TỪ A-Z CÁCH DÙNG CẤU TRÚC HAD BETTER CHUẨN XÁC NHẤT KÈM BÀI TẬP
Mục lục [Ẩn]
- 1. Cấu trúc had better là gì?
- 2. Cấu trúc had better và cách sử dụng
- 2.1 Cấu trúc had better thể khẳng định
- 2.2 Cấu trúc had better thể phủ định
- 2.3 Cấu trúc had better thể nghi vấn
- 3. Cấu trúc had better và would rather có gì giống và khác nhau?
- 3.1 Về cấu trúc had better
- 3.2 Cấu trúc would rather
- 4. Bài tập cấu trúc had better kèm đáp án chi tiết
Cấu trúc had better là một cấu trúc khá quen thuộc được sử dụng khi người nói muốn đưa ra lời khuyên cho 1 người nào đó. Trong bài viết này, hãy cùng Langmaster tìm hiểu rõ hơn về cấu trúc này cũng như cách để phân biệt had better với would rather nhé!
1. Cấu trúc had better là gì?
Khi nhìn vào cấu trúc had better thì bạn có thể thấy ngay từ “better” là một tính từ so sánh hơn. “Better” mang nghĩa là tốt đẹp hơn, khá hơn, cải thiện hơn,...Và “had better” được dịch ra nghĩa tiếng Việt sẽ là “làm cho điều gì đó trở nên tốt đẹp hơn, thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn”.
Tuy vậy, cấu trúc had better được sử dụng với ý nghĩa tương đương với 1 động từ khuyết thiếu, mang nghĩa là “nên làm gì”, “tốt hơn là làm gì”.
Ví dụ:
- You had better go to the hospital now. (Bạn nên đi đến bệnh viện ngay bây giờ.)
- Brian had better be on time or he will fined. ( Brian nên đúng giờ nếu không thì anh ấy sẽ bị phạt.)
Lưu ý: Tuy “had” là động từ ở dạng quá khứ của “have” nhưng cấu trúc “had better” không sử dụng để chỉ thời điểm ở quá khứ mà mang ý nghĩa ở hiện tại hoặc tương lai.
Xem thêm:
=> CẤU TRÚC ADVISE LÀ GÌ? TOÀN BỘ CÁCH DÙNG ADVISE TRONG TIẾNG ANH
=> CỰC DỄ! CÁCH DÙNG CẤU TRÚC AFTER TRONG TIẾNG ANH
2. Cấu trúc had better và cách sử dụng
2.1 Cấu trúc had better thể khẳng định
Cấu trúc had better ở thể khẳng định được sử dụng khi người nói muốn đưa ra lời khuyên cho người nghe, thể hiện rằng bản thân muốn được như vậy ở trong 1 số trường hợp cụ thể. So với “should” thì “had better” sẽ mang tính nhấn mạnh hơn.
Công thức: Subject + Had better + Verb (infinitive)
Ví dụ: Mira had better go to bed early. (Mira nên đi ngủ sớm.)
Trong giao tiếp hàng ngày cũng như trong những tình huống không trang trọng, bạn có thể rút gọn had better thành ‘d better.
2.2 Cấu trúc had better thể phủ định
Muốn sử dụng cấu trúc had better ở dạng phủ định thì chúng ta thêm “not” ở phía sau nó.
Công thức: S + Had better / ’d better + not + V (infinitive)
Ví dụ: You’d better not not stay up after 12 pm. ( Bạn không nên thức sau 12h giờ đêm.)
2.3 Cấu trúc had better thể nghi vấn
Ở dạng nghi vấn của “had better”, bạn cần đảo ngược 2 vị trí của chủ ngữ và “had” đồng thời thêm dấu chấm hỏi vào cuối câu.
Công thức: Had + (not) + Subject + better + Verb (infinitive)?
Ví dụ: Had we better take a rest? (Chúng ta tốt hơn nên nghỉ ngơi một chút.)
Đối với cấu trúc had better thể nghi vấn thì những câu hỏi có hình thức phủ định sẽ được sử dụng phổ biến hơn so với câu có hình thức khẳng định.
Ví dụ: Hadn’t we call him now? (Chúng ta tốt hơn không nên gọi anh ấy ngay lúc này?
Xem thêm:
=> CÁCH DÙNG CẤU TRÚC PROMISE VÀ BÀI TẬP CÓ ĐÁP ÁN
=> SỬ DỤNG CẤU TRÚC AVOID NHƯ THẾ NÀO? PHÂN BIỆT AVOID VÀ PREVENT
3. Cấu trúc had better và would rather có gì giống và khác nhau?
Khi học cấu trúc had better hẳn chúng ta không khỏi thắc mắc khi mà có một cấu trúc khác là “would rather” cũng có ý nghĩa tương tự. Vậy làm sao để phân biệt hai cấu trúc này?
