CÂU CHỦ ĐỘNG (ACTIVE VOICE): ĐỊNH NGHĨA, CẤU TRÚC, BÀI TẬP ĐẦY ĐỦ

Mục lục [Ẩn]

  • 1. Câu chủ động là gì?
  • 2. Phân biệt câu chủ động và câu bị động
  • 3. Khi nào nên dùng câu bị động thay cho câu chủ động trong tiếng Anh?
  • 4. Cách chuyển câu chủ động sang bị động trong tiếng Anh
    • 4.1. Cách chuyển câu bị động theo các thì trong tiếng Anh
    • 4.2. Cách chuyển câu bị động với động từ khuyết thiếu (Modal Verbs)
  • 5. Bài tập câu chủ động trong tiếng Anh
    • 5.1. Hoàn thành các câu sau với dạng bị động hoặc chủ động của động từ.
    • 5.2. Chuyển các câu chủ động sau thành câu bị động.
    • 5.3. Chuyển các câu bị động sau thành câu chủ động.
  • Kết luận

Khi học tiếng Anh, chắc hẳn bạn đã từng nghe qua câu bị động và câu chủ động. Đây là những cấu trúc câu thường gặp trong các kỳ thi và sử dụng trong giao tiếp hàng ngày. Vậy câu chủ động là gì? Làm sao để chuyển câu chủ động sang bị động trong tiếng Anh? Hãy cùng tiếng Anh giao tiếp Langmaster khám phá và làm bài tập để nắm vững kiến thức về câu chủ động trong bài viết sau!

1. Câu chủ động là gì?

Theo từ điển Oxford, active (n): chủ động là dạng của động từ trong đó chủ ngữ (người hoặc vật) thực hiện hành động. Nói cách khác, câu chủ động (Active voice) có chủ ngữ là người hoặc vật thực hiện hành động nào đó lên tân ngữ.

Câu chủ động (Active voice) trong tiếng Anh

Câu chủ động (Active voice) trong tiếng Anh

Công thức câu chủ động tiếng Anh:

S + V + O

Cùng phân tích ví dụ câu chủ động trong tiếng Anh để hiểu hơn về cấu trúc này. 

Ví dụ: John asks his student to stand up. (John yêu cầu học sinh của anh ấy đứng dậy.)

Trong ví dụ trên, chủ ngữ (John) đang thực hiện hành động yêu cầu (ask) với đối tượng là học sinh của anh ấy (his students).

Ví dụ: Local artisans had restored the ancient temple. (Các nghệ nhân địa phương đã khôi phục lại ngôi chùa cổ.)

Trong câu trên, chủ ngữ (Local artisans) thực hiện hành động (restore) với đối tượng là ngôi chùa cổ (the ancient temple).

Ngược lại với câu chủ động, câu bị động (Passive voice)tân ngữ (O) là người thực hiện hành động, còn chủ ngữ (S) là đối tượng của hành động đó. Trong văn nói và văn viết, câu chủ động được sử dụng phổ biến hơn vì giúp người nói truyền đạt thông tin một cách rõ ràng, chính xác và dễ hiểu.

Xem thêm:

=> 40 CẤU TRÚC NGỮ PHÁP TRONG TIẾNG ANH CHINH PHỤC MỌI BÀI THI

=> CÂU BỊ ĐỘNG KÉP (DOUBLE PASSIVE VOICE): LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP

Ảnh minh họa

2. Phân biệt câu chủ động và câu bị động

Câu chủ động (Active Voice)

Câu bị động (Passive Voice)

Cấu trúc

S + V + O

Trong đó: 

  • Chủ ngữ thực hiện hành động
  • Tân ngữ: đối tượng của hành động

S + tobe + V3/ed + (by O)

Trong đó:

  • Chủ ngữ: đối tượng của hành động
  • Tân ngữ: người/vật thực hiện hành động

Mục đích

Nhấn mạnh chủ ngữ (người/vật) thực hiện hành động

Nhấn mạnh vào hành động và đối tượng chịu tác động

Cách phân biệt câu chủ động (active voice) và câu bị động (passive voice)

Cách phân biệt câu chủ động (active voice) và câu bị động (passive voice)

3. Khi nào nên dùng câu bị động thay cho câu chủ động trong tiếng Anh?

Câu chủ động và câu bị động là ngữ pháp phổ biến trong tiếng Anh. Tùy theo tình huống và mục đích của người nói, chúng ta sẽ chọn dùng loại câu thích hợp. Dưới đây là một số trường hợp nên ưu tiên sử dụng câu bị động thay cho câu chủ động:

  • Khi bạn muốn nhấn mạnh vào đối tượng (người hoặc vật) của hành động

Ví dụ: The art collection containing over 1156 works was lost. (Bộ sưu tập nghệ thuật chứa khoảng 1156 công trình đã bị thất lạc.)

  • Khi không biết người thực hiện hành động hoặc người thực hiện hành động không đóng vai trò quan trọng

Ví dụ: The package was delivered to the wrong address. (Kiện hàng đã bị vận chuyển tới địa chỉ sai.)

