HỌC PHÁT ÂM BẢNG PHIÊN ÂM IPA CHUẨN QUỐC TẾ CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
Mục lục [Ẩn]
- I. Tổng quan về bảng phiên âm IPA
- 1. IPA là gì?
- 2. Tầm quan trọng của bảng phiên âm IPA
- II. Hướng dẫn phát âm bảng phiên âm IPA chi tiết
- 1. Học phát âm tiếng Anh chuẩn - 20 nguyên âm
- 2. Học phát âm tiếng Anh chuẩn - 24 phụ âm
Phát âm chuẩn kỹ năng quan trọng nếu muốn nghe nói tiếng Anh tự tin, thành thạo. Tại sao lại nói như vậy? Bảng phiên âm tiếng Anh IPA (hay mọi người hay gọi là bảng phát âm IPA) là gì mà được đánh giá là một trong những phần cơ bản nhưng quan trọng nhất khi bắt đầu học tiếng Anh giao tiếp? Cùng Langmaster tìm hiểu chi tiết trong bài viết nhé!
I. Tổng quan về bảng phiên âm IPA
1. IPA là gì?
Bảng ký hiệu ngữ âm quốc tế (viết tắt là IPA - International Phonetic Alphabet) là hệ thống các ký hiệu ngữ âm được các nhà ngôn ngữ học tạo ra và sử dụng nhằm thể hiện các âm tiết trong mọi ngôn ngữ một cách chuẩn xác và riêng biệt. Cách phát âm IPA được phát triển bởi Hội Ngữ âm Quốc tế với mục đích trở thành tiêu chuẩn phiên âm cho mọi thứ tiếng trên thế giới.
Bảng phiên âm IPA tiếng Anh cấu thành từ 44 âm (sounds), trong đó có 20 nguyên âm (vowels) và 24 phụ âm (consonants). Trong nguyên âm có nguyên âm đôi và nguyên âm đơn. Các âm kết hợp với nhau hình thành cách phát âm của từ và mỗi từ sẽ có trọng âm từ tương ứng.
Ký hiệu:
- Vowels - Nguyên âm
- Consonants: Phụ âm
- Monophthongs: Nguyên âm ngắn
- Diphthongs: Nguyên âm dài
XEM THÊM:
=> MẤT GỐC TIẾNG ANH NÊN BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU
=> 52 CHỦ ĐỀ TIẾNG ANH GIAO TIẾP CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU ĐƠN GIẢN VÀ HIỆU QUẢ
=> 40 CHỦ ĐỀ TỰ HỌC TIẾNG ANH GIAO TIẾP CHO NGƯỜI ĐI LÀM TỰ TIN THĂNG TIẾN
2. Tầm quan trọng của bảng phiên âm IPA
Trong tiếng Anh, bảng phiên âm IPA hoàn toàn khác với bảng chữ cái Alphabet, do đó khi nhìn vào chữ viết thôi thì chúng ta sẽ khó có thể phát âm chính xác. Chính vì vậy, để đọc chuẩn các từ tiếng Anh chúng ta phải học bảng phiên âm của nó, sau đó nhìn vào phiên âm tiếng Anh của nó để phát âm chuẩn xác. Về sau khi đã giao tiếp nhiều và quen thuộc với nhiều từ vựng theo từng chủ đề chúng ta sẽ tự nhớ phát âm từ đó mà không cần tra từ điển nữa.
Về kỹ năng nghe: Khi bạn biết các âm phát âm chính xác như thế nào, bạn sẽ rất dễ dàng nhận ra chúng khi nghe. Ví dụ nếu bạn biết về IPA, khi ai đó nói rằng /ɪˈstæblɪʃ/ thì bạn sẽ biết từ này là establish từ đó dễ dàng hiểu nghĩa của từ.
Về kỹ năng nói: Khi đã nắm rõ các âm trong IPA, bạn sẽ dễ dàng phát âm chuẩn 1 từ, đồng nghĩa với việc người nghe cũng sẽ hiểu bạn nói gì.
