TOÀN BỘ CẤU TRÚC REGRET - CÁCH DÙNG, VÍ DỤ & BÀI TẬP CÓ ĐÁP ÁN
Mục lục [Ẩn]
- 1. Cấu trúc regret và cách sử dụng trong tiếng Anh
- 1.1 Cấu trúc regret + to V
- 1.2 Cấu trúc regret + V-ing
- 1.3 Sự khác nhau giữa 2 cấu trúc regret
- 2. Phân biệt cấu trúc regret với remember và forget
- 3. Bài tập cấu trúc regret trong tiếng Anh có đáp án
Cấu trúc regret xuất hiện rất nhiều trong các bài tập ngữ pháp tiếng Anh. Đây là cấu trúc để diễn tả sự nuối tiếc về một điều gì đó. Thế nhưng, có hai dạng cấu trúc regret khác nhau khiến người học lúng túng và dễ dàng nhầm lẫn. Hôm nay, hãy cùng Langmaster tìm hiểu kỹ về cấu trúc này nhé!
1. Cấu trúc regret và cách sử dụng trong tiếng Anh
Trong tiếng Anh, “regret” vừa có thể là danh từ, vừa có thể là động từ. Khi là danh từ, regret mang nghĩa là “sự hối hận”, “sự hối tiếc”. Khi regret là động từ, nó có nghĩa là “cảm thấy hối tiếc”, “cảm thấy hối hận” về một sự việc nào đó đã làm trong quá khứ.
Có nhiều người thắc mắc về cấu trúc Regret to V hay Ving? Câu trả lời là cả 2. Có 2 dạng cấu trúc regret chính, là Regret + to V và Regret +Ving. Cùng tìm hiểu công thức và cách dùng của cả hai dạng này nhé!
1.1 Cấu trúc regret + to V
Công thức: Regret (not) + to + V (nguyên mẫu)
Cấu trúc này được sử dụng khi người nói muốn diễn tả về sự hối hận do chưa làm hay không làm một điều gì đó. Hoặc, người nói muốn lấy làm tiếc để thông báo một sự việc nào đó.
Ví dụ:
- I regret not to bring my camera, the sky is beautiful today. (Tôi hối tiếc vì không đem theo máy ảnh, bầu trời hôm nay rất đẹp.)
- I regret to tell him that he didn't get the job. ( Tôi lấy làm tiếc phải thông báo với anh ấy rằng anh ấy không có được công việc này.)
- I regret to say that you didn’t pass the exam. (Tôi lấy làm tiếc phải nói rằng bạn đã không vượt qua kỳ thi.)
1.2 Cấu trúc regret + V-ing
Cấu trúc regret + V-ing được sử dụng khi người nói muốn diễn tả sự hối hận của mình về một việc đã thực hiện hoặc một việc đã xảy ra trong thời gian ở quá khứ.
Công thức: Regret (not) + Ving
Ví dụ:
- I regret not study hard last semester. (Tôi hối tiếc vì đã không học tập chăm chỉ trong học kỳ vừa rồi.)
- I regret not reading the book last night. (Tôi hối hận vì tối hôm qua không đọc sách.)
- I regret letting her know the truth. (Tôi hối tiếc vì nói cho cô ấy sự thật.)
Xem thêm:
=> SỬ DỤNG CẤU TRÚC AVOID NHƯ THẾ NÀO? PHÂN BIỆT AVOID VÀ PREVENT
=> CẤU TRÚC ADVISE LÀ GÌ? TOÀN BỘ CÁCH DÙNG ADVISE TRONG TIẾNG ANH
1.3 Sự khác nhau giữa 2 cấu trúc regret
Như vậy, khi nào chúng ta sử dụng regret + to V, khi nào chúng ta sử dụng regret + V-ing? Sau đây là sự khác nhau giữa 2 cấu trúc này, cần ghi nhớ để sử dụng chính xác nhé!
- Cấu trúc regret + to V: Mang ý nghĩa là hối hận khi chưa làm điều gì/ Lấy làm tiếc để thông báo một sự việc nào đó.
- Cấu trúc regret + V-ing: Mang ý nghĩa là hối hận vì đã làm gì
Ví dụ về phân biệt 2 cấu trúc này:
- I regret to say that you didn’t pass the interview. ( Tối lấy làm tiếc khi phải thông báo rằng bạn đã không đậu phỏng vấn.)
- We regret hurting her. (Chúng tôi hối hận vì đã làm tổn thương cô ấy.)
