ĐẦU XUÂN KHAI TRÍ - HỌC TIẾNG ANH HẾT Ý

GIẢM GIÁ LÊN ĐẾN 10.000.000Đ

Ưu đãi cực HOT, bấm nhận ngay!

CÁCH SỬ DỤNG ĐỘNG TỪ KHUYẾT THIẾU

Trong tiếng Anh, động từ khuyết thiếu (modal verbs) là cấu trúc ngữ pháp quan trọng, có chức năng bổ nghĩa cho động từ chính. Tuy nhiên, cách sử dụng động từ khuyết thiếu như thế nào? Hãy cùng Langmaster tìm hiểu ngay dưới đây.

1. Động từ khuyết thiếu là gì?

Động từ khuyết thiếu (modal verbs) là những động từ được sử dụng nhằm bổ nghĩa cho động từ chính, dùng để diễn tả khả năng, dự định, sự cấm đoán hay sự cần thiết,... Một số động từ khuyết thiếu phổ biến trong tiếng Anh như: Can, could, may, should, might, must, will, would, shall,...

null

Động từ khuyết thiếu là gì?

Ví dụ:

- He can play football very well (Anh ấy có thể chơi bóng đá rất hay đấy)

- Ma'am, may I go out? (Thưa cô, em có thể ra ngoài chút được không?)

2. Đặc điểm của động từ khuyết thiếu

Thông thường, động từ khuyết thiếu sẽ không mang đầy đủ tính chất, chức năng giống như các động từ thường. Vì thế, khi sử dụng chúng bạn cần lưu ý như sau:

null

Đặc điểm của động từ khuyết thiếu

2.1 Không cần chia theo ngôi số ít hay số nhiều

Các động từ khuyết thiếu không phải chia theo số ít, số nhiều. Thay vào đó, chi sử dụng ở thì hiện tại và thì quá khứ.

Thì hiện tại: may, should, can, will, ought to, had better

Thì quá khứ: might, should, could, would, ought to, had better

Ví dụ:

- My brother can speak English fluently (Anh trai của tôi có thể nói tiếng Anh thành thạo)

- My mother can cook rice very well (Mẹ tôi có thể nấu cơm rất ngon)

2.2 Không có dạng nguyên mẫu, không có to hay các dạng phân từ khác

Khác với các động từ thường, động từ khuyết thiếu không có các dạng nguyên mẫu, không có to hay các dạng phân từ khác.

Ví dụ:

- Lan can dance very well (Lan có thể nhảy rất đẹp)

- My friend will go to Paris next week (Bạn của tôi sẽ đi du lịch Paris vào tuần tới)

2.3 Không cần đi kèm với trợ động từ trong câu hỏi Yes/No

Đối với các câu hỏi Yes/No thì các động từ khuyết thiếu không cần đi kèm với trợ động từ.

Ví dụ: Can you go to the movies with us? (Bạn có thể đi xem phim cùng chúng tôi không?)

2.4 Có cách dùng tương đối như một trợ động từ trong câu

Động từ khuyết thiếu thường được sử dụng đứng trước động từ chính và sẽ bổ nghĩa cho động từ đó. Vì thế, có cách dùng tương đối như đối với một trợ động từ.

Ví dụ: I will go to Cat Ba beach next Sunday. (Tôi sẽ đi tới biển Cát Bà vào chủ nhật tới đây.)

Xem thêm:

=> TẤT CẢ CÁC CÁCH CHIA ĐỘNG TỪ TRONG TIẾNG ANH ĐẦY ĐỦ NHẤT!

=> ĐỘNG TỪ GHÉP TRONG TIẾNG ANH VÀ TOÀN BỘ KIẾN THỨC BẠN CẦN BIẾT

Đăng ký test

3. Cách sử dụng động từ khuyết thiếu

Cấu trúc chung của động từ khuyết thiếu: S + modal verb + V - infinitive

Tuy nhiên, đối với các động từ khác nhau lại có cách sử dụng khác nhau. Hãy cùng Langmaster tìm hiểu ngay dưới đây:

3.1 Cách sử dụng động từ khuyết thiếu Can

Cấu trúc khẳng định: S + can + V-infinitive + O

Cấu trúc phủ định: S + can not /can’t + V-infinitive + O

Cấu trúc nghi vấn: Can + S + V-infinitive + O?