Ngoài ra, việc nắm chắc bảng phiên âm IPA sẽ giúp bạn:
- Nắm rõ được từ và phiên âm của các từ
- Là nền tảng vững chắc cho việc giao tiếp chuẩn như người bản ngữ
- Bổ trợ cho kỹ năng Tiếng Anh khác như nhận biết âm tiết, nhấn trọng âm, ngữ điệu.
Một ví dụ để thấy tầm quan trọng bảng phiên âm IPA
Ta có từ này: LIVE
- /lɪv/ (động từ): sống
Ex: I live in London (Tôi sống ở thành phố London).
- /laɪv/ (tính từ, trạng từ): trực tiếp.
Ex: Hồ Ngọc Hà live concert (buổi trình diễn âm nhạc trực tiếp của ca sĩ Hồ Ngọc Hà).
-> Cặp từ này giống nhau về cách viết nhưng phát âm và nghĩa của từ khác nhau.
Hay ví dụ khác:
- Cite /sait/ (v) = trích dẫn
- Site /sait/ (n) = địa điểm, khu đất.
- Sight /sait/ (n) = quang cảnh, cảnh tượng
Ba từ này thì phát âm đều giống nhau nhưng cách viết và nghĩa của từ khác nhau.
Đây là những trường hợp tiêu biểu mà bạn có thể thấy rõ sự khác biệt của mặt chữ - phát âm – nghĩa của từ.
II. Hướng dẫn phát âm bảng phiên âm IPA chi tiết
1. Học phát âm tiếng Anh chuẩn - 20 nguyên âm
Nguyên âm là những dao động của dây thanh quản, là những âm được phát ra không bị cản trở khi luồng khí từ thanh quản lên môi.
Nguyên âm có thể tự đứng riêng biệt hoặc đứng trước/sau các phụ âm để tạo thành tiếng trong lời nói.
Dựa theo âm từ thanh quản nên khi phát âm, bạn cần cử động lưỡi,môi, lấy hơi để phát âm chuẩn.
[banner=11]
>> ĐĂNG KÝ CÁC KHOÁ HỌC TIẾNG ANH
- Khóa học tiếng Anh giao tiếp TRỰC TUYẾN 1 kèm 1
- Khóa học tiếng Anh giao tiếp dành riêng cho người đi làm
- Khóa học tiếng Anh giao tiếp TRỰC TUYẾN NHÓM
- Test trình độ tiếng Anh miễn phí
- Đăng ký nhận tài liệu tiếng Anh
1.1. Nguyên âm đơn
Trong tiếng Anh, nguyên âm đơn sẽ gồm 2 loại: nguyên âm đơn ngắn / nguyên âm đơn dài. Nguyên âm dài thường được ký hiệu (:) để phân biệt với các nguyên âm ngắn. Khi ta phát âm, các nguyên âm dài luôn phải nhấn mạnh và kéo dài hơi hơn các nguyên âm ngắn.
Nguyên âm đơn ngắn: /ɪ/, /e/, /ə/, /æ/, /ʊ/, /ʌ/, /ɒ/
Nguyên âm đơn dài: /iː/, /ɔː/, /ɜː/, /uː/, /ɑː/
1.1.1 Học phát âm nguyên âm đơn ngắn
1. Phát âm /ɪ/ - it /ɪt/
Âm i ngắn phát âm giống âm “i” của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn ( = 1/2 âm i), môi hơi mở rộng sang hai bên, lưỡi hạ thấp.
Ex: it /ɪt/, sit /sɪt/, ship /ʃɪp/
2. Phát âm /ʊ/ - look /lʊk/
Âm “u” ngắn, na ná âm “ư” của tiếng Việt, không dùng môi để phát âm này mà đẩy hơi rất ngắn từ cổ họng. Môi hơi tròn, lưỡi hạ thấp.
Ex: look /lʊk/, cook /kʊk/, foot /fʊt/
3. Phát âm /e/ - bed /bed/
Giống âm “e” của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn. Mở rộng hơn so với khi phát âm âm / ɪ /. Lưỡi hạ thấp hơn so với âm / ɪ /.
