Phương pháp học của người Việt Nam lâu nay là lấy giáo viên làm trung tâm, thầy cô giảng bài theo một chiều và nhồi nhét quá nhiều kiến thức. Trong khi đó, học viên chỉ là người nghe một cách thụ động, ít có cơ hội tương tác, tập phản xạ. Chính điều này đã khiến cho tiếng Anh trở thành nỗi ám ảnh của nhiều thế hệ người Việt. Gây nên tình trạng học đối phó và áp lực lớn mỗi khi nghĩ đến tiếng Anh. Việc ứng dụng những phương pháp tiên tiến trên thế giới sẽ phần nào giúp việc học tiếng Anh trở nên dễ dàng và hứng thú hơn.
TPR (Total Physical Response) - phản xạ toàn thân, là phương pháp giảng dạy ngôn ngữ do James Asher, giáo sư tâm lý học tại Đại học San José State University phát triển vào những năm 1960. Hiện tại, TPR được mệnh danh là phương pháp học ngoại ngữ ưu việt và toàn diện nhất. Phương pháp dựa trên sự phối hợp giữa ngôn ngữ và vận động thể chất, tập trung vào người học và giúp họ phát triển ngôn ngữ thứ hai một cách tự nhiên. Với phương pháp này, người học cần vận động cơ thể để phản ứng và tương tác với những hiệu lệnh bằng lời nói của giáo viên.
TPR được Tiến sĩ James Asher đưa vào giảng dạy tại hàng trăm trường tiểu học, trung học, đại học, trong đó có các trường top đầu danh tiếng như Đại học California, Đại học Stanford, Đại học Cambridge. TPR được nghiên cứu xuất phát từ
3 giả thuyết khoa học nền tảng:
Ngôn ngữ được học chủ yếu
bằng cách lắng nghe
Việc học ngôn ngữ cần có
sự tham gia của bán cầu
não phải
Học ngôn ngữ không nên
liên quan đến bất kỳ
sự căng thẳng nào
Thông thường, kĩ năng đọc - viết của người học ngoại ngữ sẽ tốt hơn kĩ năng nghe - nói. Ứng dụng TPR là một việc làm cần thiết giúp người học cải thiện 2 kĩ năng quan trọng này.
TPR yêu cầu học viên phải phản ứng ngay lập tức. Vì không có thời gian để suy nghĩ, học viên sẽ tạo được thói quen không phức tạp hóa ngôn ngữ, làm quen với việc ứng biến hay phỏng đoán dựa theo ngữ cảnh.
Việc lặp lại kiến thức nhiều lần và theo chu kỳ sẽ tạo ra một hiệu ứng ghi nhớ kỳ diệu.
TPR không yêu cầu học viên phải tự nói được. Nếu được thực hành đúng cách, học viên sẽ luôn hiểu rõ bài học trong quá trình luyện tập TPR, tăng sự tự tin cũng như giảm thiểu bộ lọc hiệu quả.
Vì TPR không yêu cầu sử dụng đến não trái, đến tư duy phân tích của học viên, nhờ vậy tạo cơ hội cho tất cả học viên “tỏa sáng” trong lớp.
Không khí lớp học cực kỳ thoải mái, không áp lực, khi có lỗi sai chỉ là một phần của việc học. Đặc biệt giáo viên khuyến khích học viên tìm ra câu trả lời, học viên sẽ chủ động nạp kiến thức một cách tự nhiên và thú vị nhất.
Đây là nội dung vô cùng quan trọng đối với việc học tiếng Anh và nó cũng là cốt lõi của phương pháp TPR. Các hoạt động được thiết kế nhằm kích thích tối đa não phải, sẽ được tổ chức thường xuyên trong các buổi học và các buổi dã ngoại để học viên phát huy hết khả năng tiếp thu kiến thức, tăng cường khả năng phản xạ ngôn ngữ cũng như tạo ra được niềm đam mê học tiếng Anh.
Chương trình được thiết kế để biến việc học ngôn ngữ thành một trò chơi. Niềm vui sẽ giúp học viên chủ động tìm hiểu mà không ngại mắc sai lầm. Các câu truyện hài hước, có hình ảnh, video minh họa sẽ rất thu hút sự quan tâm của học viên, sự tập trung vào bài học sẽ giúp bạn tiếp thu ngôn ngữ một cách nhanh và hiệu quả nhất.
Lắng nghe (Listen): Nghe phát âm của từ hoặc cụm từ.
Tưởng tượng (Imagination): Hình dung khung cảnh mà từ đó diễn ra
một cách thật sống động và chi tiết.
Hành động (Action): Đứng lên và dùng cả cơ thể diễn tả lại từ
hoặc cụm từ vừa tưởng tượng.
Cảm xúc (Emotion): Gắn từ hoặc cụm từ đang học với một
cảm xúc cụ thể (cảm xúc càng mạnh càng tốt).
|