- Dùng để chỉ khả năng của người, vật trong thời điểm hiện tại

Ví dụ: She can speak English (Cô ấy có thể nói tiếng Anh)

- Chỉ sự xin phép, cho phép hoặc lời đề nghị, yêu cầu

Ví dụ: Can I use your laptop? (Tôi có thể dùng laptop của bạn được không?)

null

Cách sử dụng động từ khuyết thiếu Can

3.2 Cách sử dụng động từ khuyết thiếu May

Cấu trúc khẳng định: S + may + V-infinitive + O

Cấu trúc phủ định: S + may not + V-infinitive + O

Cấu trúc nghi vấn: May + S + V-infinitive + O?

- Dùng để diễn tả khả năng xảy ra cao của một sự việc, hiện tượng

Ví dụ: I may go to Ho Chi Minh city tomorrow (Tôi có thể đến thành phố Hồ Chí Minh vào ngày mai)

- Xin phép ai đó khi làm gì

Ví dụ: May I open the door? (Tôi có thể mở cửa chứ?)

3.3 Cách sử dụng động từ khuyết thiếu Should

Cấu trúc khẳng định: S + should + V-infinitive + O

Cấu trúc phủ định: S + should not /shouldn’t + V-infinitive + O

Cấu trúc nghi vấn: Should + S + V-infinitive + O?

- Dùng để chỉ một lời khuyên

Ví dụ: He should tell her the truth (Anh ấy nên nói cho cô ấy biết sự thật)

- Dùng để nói về một sự suy luận logic

Ví dụ: I have revised so I should be ready for the test (Tôi đã ôn bài rồi nên tôi phải sẵn sàng cho bài kiểm tra)

3.4 Cách sử dụng động từ khuyết thiếu Must

Cấu trúc khẳng định: S + must + V-infinitive + O

Cấu trúc phủ định: S + must not/mustn’t + V-infinitive + O

Cấu trúc nghi vấn: Must + S + V-infinitive + O?

null

Cách sử dụng động từ khuyết thiếu Must

- Dùng để diễn tả sự cần thiết, bắt buộc ở hiện tại hoặc tương lai

Ví dụ: You must obey the police’s guide (Bạn phải tuân thủ theo sự chỉ dẫn của cảnh sát)

- Diễn tả sự bắt buộc đến từ phía người nói (cảm xúc và mong muốn của người nói)

Ví dụ: I really must stop smoking (Thực sự tôi phải bỏ thuốc lá thôi)

- “Must not/Mustn’t” được dùng để chỉ sự cấm đoán

Ví dụ: We mustn’t sit here (Chúng ta không được phép ngồi đây)

Xem thêm:

=> TỔNG HỢP KIẾN THỨC VỀ TỪ LOẠI TRONG TIẾNG ANH KHÔNG THỂ BỎ QUA!

=> DANH ĐỘNG TỪ TRONG TIẾNG ANH LÀ GÌ VÀ NHỮNG TRƯỜNG HỢP ĐI KÈM

3.5 Cách sử dụng động từ khuyết thiếu Shall

Cấu trúc khẳng định: S + shall + V-infinitive + O

Cấu trúc phủ định: S + shall not + V-infinitive + O

Cấu trúc nghi vấn: Shall + S + V-infinitive + O?

- Dùng trong cấu trúc thì tương lai (với chủ ngữ I và we)

Ví dụ: I shall go to the supermarket tomorrow (Tôi sẽ đi siêu thị vào ngày mai)

- Diễn tả một lời hứa, một sự quả quyết hay mối đe dọa

Ví dụ: Don’t worry! I shall complete it tonight (Đừng lo, tôi sẽ hoàn thành nó vào tối nay)

3.6 Cách sử dụng động từ khuyết thiếu Could

Cấu trúc khẳng định: S + could + V-infinitive + O

Cấu trúc phủ định: S + could not /couldn’t + V-infinitive + O

Cấu trúc nghi vấn: Could + S + V-infinitive + O?

- Diễn tả điều gì đó có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai nhưng không chắc chắn

Ví dụ: The phone is ringing. It could be Diana (Điện thoại đang rung chuông. Có thể là Diana gọi)

- Thể hiện sự xin phép hoặc yêu cầu lịch sự hơn “can”

Ví dụ: Could you receive the parcel for me? (Bạn có thể nhận bưu phẩm hộ tôi được không)?

