TỔNG HỢP NHỮNG CẤU TRÚC ALLOW TRONG TIẾNG ANH PHỔ BIẾN NHẤT

Mục lục [Ẩn]

  • 1. Động từ Allow - ý nghĩa và cách sử dụng
  • 2. Giới thiệu những cấu trúc của Allow trong tiếng Anh
    • 2.1. Cấu trúc 1: S + Allow + Sb + to V + Sth
    • 2.2. Cấu trúc 2: S + Allow + for + Sb/Sth
    • 2.3. Cấu trúc 3: S + Allow + Sb + out/up/in
  • 3. Tổng hợp những cấu trúc của Allow trong câu bị động
    • 3.1. Cấu trúc Allow trong câu chủ động
    • 3.2. Cấu trúc Allow trong câu bị động
  • 4. So sánh cấu trúc của Allow và Let, Permit, Advise trong tiếng Anh
    • 4.1. Allow và Permit
    • 4. 2. Allow và Let
    • 4. 3. Allow và Advise

Cấu trúc Allow thường được sử dụng mang ý nghĩa chính là cho phép ai đó làm gì. Điểm ngữ pháp này rất phổ biến và được sử dụng trong nhiều ngữ cảnh khác nhau. Tuy nhiên, ý nghĩa và cách dùng của từ allow tương đối giống với cấu trúc Permit, Let, Advise trong tiếng Anh nên thường có sự nhầm lẫn xảy ra. Sau đây, hãy cùng Langmaster điểm qua những cấu trúc phổ biến của từ allow và cách phân biệt giữa allow và những động từ trên nhé!

1. Động từ Allow - ý nghĩa và cách sử dụng

Động từ Allow trong tiếng Anh sẽ mang ý nghĩa đó là cho phép, thừa nhận và chấp nhận. Cách dùng của cấu trúc Allow trong tiếng Anh cụ thể như sau: 

  • Được sử dụng để cho phép ai đó làm gì
  • Dùng trong câu đề nghị giúp đỡ người khác với thái độ lịch sự và trang trọng.

Ví dụ: 

  • Elly allowed me to see her diary, có nghĩa là: Elly cho phép tôi xem nhật ký của cô ấy
  • Allow me to take you home, có nghĩa là cho phép anh đưa em về nhà nhé.

Có thể thấy, từ allow rất phổ biến và được sử dụng với nhiều ý nghĩa khác nhau. Thế nên không thể thiếu các từ đồng nghĩa, cùng điểm qua một số từ đồng nghĩa với allow sau đây:

acknowledge


 /ækˈnɑlɪdʒ/

accept


/ækˈsɛpt/

admit 


/ædˈmɪt/

agree 


/əˈgri/

authorize


/ˈɔθəˌraɪz/

concede


/kənˈsid/

consent


/kənˈsɛnt/

empower


/ɛmˈpaʊɚ/

enable


/ɛnˈeɪbəl/

grant


/grænt/

let


/lɛt/

permit 


/pərˈmɪt/

sanction


/ˈsæŋkʃən/

approve


/əˈpruv/

assent


/əˈsɛnt/

tolerate


/ˈtɑləˌreɪt/

suffer


/ˈsʌfər/

endure


/ɛnˈdʊr, -ˈdjʊr/

green-light


/grēn′līt′/

give


/gɪv/

2. Giới thiệu những cấu trúc của Allow trong tiếng Anh

Như đã nói ở trên, từ allow được sử dụng khá phổ biến trong cả văn nói cũng như văn viết. Những cấu trúc với động từ Allow thường được sử dụng như:

2.1. Cấu trúc 1: S + Allow + Sb + to V + Sth

Cấu trúc Allow + sb + to V + sth thường được sử dụng để diễn tả sự cho phép ai đó làm điều gì đó. Khi được sử dụng ở dạng phủ định, bạn cần thêm doesn’t hoặc don’t vào trước Allow và đứng sau chủ ngữ.

Ví dụ:

  • My father allows me to go swimming on Sunday. 

(Bố tôi cho phép tôi đi bơi vào ngày chủ nhật).

  • My mom doesn’t allow my sister to dye her hair. 

