5 PHÚT HIỂU NGAY CẤU TRÚC MIND TO V HAY VING

Mục lục [Ẩn]

  • 1. Tìm hiểu Mind là gì?
  • 2. Cấu trúc Mind to V hay Ving?
  • 3. Một số cấu trúc thường gặp của Mind trong tiếng Anh
    • 3.1. Cấu trúc với S + mind (+ O) + V-ing
    • 3.2. Cấu trúc với Do/Would you mind + V-ing?
    • 3.3. Cấu trúc với Do you mind if + I/ he/ she..+ V-inf + O? hoặc Would you mind if + I/ he/ she..+ V-ed + O?
    • 3.4. Cấu trúc với S + don’t/ doesn’t + mind (+ about) + something
  • 4.  Những lưu ý cần biết khi sử dụng cấu trúc Mind
  • 5. Các thành ngữ thông dụng với Mind
  • 6. Bài tập bổ sung kiến thức về cấu trúc Mind
    • 6.1. Bài tập
    • 6.2. Đáp án

Trong tiếng Anh, chúng ta thường biết đến Mind với vai trò là một động từ hay danh từ. Cấu trúc của Mind thông dụng trong cuộc sống với nhiều vai trò và cách sử dụng khác nhau. Bạn đã nắm được những cách dùng chính xác của Mind chưa? Để tìm hiểu xem sau Mind to V hay Ving, hãy cùng Langmaster tìm câu trả lời ở bài viết ngày hôm nay nhé!

1. Tìm hiểu Mind là gì?

Trong tiếng Anh, Mind /mīnd/ được dùng như một động từ hay một danh từ. 

Khi là một danh từ, Mind mang nghĩa là tâm trí, lý chí, linh hồn, lẽ phải, hoặc ý chỉ một người thông minh.

Ví dụ:

  • Open your mind to new ideas. (Mở lòng, tư duy để chấp nhận ý tưởng mới.)
  • I can't get him out of my mind. (Tôi không thể quên anh ta.)
  • He has a brilliant mind. (Anh ta có một trí thông minh tuyệt vời.)

Nếu là một động từ, Mind mang nghĩa là lưu ý, để tâm, quan tâm, bận tâm

Ví dụ:

  • I don't mind waiting. (Tôi không ngại chờ đợi.)
  • Could you mind the children for a moment? (Bạn có thể chăm sóc trẻ em một chút được không?)
  • He couldn't help but mind their comments. (Anh ta không thể không để ý đến những lời bình luận của họ.)

Ngoài ra, Mind còn xuất hiện trong các Idioms với những ý nghĩa phong phú và đa dạng, được sử dụng trong đời sống hàng ngày giúp câu văn trở nên tự nhiên hơn. 

Ví dụ: 

  • Never mind. (Đừng quan tâm.)
  • Mind your own business. (Lo việc của bạn đi.)
  • Out of sight, out of mind. (Xa mặt cách lòng.)

Mind nghĩa là gì

Tìm hiểu Mind là gì

Xem thêm:

2. Cấu trúc Mind to V hay Ving?

Câu trả lời chính xác là mind + Ving, không đi với to V. Sau mind có thể đi với động từ dạng -ing hoặc tân ngữ + V-ing.

Ví dụ: 

  • Does he mind going to the party alone? (Anh ta có phiền đi đến bữa tiệc một mình không?)
  • I don't mind helping Laura with her homework. (Tôi không phiền khi giúp Laura làm bài tập của cô ấy.)
  • We didn't mind waiting for the bus. (Chúng tôi không phiền chờ đợi xe buýt.)
  • Would you mind helping me carry these boxes of lamps? (Bạn có phiền nếu giúp tôi mang những hộp đựng đèn bàn này không?)
  • Do you mind me using your computer for a while? (Bạn có ngại nếu như tôi sử dụng máy tính của bạn một lát không?)

    Mind thường được sử dụng với vai trò là danh từ hoặc động từ, nhất là trong câu nghi vấn và câu phủ định. Lúc này, cấu trúc mind mang nghĩa là hỏi ý kiến, xin phép hoặc bày tỏ sự phiền hà về một điều gì đó.

    Cấu trúc Mind to V hay Ving

    Cấu trúc Mind to V hay Ving?

    3. Một số cấu trúc thường gặp của Mind trong tiếng Anh

    Cấu trúc với Mind rất đa dạng và phong phú ngoài Mind to V hay Ving, nhưng chủ yếu được sử dụng nhiều nhất là 4 cấu trúc dưới đây. Hãy cùng Langmaster tìm hiểu ngay sau đây:

    3.1. Cấu trúc với S + mind (+ O) + V-ing

    Cấu trúc Mind+ Ving được sử dụng để diễn tả sự không thoải mái, phiền phức hoặc khó chịu với hành động đang diễn ra

    Ví dụ: 

    • Laura minded her friends arriving late to the birhtday party. (Laura cảm thấy không vui khi bạn bè của cô ấy đến muộn trong bữa tiệc sinh nhật.)
    • He minds his coworkers constantly interrupting him during meetings. (Anh ta không thoải mái khi đồng nghiệp của anh ta liên tục ngắt lời anh ta trong cuộc họp.)
    • I don't mind you using my laptop, but please be careful with it. (Tôi không phiền bạn sử dụng laptop của tôi, nhưng hãy cẩn thận với nó.)