Ex: pen /pen/, bed /bed/, ten /ten/
4. Phát âm /ə/ - doctor /ˈdɑːktər/
Giống âm “ơ” của tiếng Việt nhưng âm /ə/ phát âm rất ngắn và nhẹ. Môi hơi mở rộng, lưỡi thả lỏng
Ex: doctor /ˈdɑːktər/, dinner /ˈdɪnər/, father /ˈfɑːðər/
XEM THÊM:
=> QUY TRÌNH HỌC TIẾNG ANH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU HIỆU QUẢ NHẤT
=> PHƯƠNG PHÁP HỌC TIẾNG ANH HIỆU QUẢ NHẤT THẾ GIỚI HIỆN NAY
5. Phát âm /ɒ/ - not /nɒt/
Âm “o” ngắn, tương tự âm o của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn. Hơi tròn môi, lưỡi hạ thấp.
Ex: not /nɒt/, hot /hɒt/, dog /dɒɡ/
6. Phát âm /æ/ - cat /kæt/
Âm “a bẹt”, hơi lai giữa âm “a” và “e”, cảm giác âm bị đè xuống. Miệng mở rộng, môi dưới hạ thấp xuống, lưỡi được hạ rất thấp.
Ex: cat /kæt/, dad /dæd/, fat /fæt/
7. Phát âm /ʌ/ - cup /kʌp/
Hơi giống âm “ă” của tiếng Việt, hơi lai giữa âm “ă” và âm “ơ”, phải bật hơi ra. Miệng thu hẹp, lưỡi hơi nâng lên cao.
Ex: cup /kʌp/, up /ʌp/, sun /sʌn/
1.1.2. Học phát âm nguyên âm đơn dài
8. Phát âm /i:/ - sheep /ʃiːp/
Âm “i dài”, kéo dài âm “i”, âm phát trong khoang miệng chứ không thổi hơi ra. Môi mở rộng sang hai bên như đang mỉm cười, lưỡi nâng cao lên.
Ex: be /biː/, eat /iːt/, tea /tiː/
9. Phát âm /u:/ - blue /bluː/
Âm “u” dài, kéo dài âm “u”, âm phát trong khoang miệng chứ không thổi hơi ra. Khẩu hình môi tròn. Lưỡi nâng cao lên.
Ex: blue /bluː/, shoes /ʃuː/, cool /kuːl/
10. Phát âm /ɜ:/ - girl /ɡɝːl/
Âm “ơ” cong lưỡi, phát âm âm /ɘ/ rồi cong lưỡi lên, âm phát trong khoang miệng. Môi hơi mở rộng, lưỡi cong lên, chạm vào vòm miệng trên khi kết thúc âm.
Ex: girl /ɡɜːrl/, bird /bɜːrd/, first /fɜːrst/
11. Phát âm /ɔ:/ - door /dɔːr/
Phát âm “o” cong lưỡi, phát âm âm o như tiếng Việt rồi cong lưỡi lên, âm phát trong khoang miệng. Tròn môi, lưỡi cong lên, chạm vào vòm miệng trên khi kết thúc âm.
Ex: door /dɔːr/, four /fɔːr/, ball /bɔːl/
12. Phát âm /ɑ:/ - far /fɑːr/
Âm “a dài” phát âm giống âm “a” kéo dài, âm phát ra trong khoang miệng, miệng mở rộng, lưỡi hạ thấp.
Ex: far /fɑːr/, car /kɑːr/, park /pɑːrk/
XEM THÊM:
=> TOP 12 TRUNG TÂM TIẾNG ANH UY TÍN TẠI HÀ NỘI DẪN ĐẦU VỀ CHẤT LƯỢNG
=> NGƯỜI ĐI LÀM BẬN RỘN NÊN TỰ HỌC TIẾNG ANH HAY TỚI TRUNG TÂM?
1.2. Nguyên âm đôi
Nguyên âm đôi trong tiếng Anh được cấu thành từ 2 nguyên âm đơn gồm có 8 nguyên âm đôi. Đối với nguyên âm đôi, chúng ta sẽ không phát âm theo từng âm một, mà chúng ta sẽ kết hợp chúng lại. Khi kết hợp, chúng ta sẽ phát âm đầu là âm chính và âm thứ hai là âm kết thúc.