(Bố tôi không cho phép chị của tôi nhuộm tóc.)

null

2.2. Cấu trúc 2: S + Allow + for + Sb/Sth

Cấu trúc Allow + for + sb/sth thường được sử dụng để diễn tả việc ai đó chấp nhận cái gì hoặc một người nào đó.

Ví dụ: 

  • She allowed me to stay at her grandparents house. 

(Cô ấy cho phép tôi ở lại nhà bà cô ấy.)

  • My mother doesn’t allow people to smoke in my grandparents house. 

(Mẹ tôi không cho phép mọi người hút thuốc ở trong nhà bà tôi).

Xem thêm bài viết về cấu trúc: 

=> CHUẨN NHẤT! CÁCH DÙNG CẤU TRÚC IF ONLY TRONG TIẾNG ANH

=> CÁCH SỬ DỤNG CẤU TRÚC NEED TRONG TIẾNG ANH DỄ DÀNG NHẤT

=> TỪ A-Z CÁCH DÙNG CẤU TRÚC HAD BETTER CHUẨN XÁC NHẤT KÈM BÀI TẬP

2.3. Cấu trúc 3: S + Allow + Sb + out/up/in

Cấu trúc S + Allow + Sb + out/up/in thường được sử dụng để diễn tả sự cho phép ai đó rời đi, đứng dậy hoặc đi vào đâu để làm việc gì đó.

Ví dụ:

  • The board of directors did not allow my sister out while the meeting was in progress. 

(Ban giám đốc không cho phép chị của tôi ra ngoài trong khi cuộc họp đang diễn ra). 

  • I’m not allowed up without my mother's consent. 

(Tôi không được phép đứng lên nếu như chưa có sự đồng ý của mẹ mình) 

3. Tổng hợp những cấu trúc của Allow trong câu bị động

Trong câu bị động, cấu trúc Allow sẽ được dùng với ý nghĩa là: Ai/ điều gì/ cái gì được cho phép làm việc gì. Với cấu trúc cụ thể trong câu chủ động và bị động như sau:

3.1. Cấu trúc Allow trong câu chủ động

Cấu trúc: S + let + O + V…

Ví dụ:

  • My grandfather let me drive his motorcycle last Sunday.

(Ông của tôi đã cho phép tôi sử dụng mô tô của ông ấy chủ nhật trước đó.)

  • The doctor let my grandparents enter the hospital room to visit my sister. 

(Bác sĩ cho phép ông bà của tôi vào phòng bệnh để thăm em gái tôi.)

3.2. Cấu trúc Allow trong câu bị động

Cấu trúc: S(O) + to be + allowed + to V + by O(S)

Ví dụ:

  • My brother was allowed to drive my grandfather’s motorcycle last week.

(Anh của tôi đã được phép lái mô tô của ông tôi vào tuần trước.)

  • My grandparents are allowed to enter the hospital room to visit my sister by the doctor.

( Ông bà của tôi được bác sĩ cho phép vào phòng bệnh để thăm em gái tôi.)

null

4. So sánh cấu trúc của Allow và Let, Permit, Advise trong tiếng Anh

Trong tiếng Anh, có thể thấy Allow và Let, Permit, Advise có một số điểm giống nhau nhất định mà mọi người dễ bị nhầm lẫn. Sau đây, hãy cùng điểm qua cách phân biệt các động từ này nhé!

4.1. Allow và Permit

Allow và permit đều mang ý nghĩa đó là cho phép, chấp nhận, thế nên chúng có thể được sử dụng để thay thế cho nhau.

Ví dụ: They allowed us to be 5 minutes late = They permitted us to be 5 minutes late (Họ cho phép chúng tôi đến trễ 5 phút).

Tuy nhiên, chúng sẽ có một số điểm khác nhau nhất định, cụ thể như sau:

  • Permit thường được sử dụng trong những câu trang trọng hơn.
  • Allow sẽ dùng khi đi với trạng từ, còn Permit thì không dùng với trạng từ.

Ví dụ: 

He wouldn’t allow me in. → Đúng.

He wouldn’t permit me in. → Sai.