2. Phân biệt cấu trúc regret với remember và forget
Khi tìm hiểu về cấu trúc regret thì không ít người học tiếng Anh nhầm lẫn cấu trúc này với remember và forget. Ba cấu trúc này có ý nghĩa khác nhau nhưng lại có cấu trúc khá tương đương nhau. Sau đây là cách để bạn có thể nhận biết được 3 cấu trúc này.
Cấu trúc đi với V-ing
Regret, remember và forget đều có thể đi cùng với V-ing khi muốn nói về một sự việc nào đó đã xảy ra trong quá khứ. Riêng với động từ forget chỉ được dùng ở dạng phủ định hoặc chứa “will never forget”.
Ví dụ:
- I regret not taking her home last night. (Tôi hối hận vì đã không đưa cô ấy về nhà vào tối qua.)
- Sophie remembered turning off the light before she gone to sleep. ( Sophie nhớ đã tắt điện trước khi cô ấy đi ngủ.)
- I will never forget making the report again. (Tôi sẽ không bao giờ quên làm báo cáo nữa.)
Cấu trúc đi với to +V
Regret, remember và forget đi với “to + V” sử dụng để diễn tả hành động xảy ra trước. Lưu ý là đi theo sau “regret” thường sẽ là các động từ như say, tell, inform. announce.
Ví dụ:
- I regret to tell you that you are not hired. (Tôi rất tiếc phải thông báo bạn rằng bạn không được tuyển dụng.)
- I will remember to close the window. (Tôi sẽ nhớ đóng cửa sổ.)
- She often forgets to shut down the computer. (Cô ấy thường xuyên quên tắt máy tính.)
Xem thêm:
=> CỰC DỄ! CÁCH DÙNG CẤU TRÚC AFTER TRONG TIẾNG ANH
=> CẤU TRÚC THÌ HIỆN TẠI TIẾP DIỄN VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH
3. Bài tập cấu trúc regret trong tiếng Anh có đáp án
Chia động từ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn thiện những câu sau.
1. We regret (inform)...............that your flight was canceled.
2. I regret not (buy)............this book.
3. Mary regret (speak)..............rudely to Jack.
4. Helen regretted not (take).......a coat when going out
5. I regret (tell)............you what we have to do.
Đáp án:
1- to inform
2- buying
3- speaking
4-taking
5- to tell
Trên đây Langmaster đã cung cấp toàn bộ kiến thức về cấu trúc regret mà bạn cần nắm. Cũng như, cách để phân biệt 3 cấu trúc regret, remember và forget một cách đơn giản. Đừng quên lưu lại bài viết này để ôn lại khi quên nhé! Chúc bạn thành công trên con đường chinh phục Anh ngữ của mình.
Nội Dung Hot
Khoá học trực tuyến
1 kèm 1
- Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
- Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
- Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
- Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
- Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.
KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM
- Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
- Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
- Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
- Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...
KHÓA HỌC OFFLINE TẠI HÀ NỘI
- Mô hình học ACE: Học chủ động, Rèn luyện năng lực lõi và môi trường học toàn diện
- Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, cam kết đạt chuẩn về chuyên môn và năng lực giảng dạy.
- Áp dụng phương pháp: Siêu phản xạ, Lập trình tư duy (NLP), ELC (Học qua trải nghiệm),...
- Môi trường học tập toàn diện và năng động giúp học viên “đắm mình” vào tiếng Anh và nâng cao kỹ năng giao tiếp.
Bài viết khác
Thành thạo ngữ pháp cơ bản với bài tập các thì trong tiếng Anh là bước quan trọng để bạn nâng cao trình độ ngoại ngữ.
Làm chủ kiến thức về trọng âm sẽ giúp bạn phát âm chuẩn tiếng Anh. Cùng làm các bài tập trọng âm tiếng Anh (có PDF) trong bài viết sau nhé!
Cải thiện ngữ pháp tiếng Anh cơ bản qua các bài tập câu điều kiện loại 1 trong bài viết của Langmaster nhé!
Các mẫu câu so sánh là phần kiến thức rất quan trọng của ngữ pháp tiếng Anh. Hôm nay, cùng Langmaster ôn lại bài và luyện tập với các bài tập so sánh hay nhất (có PDF) nhé!
Để có thể tự tin trong giao tiếp, bạn không buộc phải học cả 12 thì mà chỉ cần nắm vững 6 thì cơ bản trong tiếng Anh. Vậy đó là 6 thì nào? Cùng đọc bài viết sau nhé!