“ẴM” TRỌN ĐIỂM NGỮ PHÁP CẤU TRÚC CÂU HỎI ĐUÔI CÙNG LANGMASTER

Mục lục [Ẩn]

  • A. Định nghĩa câu hỏi đuôi và cách sử dụng
    • 1. Hỏi để khai thác thêm thông tin
    • 2. Hỏi để xác nhận lại thông tin đã nêu
  • B. Các cấu trúc câu hỏi đuôi theo từng nhóm thì căn bản
    • 1. Cấu trúc câu hỏi đuôi cho nhóm thì hiện tại
    • 2. Cấu trúc câu hỏi đuôi cho nhóm thì quá khứ
    • 3. Cấu trúc câu hỏi đuôi nhóm thì tương lai
    • 4. Cấu trúc câu hỏi đuôi cho nhóm thì hoàn thành
    • 5. Cấu trúc câu hỏi đuôi với động từ khiếm khuyết 
  • C. Bài tập áp dụng lý thuyết cấu trúc câu hỏi đuôi

Câu hỏi đuôi là một cấu trúc câu rất độc đáo của Tiếng Anh, không chỉ xuất hiện nhiều trong giao tiếp mà cả trong văn viết. Điểm đặc biệt của dạng câu này là tuy đi kèm dấu chấm hỏi nhưng không phải lúc nào nó cũng dùng để hỏi. Cùng khám phá cấu trúc câu hỏi đuôi và cách sử dụng loại câu này nhé. 

A. Định nghĩa câu hỏi đuôi và cách sử dụng

Câu hỏi đuôi (còn gọi là Tag Question) là dạng câu ngắn với lựa chọn trả lời Yes/No. Nó luôn đi sau một mệnh đề trần thuật, được phân chia với nhau bằng dấu phẩy. Nếu mệnh đề trần thuật trong câu là dạng phủ định, câu hỏi đuôi sẽ ở dạng khẳng định và ngược lại. Câu hỏi láy đuôi không phải lúc nào cũng dùng để khai thác thông tin. Nó có thể dùng để xác nhận tính chính xác của mệnh đề trần thuật. Nếu được sử dụng với mục đích này, người hỏi sẽ lên giọng ở cuối câu. Còn nếu câu hỏi đuôi có tác dụng để thể hiện quan điểm, cảm xúc của người nói, không nhằm mục đích tìm hiểu thêm thông tin gì, thì người nói sẽ không lên giọng khi nói.

Ví dụ:

- You aren’t well today, are you? (Hôm nay trông bạn không được khỏe phải không?)

Câu hỏi đuôi thường được sử dụng trong 2 trường hợp:

1. Hỏi để khai thác thêm thông tin

Lúc này câu hỏi đuôi đóng vai trò như một câu nghi vấn và thường sẽ lên giọng ở cuối câu. Câu trả lời thường là Yes/No kèm thêm mệnh đề mang thông tin cần thiết.

Ví dụ:

You didn’t go to school yesterday, did you? = Did you go to the school yesterday? (Bạn không đến trường ngày hôm qua có đúng không?)

Yes, I didn’t go to school yesteray. (Đúng, tôi đã không đi) / No, I went to school yesterday. (Không, tôi đã đi)

2. Hỏi để xác nhận lại thông tin đã nêu

Lúc này, câu hỏi đuôi có tác dụng nêu ra ý kiến và khơi gợi sự đồng tình từ người nghe, lúc này cần hạ giọng ở cuối câu. Câu trả lời cũng ở đạng Yes/No và đi kèm mệnh đề chính. 

Ví dụ:

- The girl is so beautiful, isn’t she? (Cô gái thật đẹp nhỉ?)

Yes, she is. (Ừ, cô ấy đẹp thật).

- The train isn’t coming, is it? (Chuyến tàu sẽ không đến đâu nhỉ?)

No, it isn’t. (Không, nó không đến đâu)

=> 5 PHÚT HỌC CẤU TRÚC CÂU HỎI ĐUÔI (TAG QUESTION) ĐẦY ĐỦ, DỄ NHỚ

B. Các cấu trúc câu hỏi đuôi theo từng nhóm thì căn bản

Cấu trúc câu hỏi đuôi luôn gồm có 2 phần là mệnh đề chính + hỏi đuôi (“statement”+ “tag question“). Công thức chung cho câu hỏi đuôi sẽ có dạng:

null

Nguyên tắc hàng đầu cần nhớ khi viết câu hỏi đuôi là thể của phần hỏi đuôi luôn trái ngược với mệnh đề chính. Cụ thể:

- Mệnh đề chính là mệnh đề khẳng định thì phần đuôi sẽ ở thể phủ định.

Ví dụ: 

Snow is cold, isn’t it? (Tuyết thì lạnh phải không?)

- Mệnh đề chính là mệnh đề phủ định thì phần đuôi sẽ ở thể khẳng định.

Ví dụ: 

You don’t have a cat, do you? (Bạn không có một con mèo nào phải không?)

1. Cấu trúc câu hỏi đuôi cho nhóm thì hiện tại

Cấu trúc bên dưới được sử dụng cho cả thì hiện tại đơn và hiện tại tiếp diễn. Bạn có thể tham khảo cả thể khẳng định và phủ định để áp dụng tốt hơn. 

null

Ví dụ:

- I am handsome, aren’t I? (Tôi cũng bảnh trai phải không?)

- You are a doctor, aren’t you? (Bạn có phải là một bác sĩ không?)

- He is go to the market, isn’t he? (Anh ấy đang đi chợ phải không?)

- This pen isn’t yours, is it? (Chiếc bút này không phải của bạn phải không?)

- You are not doing your exercise, are you? (Bạn không làm bài tập phải không?)