3.1 Về cấu trúc had better
Had better được sử dụng khi người nói muốn đưa ra 1 lời khuyên nên hoặc không nên làm gì dành cho người khác.
Cấu trúc had better: S + Had better + V
Ngoài ra, so với would rather thì had better có mức độ khuyên bảo mạnh mẽ hơn, nó còn thể hiện sự răn đe, đe dọa hoặc ảnh báo. Do đó, had better sẽ được sử dụng trong 1 tình huống cụ thể chứ không sử dụng để diễn tả chung chung.
- Had better diễn tả sự đe dọa:
Ví dụ: You had better turn off the light after go out or your mom will go crazy. (Bạn nên tắt đèn trước khi ra ngoài nếu không mẹ bạn sẽ nổi giận.)
- Had better diễn tả sự khẩn cấp:
Ví dụ: You had better hurry up, it is too late. ( Bạn nên đi nhanh lên, trễ rồi.)
3.2 Cấu trúc would rather
Would rather được sử dụng với 2 nghĩa thông dụng:
- Would rather với nghĩa “ thích….hơn”
Cấu trúc này nhằm thể hiện những điều mà 1 người muốn thực hiện trong một tình huống cụ thể trong cuộc sống.
Cấu trúc would rather thì hiện tại/ tương lai:
S + would rather ( not) + V (infinitive) + than + V (infinitive)
Cấu trúc would rather ở thì quá khứ:
S + would rather ( not) + have + V (past participle)
- Would rather với nghĩa “ mong, muốn”
Với nghĩa “mong, muốn”, would rather trong trường hợp này diễn tả 1 người muốn 1 người khác làm gì đó.
Cấu trúc would rather thì hiện tại/ tương lai:
S1 + would rather + S2 + V (past simple)
Cấu trúc would rather thì quá khứ:
S1 + would rather + S2 + V (past perfect)
Xem thêm:
=> CÂU NGHI VẤN TRONG TIẾNG ANH : 4 CẤU TRÚC BẠN KHÔNG THỂ BỎ QUA
=> CẤU TRÚC THÌ HIỆN TẠI TIẾP DIỄN VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH
4. Bài tập cấu trúc had better kèm đáp án chi tiết
Sử dụng cấu trúc had better hoặc should để hoàn thiện những câu sau:
- We have an important meeting in 15 minutes. We……..go now or we’ll be late.
- Everybody………..learn English.
- This cake is very delicious. You……….try one.
- Mary will be sad if you don’t invite him to the party so we………..invite him.
- We………..get up early tomorrow. I have an appointment.
Đáp án:
1- had better
2- should
3- should
4- had better
5- should
Trên đây là toàn bộ kiến thức về cấu trúc had better mà bạn cần biết, hy vọng qua bài viết này bạn có thể tự tin sử dụng cấu trúc này trong các bài thi cũng như trong giao tiếp hàng ngày. Langmaster chúc bạn học tập thật hiệu quả nhé!
Nội Dung Hot
Khoá học trực tuyến
1 kèm 1
- Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
- Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
- Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
- Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
- Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.
KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM
- Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
- Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
- Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
- Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...
KHÓA HỌC OFFLINE TẠI HÀ NỘI
- Mô hình học ACE: Học chủ động, Rèn luyện năng lực lõi và môi trường học toàn diện
- Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, cam kết đạt chuẩn về chuyên môn và năng lực giảng dạy.
- Áp dụng phương pháp: Siêu phản xạ, Lập trình tư duy (NLP), ELC (Học qua trải nghiệm),...
- Môi trường học tập toàn diện và năng động giúp học viên “đắm mình” vào tiếng Anh và nâng cao kỹ năng giao tiếp.
Bài viết khác
Thành thạo ngữ pháp cơ bản với bài tập các thì trong tiếng Anh là bước quan trọng để bạn nâng cao trình độ ngoại ngữ.
Làm chủ kiến thức về trọng âm sẽ giúp bạn phát âm chuẩn tiếng Anh. Cùng làm các bài tập trọng âm tiếng Anh (có PDF) trong bài viết sau nhé!
Cải thiện ngữ pháp tiếng Anh cơ bản qua các bài tập câu điều kiện loại 1 trong bài viết của Langmaster nhé!
Các mẫu câu so sánh là phần kiến thức rất quan trọng của ngữ pháp tiếng Anh. Hôm nay, cùng Langmaster ôn lại bài và luyện tập với các bài tập so sánh hay nhất (có PDF) nhé!
Để có thể tự tin trong giao tiếp, bạn không buộc phải học cả 12 thì mà chỉ cần nắm vững 6 thì cơ bản trong tiếng Anh. Vậy đó là 6 thì nào? Cùng đọc bài viết sau nhé!