13. Phát âm /ɪə/ - here /hɪə(r)/
Đọc âm / ɪ / rồi chuyển dần sang âm /ə/. Môi từ dẹt thành hình tròn dần, lưỡi thụt dần về phía sau.
Ex: hear /hɪə(r)/, beer /bɪə(r)/, near /nɪə(r)/
14. Phát âm /ʊə/ - poor /pʊə(r)/
Đọc âm /ʊ/ rồi chuyển dần sang âm /ə/. Môi mở rộng dần, nhưng không mở rộng, lưỡi đẩy dần ra phía trước.
Ex: poor /pʊə(r)/, tour /tʊə(r)/, cure /kjʊə(r)/
15. Phát âm /eə/ - hair /heər/
Đọc âm /e/ rồi chuyển dần sang âm /ə/, hơi thu hẹp môi, Lưỡi thụt dần về phía sau.
Ex: hair /heə(r)/, chair /tʃeə(r)/, pear /peə(r)/
16. Phát âm /eɪ/ - play /pleɪ/
Đọc âm / e / rồi chuyển dần sang âm / ɪ /, môi dẹt dần sang hai bên, lưỡi hướng dần lên trên
Ex: play /pleɪ/, day /deɪ/, face /feɪs/
17. Phát âm /ɔɪ/ - boy /bɔɪ/
Đọc âm /ɔ:/ rồi chuyển dần sang âm /ɪ/, môi dẹt dần sang hai bên, lưỡi nâng lên và đẩy dần ra phía trước.
Ex: boy /bɔɪ/, toy /tɔɪ/, oil /ɔɪl/
18. Phát âm /aɪ/ - my /maɪ/
Đọc âm / ɑ: / rồi chuyển dần sang âm /ɪ/, môi dẹt dần sang hai bên, lưỡi nâng lên và hơi đẩy ra phía trước.
Ex: sky /skaɪ/, night /naɪt/, my /maɪ/
19. Phát âm /əʊ/ - show /ʃəʊ/
Đọc âm / ə/ rồi chuyển dần sang âm / ʊ /, môi từ hơi mở đến hơi tròn, lưỡi lùi dần về phía sau.
Ex: go /ɡəʊ/, close /kləʊz/, know /nəʊ/
20. Phát âm /aʊ/ - cow /kaʊ/
Đọc âm / ɑ: / rồi chuyển dần sang âm /ʊ/, môi tròn dần, lưỡi hơi thụt dần về phía sau.
Ex: house /haʊs/, mouse /maʊs/, couch /kaʊtʃ/
XEM THÊM:
=> REVIEW CÁC KHÓA HỌC TIẾNG ANH TẠI LANGMASTER, CÓ GÌ HOT TỚI VẬY?
=> Top 04 khóa học tiếng Anh Online cho người mất gốc
2. Học phát âm tiếng Anh chuẩn - 24 phụ âm
Phụ âm là âm phát ra mà khí từ thanh quản lên môi bị cản trở như răng, môi va chạm môi. Phụ âm sẽ không bao giờ đi riêng lẻ mà phải đi cùng nguyên âm tạo thành từ mới phát được thành tiếng trong lời nói.
Trong bảng phát âm tiếng Anh chuẩn quốc tế IPA, phụ âm có tổng cộng 24 âm.
Phụ âm được chia thành 3 nhóm khác nhau để bạn dễ dàng hình dung gồm: Phụ âm vô thanh, phụ âm hữu thanh, các nhóm phụ âm còn lại
Các phụ âm có thể nằm ở đầu, giữa hay cuối mỗi từ.
Ví dụ:
Pen / pen / /p/ nằm ở đầu từ
Open /ˈəʊpən/ /p/ nằm ở giữa từ
Help /help/ /p/ nằm ở cuối từ
2.1. Phụ âm vô thanh
21.Phát âm /p/ - Pen /pen/
Đọc gần giống với âm /p/ tiếng Việt, lực chặn của 2 môi không mạnh bằng, nhưng hơi thoát ra vẫn mạnh như vậy. Hai môi chặn luồng khí trong miệng, sau đó bật mạnh luồng khí ra.
