tiếng Anh, sử dụng cấu trúc Either or và Neither nor cần chú ý những điều gì?
+ Cấu trúc Neither nor trong câu đảo ngữ
S1 + V (phủ định) … Neither/Nor + Trợ động từ(khẳng định) + S2
Neither + Trợ động từ + S + V (khẳng định) + nor + V2 (khẳng định)
Ví dụ:
Lan didn’t go to the cinema yesterday. Neither did her brother.
(Lan không tới rạp chiếu phim vào tối qua. Anh trai cô ấy cũng không.)
+ Cấu trúc Either or trong câu đảo ngữ.
S1 + V(phủ định). S2 + Trợ động từ (phủ định), either.
Ví dụ
Lan didn’t go to the cinema. Her friend didn’t, either.
( Lan đã không đi đến rạp chiếu phim. Bạn cô ấy cũng vậy.)
Xem thêm:
=> CÁCH DÙNG CẤU TRÚC HAD BETTER CHUẨN NHẤT VÀ BÀI TẬP CÓ ĐÁP ÁN
=> CÁCH DÙNG CẤU TRÚC BECAUSE OF VÀ BECAUSE CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
VI - Mẹo phân biệt Neither nor và Either or
Làm thế nào để phân biệt được cấu trúc neither nor và either or nhanh nhất, không bị nhầm lẫn? Mời bạn tham khảo các mẹo được đúc kết và chia sẻ nhiều dưới đây.
1. Dựa trên bản chất của cấu trúc
Chúng ta dễ dàng nhận thấy cách dùng của hai cấu trúc này hoàn toàn khác nhau.
Cấu trúc Neither nor được dùng với ý nghĩa phủ định hoàn toàn
Either…or… được dùng với ý nghĩa ngược lại hoàn toàn. Nó dùng để khẳng định về một trong hai nhân vật/ sự việc/ hiện tượng xảy ra.
Ví dụ:
- Neither she nor her husband will go to the cinema tonight.
(Cả cô ấy và chồng đều không đến rạp chiếu phim tối nay.)
- Either she or her husband will go to the cinema tonight.
(Cô ấy hoặc chồng sẽ đến rạp chiếu phim tối nay.)
2. Mẹo phân biệt dựa trên cách dùng
Nếu như cấu trúc Neither nor được dùng để phủ định cả hai sự vật/ sự việc/ hiện tượng đều không xảy ra thì cấu trúc Either or lại được sử dụng khi xuất hiện sự lựa chọn giữa hai khả năng có thể xảy ra của sự vật/ sự việc.
Ví dụ:
- Either Linda or Mask was absent from Japan class yesterday.
(Linda hoặc Mask đã không có mặt ở lớp Tiếng Nhật ngày hôm qua.)
- Neither Linda nor Mask was absent from Japan class yesterday.
(Linda và Mask đều không có mặt ở lớp Tiếng Nhật ngày hôm qua.)
VII - Bài tập
Bài 1: Chọn đáp án đúng nhất
1. Neither Laura nor her classmates … going to the park today.
A. is B. were C. are
2. … I or my mother am a doctor.
A. Not B. Either C. Neither
3. He doesn’t go picnic this weekend and they don’t, …
neither B. too C. either
4. Jane should prepare for the exams and … should you.
A. neither B. either C. so
5. I don’t like listening to music, …
A. either B. neither C. too
6. A: “They don’t think he told jokes.” - B: “…”
A. Neither do I. B. Me, too. C. So do I
7. A: “My sister likes listening to music so much.” - B: “…”
A.Neither do I. B. I do, too. C. So am I.
Bài 2: Điền từ
1. My parents want to eat _______ fish or meat.
2. ________ my father nor my mother is a teacher.
3. In this match, you _______ win _______ lose. It depends on your team
4. We could_______fly_______ go by train. It’s up to you.
5. I need _______ my father help _______ my sister help. I can do it all alone.
[banner=10]
Bài 3: Điền neither/either, nor/or vào chỗ trống để tạo thành câu đúng.
- Red team will _______ win _____ lose the match. There are only two possible outcomes.
- _____ Quill ______ Drax can go with you to the supermarket. You'll have to go alone, I suppose.
- My poor dog can _____ hear ____ see. He’s too old.
- He eats _____ beef ____ pork. He’s not picky at all.
- We can go to ______ Da Nang ______ Da Lat for our holiday. It’s up to you.
- ______ Chris _______ Ariel answered the phone. Now we don’t know where they are.
- He speaks ______ English _____ Spanish. He only knows only Vietnamese.
- I will buy _____ a laptop _____ a watch. I can’t afford both.
- You can choose ______ green tea _____ milk tea.
- _______ my mom _____ my dad drinks tea. They prefer coffee.
Đáp án
Bài 1:
1.C
2.B
3.C
4.C
5.A
6.A
7.B
Bài 2:
1. either
2. neither
3. either…or
4. either…or
5. neither…nor
Bài 3:
1 - either/or
2 - Neither/nor
3 - neither/nor
4 - either/or
5 - either/or
6 - Neither/nor
7 - neither/nor
8 - either/or
9 - either/or
10 - Neither/nor
Trong bài viết trên đây, Langmaster đã chia sẻ đến bạn những kiến thức chi tiết về cấu trúc Neither nor và Either or. Hy vọng bạn đã biết cách phân biệt và sử dụng chúng hiệu quả. Đừng quên khám phá thêm những kiến thức bổ ích liên quan đến ngữ pháp tiếng anh được chúng tôi update hàng ngày trên website: https://langmaster.edu.vn/ nhé. Chúc bạn chinh phục tiếng Anh hiệu quả!
Nội Dung Hot
Khoá học trực tuyến
1 kèm 1
- Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
- Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
- Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
- Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
- Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.
KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM
- Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
- Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
- Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
- Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...
KHÓA HỌC OFFLINE TẠI HÀ NỘI
- Mô hình học ACE: Học chủ động, Rèn luyện năng lực lõi và môi trường học toàn diện
- Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, cam kết đạt chuẩn về chuyên môn và năng lực giảng dạy.
- Áp dụng phương pháp: Siêu phản xạ, Lập trình tư duy (NLP), ELC (Học qua trải nghiệm),...
- Môi trường học tập toàn diện và năng động giúp học viên “đắm mình” vào tiếng Anh và nâng cao kỹ năng giao tiếp.
Bài viết khác
Thành thạo ngữ pháp cơ bản với bài tập các thì trong tiếng Anh là bước quan trọng để bạn nâng cao trình độ ngoại ngữ.
Làm chủ kiến thức về trọng âm sẽ giúp bạn phát âm chuẩn tiếng Anh. Cùng làm các bài tập trọng âm tiếng Anh (có PDF) trong bài viết sau nhé!
Cải thiện ngữ pháp tiếng Anh cơ bản qua các bài tập câu điều kiện loại 1 trong bài viết của Langmaster nhé!
Các mẫu câu so sánh là phần kiến thức rất quan trọng của ngữ pháp tiếng Anh. Hôm nay, cùng Langmaster ôn lại bài và luyện tập với các bài tập so sánh hay nhất (có PDF) nhé!
Để có thể tự tin trong giao tiếp, bạn không buộc phải học cả 12 thì mà chỉ cần nắm vững 6 thì cơ bản trong tiếng Anh. Vậy đó là 6 thì nào? Cùng đọc bài viết sau nhé!