CÁCH SỬ DỤNG CẤU TRÚC LOOK FORWARD VÀ PHÂN BIỆT VỚI EXPECT

Mục lục [Ẩn]

  • A. Cấu trúc looking forward được sử dụng thế nào?
  • B. Cách sử dụng cấu trúc looking forward trong Tiếng Anh
    • 1. Thể hiện sự háo hức về một điều gì đó sắp xảy ra
    • 2. Sử dụng ở cuối thư
    • 3. Sử dụng trong các ngữ cảnh trang trọng
    • 4. Sử dụng trong trường hợp ít trang trọng hơn
  • C. Phân biệt cấu trúc looking forward và expect
  • D. Bài tập cấu trúc looking forward

Nếu bạn đang muốn diễn tả một sự hào hứng, trông đợi vào một điều gì đó sẽ xảy ra trong tương lai, đó là lúc sử dụng cấu trúc look forward. Tuy là một cấu trúc ngữ pháp rất quen thuộc, nhưng look forward cũng rất dễ bị sử dụng nhầm, nhất là nhầm với expect. Dưới đây là cách sử dụng cấu trúc này và phân biệt giữa look forward với expect.

A. Cấu trúc looking forward được sử dụng thế nào?

Cấu trúc look forward được khái quát theo công thức:

null

Look forward nghĩa là sự mong chờ, chờ đợi một điều gì đó với tâm trạng háo hức, vui vẻ, hào hứng. Do đó, cấu trúc này thường được sử dụng để bày tỏ cảm xúc mong ngóng hân hoan của một người đối với sự việc hoặc hành động nào đó sắp xảy ra. 

Ví dụ:

- Tom is looking forward to having a new car. (Tom rất trông đợi có một chiếc xe hơi mới)

Xem thêm:

=> “ẴM” TRỌN ĐIỂM NGỮ PHÁP CẤU TRÚC CÂU HỎI ĐUÔI CÙNG LANGMASTER

=> CHINH PHỤC ĐIỂM NGỮ PHÁP CẤU TRÚC CÂU TƯỜNG THUẬT CÙNG LANGMASTER

B. Cách sử dụng cấu trúc looking forward trong Tiếng Anh

1. Thể hiện sự háo hức về một điều gì đó sắp xảy ra

Cấu trúc look forward to ving được sử dụng với ý nghĩa cơ bản nhất là thể hiện sự hào hứng về một điều sắp xảy ra trong tương lai gần.

Ví dụ:

- Nickie is looking forward to seeing his uncle again after 3 years. (Nickie rất mong chờ được gặp lại người cậu của anh ấy sau 3 năm)

- Trinh is looking forward to going to Phu Quoc on her vacation. (Trinh rất mong chờ đến Phú Quốc vào kỳ nghỉ của cô ấy)

2. Sử dụng ở cuối thư

Bạn có thể dễ dàng bắt gặp được cấu trúc looking forward được sử dụng ở cuối một lá thư. Cấu trúc này có ý nghĩa bày tỏ sự hy vọng, mong đợi nhận được lời hồi âm hoặc một cuộc gặp trong tương lai gần với người nhận thư. 

Ví dụ:

- I am looking forward to hearing from you. (Tôi rất mong đợi nhận được sự hồi âm từ bạn)

- I am looking forward to seeing you next week. (Tôi rất trông chờ gặp bạn vào tuần tới)

Lưu ý: Cấu trúc này được sử dụng trong những ngữ cảnh trang trọng, do đó bạn cần xem xét kỹ hoàn cảnh và đối tượng để sử dụng một cách thích hợp nhất. 

3. Sử dụng trong các ngữ cảnh trang trọng

Ví dụ: 

null

I look forward to attending his class. (Tôi rất mong chờ tham dự lớp học của thầy ấy)

4. Sử dụng trong trường hợp ít trang trọng hơn

Ví dụ: 

- Look forward to seeing you again next month. (Rất mong gặp lại bạn vào tháng tiếp theo)

- Look forward to visiting your office next Tuesday. (Rất mong tới thăm văn phòng của bạn vào thứ Ba tới)

Xem thêm:

=> CẤU TRÚC IN CASE TRONG TIẾNG ANH VÀ NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG

=> CẤU TRÚC APOLOGIZE – LỜI XIN LỖI TRANG TRỌNG TRONG TIẾNG ANH

C. Phân biệt cấu trúc looking forward và expect

Cấu trúc expect cũng mang ý nghĩa là sự mong chờ, hy vọng, hào hứng về một điều sắp tới. Tuy nhiên, cấu trúc look forward và expect khác nhau ở khả năng xảy ra của sự việc được mong chờ đó. Cụ thể:

- Looking forward to: nhắc đến một tương lai gần, các sự việc, hành động mong chờ đó sẽ xảy ra với xác suất cao. 