Ex: pen /pen/, play /pleɪ/, piano /piˈænəʊ/
22. Phát âm /k/ - Kitchen /ˈkɪtʃɪn/
Giống âm /k/ tiếng Việt nhưng bật mạnh hơi, nâng phần sau của lưỡi, chạm ngạc mềm, hạ thấp khi luồng khí mạnh bật ra.
Âm /k/ có nhiều cách phát âm và có thể đứng tại nhiều vị trí trong 1 từ. Mỗi 1 vị trí đứng như vậy phát âm K lại khác nhau, chưa kể tới các trường hợp âm K câm.
Ex: car /kɑːr/, cat /kæt/, luck /lʌk/
23. Phát âm /f/ - Coffee /ˈkɒfɪ/
Cách phát âm /f/ giống âm /ph/ (phở) trong tiếng Việt, hàm trên chạm nhẹ vào môi dưới.
Ex: fun /fʌn/, five /faɪv/, fine /faɪn/
24. Phát âm /t/ - Talk /tɔːk/
Âm /t/ phát âm tương tự tiếng Việt, nhưng bật hơi thật mạnh, đặt đầu lưỡi dưới nướu, khi luồng khí bật ra, đầu lưỡi chạm vào răng cửa dưới. Hai răng khít chặt, mở ra khi luồng khí mạnh thoát ra.
Ex: too /tuː/, ten /ten/, to /tuː/
25. Phát âm /s/ - Speak /spiːk/
Để lưỡi đặt nhẹ lên hàm trên, ngạc mềm nâng. Luồng khí thoát từ giữa mặt lưỡi và lợi. Không rung thanh quản, để mặt lưỡi chạm nhẹ vào lợi hàm trên.
Ex: class /klæs/, school /skuːl/, listen /ˈlɪsn/
26. Phát âm /ʃ/ - Shop /ʃɒp/
Môi chu ra (giống khi yêu cầu người khác im lặng: Shhhhhh!). Nhưng có rung thanh quản, môi hướng về phía trước như đang kiss ai đó, môi tròn, để mặt lưỡi chạm lợi hàm trên, nâng phần trước của lưỡi lên.
Ex: ship /ʃɪp/, wash /wɑːʃ/, brush /brʌʃ/
27. Phát âm /θ/ - Think /θɪŋk/
Đặt đầu lưỡi ở giữa hai hàm răng, để luồng khí thoát ra giữa lưỡi và hai hàm răng, thanh quản không rung.
Ex: thanks /θæŋks/, thin /θɪn/, month /mʌnθ/
28. Phát âm /tʃ/ - Cheer /tʃɪə(r)/
Giống âm /ch/ trong tiếng Việt nhưng môi khi nói phải chu ra. Môi hơi tròn và chu về phía trước, khi luồng khí thoát ra, môi tròn nửa, lưỡi thẳng và chạm vào hàm dưới, để khí thoát ra trên bề mặt lưỡi.
Ex: watch /wɑːtʃ/, teacher /ˈtiːtʃər/, children /tʃaɪld/
XEM THÊM:
=> TỔNG HỢP CÁCH ĐÁNH TRỌNG ÂM 2 ÂM TIẾT TIẾNG ANH ĐẦY ĐỦ NHẤT KÈM BÀI TẬP MINH HOẠ
=> TỔNG HỢP CÁCH ĐÁNH TRỌNG ÂM TỪ CÓ 3 ÂM TIẾT VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG
2.2. Phụ âm hữu thanh
29. Phát âm /b/ - Buy /baɪ/
Cách phát âm âm /b/ giống âm /b/ tiếng Việt. Hai môi chặn luồng khí trong miệng, sau đó bật mạnh luồng khí ra.
Ex: big /bɪɡ/, best /best/, bee /biː/
30. Phát âm /d/ - Date /deɪt/
Tương tự /d/ tiếng Việt nhưng hơi bật ra mạnh hơn một chút. Đặt đầu lưỡi dưới nướu, khi luồng khí bật ra, đầu lưỡi chạm vào răng cửa dưới, hai răng khít chặt, mở ra khi luồng khí mạnh thoát ra.