  • Trong trường hợp câu bị động có chủ ngữ It thì chỉ sử dụng cấu trúc với Permit

4. 2. Allow và Let

Allow và Let đều mang cùng một sắc thái nghĩa đó chính là cho phép và để ai làm gì. Thế nên, chúng thường được sử dụng để thay thế cho nhau, ví dụ như: The manager allowed us to leave work earlier than in Sunday = The manager let us leave work earlier than in Sunday (Quản lý cho phép chúng tôi tan làm sớm hơn vào ngày chủ nhật).

Tuy nhiên, hai động từ này vẫn tồn tại một số điểm khác nhau nhất định. Chẳng hạn như:

  • Allow + To V: Thường sử dụng với câu mang ý nghĩa lịch sự và trang trọng

Ví dụ: Please allow me to dance the tango with my sister (Cho phép tôi được nhảy 1 điệu tango cùng chị của cậu nhé).

  • Let + V: Thường sử dụng với câu thân thiện và kém trang trọng hơn

Ví dụ: Let me dance the tango with sister (Hãy để tôi nhảy 1 điệu tango cùng chị của cậu)

Bên cạnh đó, Let thường được sử dụng ở dạng bị động còn Allow thì có thể sử dụng được ở dạng bị động.

Xem thêm:

=> KHÓA HỌC TIẾNG ANH GIAO TIẾP CHO NGƯỜI MẤT GỐC

=> KHÓA HỌC TIẾNG ANH TRỰC TUYẾN 1 -1 CHO NGƯỜI ĐI LÀM

=> TEST TRÌNH ĐỘ TIẾNG ANH MIỄN PHÍ

null

4. 3. Allow và Advise

Cả Allow và Advise đều được sử dụng để đi với To V. Tuy nhiên, chúng lại mang những ý nghĩa khác nhau, như sau:

  • Allow: Được sử dụng để cho phép ai đó làm gì
  • Advise: Được sử dụng để khuyên bảo ai đó làm gì

Ví dụ:

  • I advise him not to smoke (Tôi khuyên anh ấy không nên hút thuốc)
  • I don’t allow him to smoke (Tôi không cho phép anh ấy hút thuốc)

Có thể thấy, những cấu trúc allow vô cùng phổ biến và thường được sử dụng trong nhiều dạng câu khác nhau. Bên cạnh nắm được những cấu trúc cần thiết, mọi người cũng cần phải phân biệt được Allow với Let, Permit, Advise để sử dụng cấu trúc chuẩn xác hơn. Ngoài ra, mọi người có thể tham khảo thêm những kiến thức bổ ích hơn tại https://langmaster.edu.vn/.

Ngoài ra, nếu bạn muốn kiểm tra trình độ tiếng Anh hiện tại của mình để có hướng học tập thích hợp, hãy đăng ký test ngay hôm nay nhé.

XEM THÊM:

Trung tâm tiếng Anh giao tiếp Langmaster

Trung tâm tiếng Anh giao tiếp Langmaster

Langmaster là trung tâm tiếng Anh giao tiếp DUY NHẤT trên thị trường cam kết chuẩn đầu ra theo CEFR. Không chỉ dừng lại ở việc đào tạo tiếng Anh, chúng tôi muốn truyền cảm hứng cho học viên, thay đổi niềm tin và thói quen để trở thành những người thành đạt có trách nhiệm với gia đình và xã hội!

Nội Dung Hot

KHOÁ HỌC TRỰC TUYẾN 1 KÈM 1

Khoá học trực tuyến
1 kèm 1

  • Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
  • Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
  • Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
  • Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
  • Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.

Chi tiết

null

KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM

  • Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
  • Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
  • Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...

Chi tiết

null

KHÓA HỌC OFFLINE TẠI HÀ NỘI

  • Mô hình học ACE: Học chủ động, Rèn luyện năng lực lõi và môi trường học toàn diện
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, cam kết đạt chuẩn về chuyên môn và năng lực giảng dạy.
  • Áp dụng phương pháp: Siêu phản xạ, Lập trình tư duy (NLP), ELC (Học qua trải nghiệm),...
  • Môi trường học tập toàn diện và năng động giúp học viên “đắm mình” vào tiếng Anh và nâng cao kỹ năng giao tiếp.

Chi tiết


Bài viết khác