- You like soccer, don’t you? (Bạn thích đá banh có phải không?)

- He likes eating fried rice, doesn’t he? (Anh ấy thích ăn cơm chiên phải không?)

- They don’t need a dog, do they? (Họ không cần một con chó phải không?)

2. Cấu trúc câu hỏi đuôi cho nhóm thì quá khứ

Cấu trúc của câu hỏi đuôi này sử dụng chung cho thì quá khứ đơn và quá khứ tiếp diễn, bao gồm cả thể khẳng định và thể phủ định. 

null

Ví dụ:

- We were boring, weren’t we? (Chúng ta dều buồn chán phải không?)

- He was sleeping at 10pm yesterday, wasn’t he? (Anh ấy đã đi ngủ lúc 10 giờ đúng không?)

- I wasn’t ugly, was I? (Tôi không xấu xí phải không?)

- They weren’t travel to New York , were they? (Họ đã không bay đến New York đúng không)

- We went to the zoo, didn’t we? (Chúng ta đã đi sở thú đúng không?)

- Tim ate noodle, did he? (Tim đã ăn mì phải không?)

- I didn’t have enough money, did I? (Tôi đã không có đủ tiền phải không?)

- You didn’t hate me, did you? (Bạn đã không ghét tôi phải không?)

=> BÀI TẬP THÌ QUÁ KHỨ ĐƠN HAY NHẤT CÓ ĐÁP ÁN, NẮM CHẮC SAU 10 PHÚT

3. Cấu trúc câu hỏi đuôi nhóm thì tương lai

Dưới đây là cấu trúc câu hỏi đuôi trong Tiếng Anh sử dụng cho nhóm thì tương lai. 

null

Ví dụ:

- You won’t marry me, will you? (Anh sẽ không cưới em phải không?)

=> TRỌN BỘ CÔNG THỨC VÀ BÀI TẬP THÌ TƯƠNG LAI TIẾP DIỄN HAY NHẤT

4. Cấu trúc câu hỏi đuôi cho nhóm thì hoàn thành

Đối với các thì hoàn thành, cấu trúc câu hỏi đuôi cũng theo các quy tắc như với các thì khác:

null

Ví dụ:

- He has studied here since 2020, hasn’t he? (Anh ấy đã học ở đây từ năm 2020 phải không?)

- Hoa had lived in Vietnam before moving to America, hadn’t she? (Hoa đã sống ở Việt Nam trước khi chuyển đến Mỹ phải không?)

5. Cấu trúc câu hỏi đuôi với động từ khiếm khuyết 

Các động từ khiếm khuyết bao gồm: can - could, should, may - might, must, have to… Trong đó riêng have to sẽ cần có trợ động từ đi kèm. Với những động từ này, bạn có thể áp dụng cấu trúc câu hỏi đuôi đặc biệt như sau:

null

Ví dụ:

- John must have studied harder, needn’t he? (John cần học hành chăm chỉ hơn đúng không?)

- She cannot run fast, can she? (Cô ấy không thể chạy nhanh được đúng không?)

C. Bài tập áp dụng lý thuyết cấu trúc câu hỏi đuôi

  1. Điền vào chỗ trống phần hỏi đuôi với các câu bên dưới:

1.1. They live in Rome,___?

1.2. We’re studying tomorrow,____?

1.3. It was rain yesterday,____?

1.4. He went to the airport last night,___?

1.5. They’ve been to Ha Noi,____?

1.6. He had forgotten his bag,____?

1.7. She’ll come at 8pm,____?

1.8. They’ll have finished the exam before 9am,____?

1.9. She’ll have been sleeping all day,____?

1.10. Helen must stay at home,____?

Xem thêm: 

=> SO SÁNH NHẤT VÀ SO SÁNH HƠN: ĐẦY ĐỦ CẤU TRÚC, CÁCH DÙNG & BÀI TẬP

=> CẤU TRÚC THÌ HIỆN TẠI HOÀN THÀNH DỄ NHỚ NHẤT, KÈM BÀI TẬP, ĐÁP ÁN

Trên đây là lý thuyết về cấu trúc câu hỏi đuôi và bài tập áp dụng. Langmaster hy vọng những kiến thức trên đây sẽ hữu ích cho bạn trên hành trình chinh phục ngữ pháp Tiếng Anh. Hẹn gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo nhé. 

Trung tâm tiếng Anh giao tiếp Langmaster

Trung tâm tiếng Anh giao tiếp Langmaster

Langmaster là trung tâm tiếng Anh giao tiếp DUY NHẤT trên thị trường cam kết chuẩn đầu ra theo CEFR. Không chỉ dừng lại ở việc đào tạo tiếng Anh, chúng tôi muốn truyền cảm hứng cho học viên, thay đổi niềm tin và thói quen để trở thành những người thành đạt có trách nhiệm với gia đình và xã hội!

Nội Dung Hot

KHOÁ HỌC TRỰC TUYẾN 1 KÈM 1

Khoá học trực tuyến
1 kèm 1

  • Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
  • Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
  • Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
  • Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
  • Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.

Chi tiết

null

KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM

  • Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
  • Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
  • Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...

Chi tiết

null

KHÓA HỌC OFFLINE TẠI HÀ NỘI

  • Mô hình học ACE: Học chủ động, Rèn luyện năng lực lõi và môi trường học toàn diện
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, cam kết đạt chuẩn về chuyên môn và năng lực giảng dạy.
  • Áp dụng phương pháp: Siêu phản xạ, Lập trình tư duy (NLP), ELC (Học qua trải nghiệm),...
  • Môi trường học tập toàn diện và năng động giúp học viên “đắm mình” vào tiếng Anh và nâng cao kỹ năng giao tiếp.

Chi tiết


Bài viết khác