- Expect: nhắc đến một sự không chắc chắn, nghĩa là điều mong ước có thể xảy ra hoặc không. 

null

Ví dụ:

- Nam expects to win the lottery. (Nam mong rằng mình sẽ trúng xổ số) 

Mong ước trúng xổ số của Nam là không chắc chắn, có thể xảy ra hoặc không xảy ra, nên trường hợp này chúng ta sử dụng expect.

- Nga is looking forward to her 23th birthday party. (Nga đang rất mong đợi bữa tiệc sinh nhật tuổi 23 của mình)

→  Sinh nhật là điều chắc chắn sẽ xảy ra, cấu trúc looking forward dùng để thể hiện sự mong đợi và hy vọng của Nga. 

Xem thêm: 

=> CÁCH DÙNG CẤU TRÚC DENY, PHÂN BIỆT VỚI CẤU TRÚC REFUSE VÀ BÀI TẬP

=> THÀNH THẠO CẤU TRÚC IN SPITE OF VÀ DESPITE TRONG 5 PHÚT!

D. Bài tập cấu trúc looking forward

Dựa vào lý thuyết của cấu trúc looking forward như trên, hãy chia dạng đúng của các động từ trong ngoặc dưới đây

  1. Linh and I are looking forward to (go) _______ to supermarket next Saturday.
  2. I am looking forward to (get) ______ your phone number soon.
  3. Han is looking forward to (hear) ______ from you.
  4. Look forward to (see)_____ you next day
  5. They’re really looking forward to (get) ____ out tomorrow.
  6. I’m looking forward to (see) _____ him tomorrow.
  7. I’m looking forward to (attend) ____ the game
  8. I lways look forward to (see) ____ my best friends.
  9. I am looking forward to (join) ____ this team.
  10. I look forward to (see) ____ my aunt again.

Trên đây là các thông tin về cấu trúc look forward cũng như cách sử dụng để bạn dễ dàng tham khảo. Tuy rằng cấu trúc này có ý nghĩa khá giống với cấu trúc expect, nhưng bạn vẫn có thể dựa vào ngữ cảnh để phân biệt chúng dễ dàng. Hẹn gặp lại bạn ở những bài chia sẻ về cấu trúc ngữ pháp tiếp theo của Langmaster nhé. 

Trung tâm tiếng Anh giao tiếp Langmaster

Trung tâm tiếng Anh giao tiếp Langmaster

Langmaster là trung tâm tiếng Anh giao tiếp DUY NHẤT trên thị trường cam kết chuẩn đầu ra theo CEFR. Không chỉ dừng lại ở việc đào tạo tiếng Anh, chúng tôi muốn truyền cảm hứng cho học viên, thay đổi niềm tin và thói quen để trở thành những người thành đạt có trách nhiệm với gia đình và xã hội!

Nội Dung Hot

KHOÁ HỌC TRỰC TUYẾN 1 KÈM 1

Khoá học trực tuyến
1 kèm 1

  • Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
  • Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
  • Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
  • Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
  • Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.

Chi tiết

null

KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM

  • Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
  • Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
  • Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...

Chi tiết

null

KHÓA HỌC OFFLINE TẠI HÀ NỘI

  • Mô hình học ACE: Học chủ động, Rèn luyện năng lực lõi và môi trường học toàn diện
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, cam kết đạt chuẩn về chuyên môn và năng lực giảng dạy.
  • Áp dụng phương pháp: Siêu phản xạ, Lập trình tư duy (NLP), ELC (Học qua trải nghiệm),...
  • Môi trường học tập toàn diện và năng động giúp học viên “đắm mình” vào tiếng Anh và nâng cao kỹ năng giao tiếp.

Chi tiết


Bài viết khác