Ex: dad /dæd/, good /ɡʊd/, do /duː/
31. Phát âm /g/ - Guess /ges/
Giống âm /g/ tiếng Việt, nâng phần sau của lưỡi, chạm ngạc mềm, hạ thấp khi luồng khí mạnh bật ra.
Ex: go /ɡəʊ/, get /ɡet/, bag /bæɡ/
32. Phát âm /dʒ/ - Jacket /ˈdʒækɪt/
Giống âm /t∫/ nhưng có rung dây thanh quản. Môi hơi tròn và chu về phía trước, khi luồng khí thoát ra, môi tròn nửa, lưỡi thẳng và chạm vào hàm dưới, để khí thoát ra trên bề mặt lưỡi.
Ex: jeans /dʒiːnz/, job /dʒɑːb/, large /lɑːrdʒ/
33. Phát âm /v/ - Voice /vɔɪs/
Phát âm âm /v/ tương tự như /v/ trong tiếng Việt, hàm trên chạm nhẹ vào môi dưới.
Ex: very /ˈveri/, drive /draɪv/, five /faɪv/
34. Phát âm /ð/ - This /ðɪs/
Đặt đầu lưỡi ở giữa hai hàm răng, để luồng khí thoát ra giữa lưỡi và hai hàm răng, thanh quản rung.
Ex: this /ðɪs/, that /ðæt/, they /ðeɪ/
35. Phát âm /z/ - Zipper /ˈzɪpər/
Để lưỡi đặt nhẹ lên hàm trên, ngạc mềm nâng, luồng khí thoát từ giữa mặt lưỡi và lợi, rung thanh quản. 15. /∫ / : Môi chu ra (giống khi yêu cầu ng khác im lặng: Shhhhhh!). Môi hướng về phía trước như đang kiss ai đó, môi tròn, để mặt lưỡi chạm lợi hàm trên, nâng phần trước của lưỡi lên.
Ex: zoo /zuː/, music /ˈmjuːzɪk/, size /saɪz/
[banner=10]
36. Phát âm /ʒ / - Vision /ˈvɪʒn/
Giống âm /t∫/ nhưng có rung dây thanh quản. Môi hơi tròn và chu về phía trước, khi luồng khí thoát ra, môi tròn nửa, lưỡi thẳng và chạm vào hàm dưới, để khí thoát ra trên bề mặt lưỡi.
Ex: usually /ˈjuːʒəli/, pleasure /ˈpleʒər/, casual /ˈkæʒuəl/
2.3. Các phụ âm còn lại
37. Phát âm /h/ - Hate /heɪt/
Như âm /h/ tiếng Việt, không rung thanh quản, môi hé nửa, lưỡi hạ thấp để luồng khí thoát ra.
Ex: hot /hɑːt/, home /həʊm/, who /huː/
38. Phát âm /j/ - Yes /jes/
Nâng phần trước của lưỡi lên gần ngạc cứng, đẩy luồng khí thoát ra giữa phần trước của lưỡi và ngạc cứng nhưng không có tiếng ma sát của luồng khí (do khoảng cách giữa phần trước của lưỡi và ngạc cứng không quá gần) làm rung dây thanh trong cổ họng. Môi hơi mở khi luồng khí thoát ra, môi mở rộng, phần giữa lưỡi hơi nâng lên, khi luồng khí thoát ra, lưỡi thả lỏng.
Ex: yes /jes/, year /jɪr/, you /juː/
39. Phát âm /l/ - Love /lʌv/
Phát âm âm /l/ bằng cách từ từ cong lưỡi, chạm vào răng hàm trên, thanh quản rung, môi mở rộng, môi mở hoàn toàn, đầu lưỡi từ từ cong lên và đặt vào răng hàm trên.
Ex: live /lɪv/, laugh /læf/, love /lʌv/
40. Phát âm /m/ - Milk /mɪlk/
Giống âm /m/ tiếng Việt, hai môi ngậm lại, để luồng khí thoát qua mũi.
Ex: more /mɔːr/, mother /ˈmʌðər/, money /ˈmʌni/
41. Phát âm /n/ - Noon /nuːn/
Âm /n/ phát âm bằng cách khí thoát ra từ mũi, môi hé, đầu lưỡi chạm vào lợi hàm trên, chặn luồng khí để khí thoát ra từ mũi.