  • Trình bày một quá trình, thí nghiệm một cách khách quan trong các bài báo cáo/ nghiên cứu khoa học

Ví dụ: The chemicals were mixed in a precise ratio to achieve the desired reaction. (Các hóa chất được trộn theo tỷ lệ chính xác để đạt được phản ứng mong muốn.)

  • Khi nói về một sự thật chung chung

Ví dụ: Lessons are learned from both triumphs and failures. (Bài học được rút ra từ cả chiến thắng và thất bại.)

4. Cách chuyển câu chủ động sang bị động trong tiếng Anh

Bạn vừa tìm hiểu về một số trường hợp nên sử dụng câu bị động. Vậy làm thế nào để chuyển câu chủ động sang bị động trong tiếng Anh? Hãy làm theo 4 bước sau để viết câu bị động chuẩn chỉnh nhé!

  • Bước 1. Xác định tân ngữ trong câu chủ động và chuyển về đầu câu làm chủ ngữ.
  • Bước 2. Xác định thì của câu dựa vào dạng thức của động từ chính.
  • Bước 3. Chuyển động từ về dạng bị động “tobe + V_pp (Past Participate)”, trong đó, “tobe” được xác định theo thì của câu chủ động.
  • Bước 4. Chuyển chủ ngữ trong câu chủ động thành tân ngữ ở cuối câu, thêm “by” ở phía trước.
Cách chuyển câu chủ động (active voice) sang câu bị động (passive voice)

Cách chuyển câu chủ động (active voice) sang câu bị động (passive voice)

Ví dụ: 

Active Voice: The children eat the fried chicken.

  • Bước 1. Xác định tân ngữ

The children

eat

the fried chicken.

S

V

O

  • Bước 2. Xác định thì: Động từ trong câu chủ động là “eat”, chủ ngữ số nhiều ➞ Thì hiện tại đơn
  • Bước 3. Chủ ngữ trong câu bị động là “the fried chicken” (danh từ số ít), V3 của “eat” là “eaten” ➞ is eaten
  • Bước 4. Chuyển “the children” về cuối câu, thêm “by” phía trước ➞ by the children

Passive Voice: The fried chicken is eaten by the children.

The fried chicken

is

eaten

by the children.

Chủ ngữ

tobe

quá khứ phân từ

by + O

Lưu ý: 

  • Chỉ có ngoại động từ (transitive verbs) là động từ có tân ngữ phía sau mới có thể chuyển sang thể bị động. Nội động từ (transitive verbs) không thể chuyển sang dạng thức bị động.

Ví dụ: It rained 2 hours ago. (Trời mưa 2 tiếng trước.) ➞ Không thể chuyển sang câu bị động.

  • Nếu người/vật thực hiện hành động không xác định (people, we, they, someone, he, she) ➞ Có thể bỏ by + O

Ví dụ: Someone stole my favorite book. (Ai đó đã trộm quyển sách yêu thích của tôi) ➞ My favorite book was stolen.

4.1. Cách chuyển câu bị động theo các thì trong tiếng Anh

Cách chuyển sang câu chủ động theo các thì trong tiếng Anh

Cách chuyển sang câu chủ động theo các thì trong tiếng Anh

Thì

Câu chủ động

Câu bị động

Hiện tại đơn

The children eat the fried chicken.

The fried chicken is eaten by the children.

Hiện tại tiếp diễn

The children are eating the fried chicken.

The fried chicken is being eaten by the children.

Hiện tại hoàn thành

The children have eaten the fried chicken.

The fried chicken has been eaten by the children.

Quá khứ đơn

The children ate the fried chicken.

The fried chicken was eaten by the children.

Quá khứ tiếp diễn

The children were eating the fried chicken.

The fried chicken was being eaten by the children.

Quá khứ hoàn thành

The children had eaten the fried chicken.

The fried chicken had been eaten by the children.

Tương lai đơn

The children will eat the fried chicken.

The fried chicken will be eaten by the children.

Tương lai gần

The children are going to eat the fried chicken.

The fried chicken is going to be eaten by the children.

Xem thêm chi tiết tại:

=> CÂU BỊ ĐỘNG (PASSIVE VOICE): ĐỊNH NGHĨA, CẤU TRÚC, BÀI TẬP ĐẦY ĐỦ NHẤT

=> TẤT TẦN TẬT VỀ BẢNG ĐỘNG TỪ BẤT QUY TẮC TRONG TIẾNG ANH

Ảnh minh họa

4.2. Cách chuyển câu bị động với động từ khuyết thiếu (Modal Verbs)

Động từ khuyết thiếu (Modal verbs) có chức năng bổ nghĩa cho động từ chính để diễn tả khả năng, dự định,... Một số động từ khuyết thiếu thường gặp là: can, could, may, might, have to, must, need, should, ought to,... Nếu trong câu chủ động có động từ khuyết thiếu, bạn hãy chuyển sang câu chủ động theo cấu trúc sau đây.

Câu chủ động

Câu bị động

Động từ khuyết thiếu

S + modal verb + V0

The children can eat the fried chicken.