- Diễn tả khả năng của người, vật trong quá khứ

Ví dụ: I could speak English when I was seven (Tôi có thể nói tiếng Anh khi tôi 7 tuổi)

3.7 Cách sử dụng động từ khuyết thiếu Would

Cấu trúc khẳng định: S + would + V-infinitive + O

Cấu trúc phủ định: S + would not /wouldn't + V-infinitive + O

Cấu trúc nghi vấn: Would + S + V-infinitive + O?

null

Cách sử dụng động từ khuyết thiếu Would

- Dùng để diễn tả một giả định ở quá khứ hoặc một dự đoán về tình huống có thể xảy ra trong tương lai

Ví dụ: He was so tired. He would get up late tomorrow (Anh ấy đã rất mệt. Ngày mai anh ấy chắc sẽ dậy muộn)

- Dùng trong lời mời, yêu cầu một cách lịch sự

Ví dụ: Would you like to go out with me tonight? (Bạn có muốn ra ngoài cùng tôi tối nay không?)

3.8 Cách sử dụng động từ khuyết thiếu Might

Cấu trúc khẳng định: S + might + V-infinitive + O

Cấu trúc phủ định: S + might not + V-infinitive + O

Cấu trúc nghi vấn: Might + S + V-infinitive + O?

- Dùng để diễn tả khả năng xảy ra của một sự việc thấp

Ví dụ: We might win the prize but I doubt it (Chúng ta có thể thắng giải thưởng nhưng tôi nghi ngờ chuyện đó)

- Dùng để xin phép khi làm gì đó một cách trang trọng hơn

Ví dụ: Might I have a little more wine? (Tôi có thể xin thêm chút rượu nữa được không?)

3.9 Cách sử dụng động từ khuyết thiếu Will

Cấu trúc khẳng định: S + will + V-infinitive + O

Cấu trúc phủ định: S + will not /won’t + V-infinitive + O

Cấu trúc nghi vấn: Will + S + V-infinitive + O?

- Dùng để dự đoán hoặc diễn đạt các sự việc, các tình huống sẽ xảy ra trong tương lai

Ví dụ: Next month, I will go to Paris (Tháng sau, tôi sẽ đi Paris)

- Dùng để đưa ra một quyết định ngay thời tại thời điểm nói

Ví dụ: I will go to the store right now (Tôi sẽ đi đến cửa hàng ngay bây giờ)

- Dùng để đưa ra lời yêu cầu, lời mời hay lời đề nghị

Ví dụ: Will you have dinner with me? (Bạn sẽ đi ăn tối cùng tôi chứ?)

Xem thêm:

=> CÁCH SỬ DỤNG CỤM ĐỘNG TỪ TRONG TIẾNG ANH “MƯỢT’ NHƯ NGƯỜI BẢN XỨ

=> BẢNG 360 ĐỘNG TỪ BẤT QUY TẮC TRONG TIẾNG ANH ĐẦY ĐỦ NHẤT NĂM

3.10. Cách sử dụng động từ khuyết thiếu Need

Sử dụng như một động từ thường

1. Với chủ từ là các vật thể sống như người , động vật và thường là mang nghĩa chủ động

Cấu trúc được sử dụng: S+Need+to V+O(nếu cần thiết)

Ví dụ: You need to hurry , unless you can catch the bus.

2. Với chủ từ là những danh từ chỉ vật và không có chức năng thực hiện hành động.

Cấu trúc được sử dụng: S+Need+Ving

Ví dụ: The car need repairing after a long journey.

* Lưu ý: Có thể thay thế cấu trúc need +Ving bằng cấu trúc Need+to be+PP.

Ví dụ The car need repairing after a long journey.

<=>The car need to be repaired after a long journey.

Ngoài ra có thể thay thế need bằng in the need of mà nghĩa trong câu vẫn không thay đổi.

Ví dụ: He needs an assistant =He is in need of assistant.

Đóng vai trò như một modal verb hoặc làm trợ động từ :

Ví dụ:

You need focus on your project (Vai trò modal verb)

You need not pay money for your meal (Vai trò trợ động từ)

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU - Fake Tết

>> ĐĂNG KÝ CÁC KHOÁ HỌC TIẾNG ANH

3.11. Cách sử dụng động từ khuyết thiếu Used to/Get used to/Be used to

Cấu trúc với Used to

Used to+V: Diễn tả một hành động, một thói quen trong quá khứ và không còn thực hiện ở hiện tại.

Ví dụ: We used to swim once a week when we were young.