Ex: sun /sʌn/, know /nəʊ/, tennis /ˈtenɪs/
42. Phát âm /ŋ/ - Strong /strɒŋ/
Khi bị chặn ở lưỡi và ngạc mềm nên thoát ra từ mũi, thanh quản rung, môi hé, phần sau của lưỡi nâng lên, chạm ngạc mềm.
Ex: sing /sɪŋ/, long /lɔːŋ/, song /sɔːŋ/
43. Phát âm /r/ - Read /riːd/
Khác /r/ tiếng Việt: Lưỡi cong vào trong và môi tròn, hơi chu về phía trước. Khi luồng khí thoát ra, lưỡi về trạng thái thả lỏng, môi tròn mở rộng
Ex: run /rʌn/, ready /ˈredi/, are /ɑːr/
44. Phát âm /w/ - Water /ˈwɑːtər/
Âm /w/ phát âm bằng cách lưỡi thả lỏng, môi tròn và chu về trước. Khi luồng khí thoát ra, lưỡi vẫn thả lỏng, môi tròn mở rộng.
Ex: way /weɪ/, what /wʌt/, why /waɪ/
Xem thêm:
=>10 QUY TẮC NGỮ ĐIỆU TRONG TIẾNG ANH ĐỂ NÓI CHUẨN NHƯ NGƯỜI BẢN XỨ
=>TẤT CẢ NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT VỀ NỐI ÂM TRONG TIẾNG ANH
=> KHÁM PHÁ QUY TẮC PHÁT ÂM ĐUÔI TRONG TIẾNG ANH CỰC CHUẨN VÀ DỄ NHỚ
[banner=7]
Trên đây là bài viết tổng quan về bảng phiên âm IPA và hướng dẫn phát âm chi tiết 44 âm cơ bản. Cùng lưu lại để nắm chắc cách phát âm từng ký tự để tự tin giao tiếp với người bản ngữ bạn nhé! Chúc bạn sớm thành thực bảng phiên âm quốc tế IPA và tự tin với tiếng Anh giao tiếp của mình nhé!
Theo dõi website của tiếng Anh giao tiếp Langmaster để cập nhật thêm nhiều bài viết kiến thức bổ ích bạn nhé!
Nội Dung Hot
Khoá học trực tuyến
1 kèm 1
- Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
- Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
- Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
- Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
- Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.
KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM
- Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
- Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
- Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
- Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...
KHÓA HỌC OFFLINE TẠI HÀ NỘI
- Mô hình học ACE: Học chủ động, Rèn luyện năng lực lõi và môi trường học toàn diện
- Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, cam kết đạt chuẩn về chuyên môn và năng lực giảng dạy.
- Áp dụng phương pháp: Siêu phản xạ, Lập trình tư duy (NLP), ELC (Học qua trải nghiệm),...
- Môi trường học tập toàn diện và năng động giúp học viên “đắm mình” vào tiếng Anh và nâng cao kỹ năng giao tiếp.
Bài viết khác
Cùng thực hành bài tập phát âm ed mà Langmaster đã tổng hợp để vừa cải thiện điểm số trong bài kiểm tra vừa nâng cao kỹ năng giao tiếp hiệu quả nhé!
Tổng hợp các mẹo phát âm s/es bao gồm các bài tập phát âm s/es dưới đây sẽ giúp bạn rèn luyện và thành thạo hơn kiến thức này. Cùng tìm hiểu ngay nhé.
Trọng âm 3 âm tiết thường gây khó khăn nhiều cho người học vì có nhiều quy tắc khó nhớ. Vậy làm sao để phát âm đúng? Cùng Langmaster tìm hiểu ngay sau đây.
Để có thể phát âm lưu loát, tự nhiên như người bản xứ, học cách đánh trọng âm 2 âm tiết là phần không thể bỏ qua. Cùng tiếng Anh giao tiếp Langmaster tìm hiểu nhé!
Phát âm tiếng Anh là một phần quan trọng quyết định khả năng giao tiếp của bạn. Trong bài sau, cùng tìm hiểu các quy tắc học phát âm tiếng Anh hiệu quả nhất nhé!