S + modal verb + be + V3/ed + (by O).

The fried chicken can be eaten by the children.

5. Bài tập câu chủ động trong tiếng Anh

5.1. Hoàn thành các câu sau với dạng bị động hoặc chủ động của động từ.

  1. At the award ceremony, they _____ (award) the prize to an unknown actress. 
  2. The bridge across the Red River _____ (repair) at the moment. 
  3. When I was small, I _____ often _____  (take) to the zoo by my father.
  4. I _____ (not go) to Ninh’s wedding last Sunday because I _____ (not invite).
  5. Coffee _____ (must roast) before selling. 
  6. The dishes _____ (wash) by Ninh Anh.

5.2. Chuyển các câu chủ động sau thành câu bị động.

  1. Tung Duong drew this painting.
  2. My beloved mom is preparing the dinner.
  3. Nobita has broken the vase. 
  4. Steven had thrown the rock that broke the window.
  5. An unknown generous lady donated 2 billion VNĐ to the charity.
  6. Myra gives me this beautiful dress on my birthday.

➞ I _________________________________________________________.

➞ This beautiful dress  _________________________________________.

  1. Mark is going to paint his house.
  2. We have to submit this project by tomorrow!

5.3. Chuyển các câu bị động sau thành câu chủ động.

  1. Have the plants been watered this evening?
  2. Steven will be given another chance.
  3. Our hopes of enjoying an exciting holiday were dashed by the terrible weather.
  4. Listen! That homework must be finished no later than Thursday.
  5. The wedding cake was delivered in time for the party.
  6. Criminals will be severely punished by laws.
  7. A new bridge across the Red River is going to be built by the government.
  8. Breakfast, lunch, afternoon tea and dinner are included in the price.

Ôn tập kiến thức về câu chủ động & câu bị động tại 179+ BÀI TẬP CÂU BỊ ĐỘNG (CÓ ĐÁP ÁN) HAY VÀ MỚI NHẤT!

Đáp án:

5.1. Hoàn thành các câu sau với dạng bị động hoặc chủ động của động từ.

  1. awarded
  2. is being repaired 
  3. was - taken
  4. did not go - was not invited
  5. must be roasted
  6. are being washed

5.2. Chuyển các câu chủ động sau thành câu bị động.

  1. This painting was drawn by Tung Duong.
  2. The dinner is being prepared by my beloved mom.
  3. The vase has been broken by Nobita.
  4. The rock that broke the window was thrown by Steven.
  5. 2 billion VNĐ was donated to the charity by an unknown generous lady.
  6. I was given this beautiful dress by Myra on my birthday. = This beautiful dress was given to me by Myra on my birthday.
  1. The house is going to be painted by Mark.
  2. This project has to be submitted by tomorrow!

5.3. Chuyển các câu bị động sau thành câu chủ động.

  1. Did someone water the plants this evening?
  2. Someone will give Steven another chance.
  3. The terrible weather dashed our hopes of enjoying an exciting holiday.
  4. Listen! You must finish that homework no later than Thursday.
  5. Someone delivered the wedding cake in time for the party.
  6. Laws will severely punish the criminals.
  7. The government is going to build a new bridge across the Red River.
  8. The price includes breakfast, lunch, afternoon tea and dinner.

TÌM HIỂU THÊM: 

Kết luận

Như vậy bạn tìm hiểu kiến thức về câu chủ động trong tiếng Anh. Hãy luyện tập thêm để nắm vững cách chuyển câu chủ động sang bị động, củng cố ngữ pháp để nâng cao trình độ tiếng Anh bạn nhé! Tham gia bài test miễn phí tại Langmaster và bắt đầu lộ trình học tập cá nhân hóa ngay hôm nay.

Trung tâm tiếng Anh giao tiếp Langmaster

Trung tâm tiếng Anh giao tiếp Langmaster

Langmaster là trung tâm tiếng Anh giao tiếp DUY NHẤT trên thị trường cam kết chuẩn đầu ra theo CEFR. Không chỉ dừng lại ở việc đào tạo tiếng Anh, chúng tôi muốn truyền cảm hứng cho học viên, thay đổi niềm tin và thói quen để trở thành những người thành đạt có trách nhiệm với gia đình và xã hội!

Nội Dung Hot

KHOÁ HỌC TRỰC TUYẾN 1 KÈM 1

Khoá học trực tuyến
1 kèm 1

  • Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
  • Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
  • Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
  • Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
  • Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.

Chi tiết

null

KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM

  • Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
  • Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
  • Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...

Chi tiết

null

KHÓA HỌC OFFLINE TẠI HÀ NỘI

  • Mô hình học ACE: Học chủ động, Rèn luyện năng lực lõi và môi trường học toàn diện
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, cam kết đạt chuẩn về chuyên môn và năng lực giảng dạy.
  • Áp dụng phương pháp: Siêu phản xạ, Lập trình tư duy (NLP), ELC (Học qua trải nghiệm),...
  • Môi trường học tập toàn diện và năng động giúp học viên “đắm mình” vào tiếng Anh và nâng cao kỹ năng giao tiếp.

Chi tiết


Bài viết khác