Cấu trúc Get used to

Get used to+Ving/Noun: Diễn tả sự thích nghi một sự việc tại thời điểm hiện tại.

Ví dụ: He move to New York and now he is getting used to adapting the industrial life.

Cấu trúc To be used to

To be used to +Ving/Noun: Diễn một hành động , một thói quen đang diễn ra trong hiện tại.

Ví dụ: They are used to playing football at weekend.

3.12. Cách sử dụng động từ khuyết thiếu Ought to

Diễn tả một sự việc đáng lẽ nên làm mà đã không làm

Ví dụ: We ought to focus on the lecture.

Diễn tả một sự việc gần đúng hay rất có thể đúng

Ví dụ: If we left home at 10:00, we ought to be here any minute now.

Diễn tả một sự dự đoán một hành động trong tương lai

Ví dụ: Our team ought to win the match tomorrow

“Ought to +PP” diễn tả việc không đồng ý với hành động đã làm trong quá khứ

Ví dụ: She ought not to have spent all that money on such a thing

2.13. Cách sử dụng động từ khuyết thiếu Dare

Diễn tả sự thách thức

Ví dụ: He didn’t dare (to) say anything = He dared not say anything.

“I dare say/I daresay” diễn tả một sự khẳng định hay một sự thừa nhận.

Ví dụ:

I daresay there will be a restaurant at the end of the train.

I daresay you are right.

Diễn tả sự tức giận với cấu trúc”How dare/dared +S+V”

Ví dụ: How dared you steal my laptop!

4. Bài tập về động từ khuyết thiếu

Bài tập:

Bài 1: Điền trợ động từ can, may, ought to, must, should, might, will, wouldn’t vào chỗ trống

  1. She ……………………… tell me the truth for your own good.
  2. Quan ……………………… find his shoes anywhere.
  3. They ……………………… arrive on time or else they will be in trouble.
  4. My son ……………………… shoot the basketball at the rim.
  5. ……………………… you let me know the time?

Bài 2: Viết lại các câu sau sao cho nghĩa không đổi

  1. Perhaps Lan knows the address. (may)

→  Lan………………………………………….

  1. It’s possible that Tien didn’t receive my message. (might)

→  Tien ………………………………………….

  1. The report must be on her desk tomorrow. (has)

→  The report………………………………………….

  1. I managed to finish all my work. (able)

→  I………………………………………….

  1. It was not necessary for my friend to clean the flat. (didn’t)

→  My friend………………………………………….

Đáp án

Bài 1:

  1. Should
  2. Couldn’t
  3. Ought to
  4. Can
  5. May

Bài 2:

  1. Lan may know the address
  2. Tien mightn’t have received my message
  3. The report has to be on her desk tomorrow
  4. I was able to finish all my work
  5. My friend didn’t need to clean the flat

Phía trên là toàn bộ về cách sử dụng các động từ khuyết thiếu để bạn tham khảo. Hy vọng sẽ giúp ích cho quá trình tự học tiếng Anh của bạn. Ngoài ra, đừng quên truy cập Langmaster thường xuyên để cập nhật các bài học tiếng Anh mới nhất mỗi ngày nhé.

Ms. Chu Nguyễn Diệu Linh
Tác giả: Ms. Chu Nguyễn Diệu Linh
  • 9.0 VSTEP
  • Thạc sĩ ngành Phương pháp Giảng dạy tại Đại học Ngoại Ngữ - ĐHQG HN
  • 5 năm kinh nghiệm giảng tiếng Anh

Nội Dung Hot

KHOÁ HỌC TRỰC TUYẾN 1 KÈM 1

KHÓA HỌC TRỰC TUYẾN 1 KÈM 1

  • Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
  • Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
  • Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
  • Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
  • Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.

Chi tiết

null

KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM

  • Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
  • Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.0 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
  • Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...

Chi tiết

null

KHÓA HỌC TRỰC TUYẾN NHÓM

  • Học theo nhóm (8-10 người), môi trường học tương tác và giao tiếp liên tục.
  • Giáo viên đạt tối thiểu 7.0 IELTS/900 TOEIC.
  • Học online chất lượng như offline.
  • Chi phí tương đối, chất lượng tuyệt đối.
  • Kiểm tra đầu vào, đầu ra và tư vấn lộ trình miễn phí

Chi tiết


Bài viết khác

LANGMASTER
Thông tin chỉ mang tính tham khảo, được tư vấn bởi Trí Tuệ Nhân Tạo