    3.2. Cấu trúc với Do/Would you mind + V-ing?

    Cấu trúc này được dùng để yêu cầu lịch sự hoặc xin phép trước khi làm một hành động.

    Khi trong trường hợp lịch sự, ta nên dùng Would thay cho Do.

    Ví dụ:

    • Would you mind turning off the TV, please? I need to concentrate. (Bạn có phiền tắt TV không? Tôi cần tập trung.)
    • Do you mind picking up a bottle of milk on your way home? (Bạn có phiền nếu mua giúp tôi một hộp sữa trên đường về không?)
    • Would you mind giving me a hand with this heavy suitcase? (Bạn có phiền nếu như mang giúp tôi chiếc vali nặng này không?)

    3.3. Cấu trúc với Do you mind if + I/ he/ she..+ V-inf + O? hoặc Would you mind if + I/ he/ she..+ V-ed + O?

    Dùng cấu trúc Mind này khi yêu cầu hoặc xin phép thực hiện một hành động. 

    Ví dụ: 

    • Would you mind if I closed the windows? (Bạn có phiền nếu tôi đóng những chiếc cửa sổ không?)
    • Would you mind if John joined us for dinner? (Bạn có phiền nếu John cùng chúng ta ăn tối không?)
    • Do you mind if she brings her friend to the party? (Bạn có phiền nếu cô ấy đưa bạn của cô ấy đến bữa tiệc không?)

    3.4. Cấu trúc với S + don’t/ doesn’t + mind (+ about) + something

    Cấu trúc don’t mind được sử dụng để diễn đạt sự chấp nhận, sự thoải mái hoặc sự không phiền hà đối với một điều gì đó.

    Ví dụ:

    • We don't mind the rain. We love the sound of it. (Chúng tôi không ngại mưa. Chúng tôi thích âm thanh của tiếng mưa rơi.)
    • He doesn't mind driving long distances. (Anh ta không ngại lái xe đường xa.)
    • They don't mind waiting for the bus. It gives them time to read. (Họ không phiền chờ đợi xe buýt. Thời gian đó họ có thể đọc sách.)

    Các cấu trúc mind thường gặp trong tiếng Anh

    Một số cấu trúc thường gặp của Mind trong tiếng Anh

    Xem thêm:

    4.  Những lưu ý cần biết khi sử dụng cấu trúc Mind

    Ngoài giải đáp thắc mắc về cấu trúc Mind to V hay Ving, bạn cần lưu ý những điều sau khi sử dụng cấu trúc với Mind

    • Sau cấu trúc Mind, nếu muốn diễn tả ý nghĩa tương lai, chúng ta có thể sử dụng thì hiện tại đơn (present simple) hoặc cấu trúc "be going to"

    Ví dụ:

    • We don't mind waiting for you at the restaurant this evening. (Chúng tôi không phiền chờ bạn tại nhà hàng vào tối nay.)
    • Does he mind if I use his laptop for the presentation next week? (Anh có phiền nếu tôi sử dụng laptop của anh cho buổi thuyết trình vào tuần sau không?)
    • Với câu hỏi dùng với Mind, bạn có thể trả lời là “I don’t mind”, hoặc “it doesn’t matter”. Tuy nhiên câu trả lời là "it doesn't mind" không được sử dụng trong trường hợp này, vì "mind" là động từ chỉ người và không áp dụng cho vật.

    Ví dụ: 

    • Do you mind if we reschedule the meeting? - It doesn't matter to me. Let's find a new time. (Bạn có phiền không nếu chúng ta điều chỉnh lại cuộc họp?" - Chuyện đó với tôi không thành vấn đề. Hãy tìm một khung thời gian hợp lý nhé.)
    • Do you mind if I use your computer? - It doesn't matter. Feel free to use it. ( Bạn có phiền nếu tôi sử dụng máy tính của bạn không?- Không có gì đâu. Cứ dùng nó tự nhiên nhé.)

    5. Các thành ngữ thông dụng với Mind

    Ngoài tìm hiểu về Mind to V hay Ving, Langmaster giới thiệu cho bạn một số thành ngữ hay gặp với Mind diễn tả các khía cạnh khác nhau về ý thức, quan điểm, và tác động tâm lý trong cuộc sống hàng ngày. Hãy tìm hiểu ngay sau đây nhé:

    • Thành ngữ Mind over matter: Diễn tả sức mạnh của tâm trí vượt qua vật chất, ám chỉ khả năng vượt qua khó khăn bằng ý chí và quyết tâm.

    Ví dụ: She was able to climb the mountain with sheer mind over matter.

    • Thành ngữ Out of sight, out of mind: Ý chỉ không nhìn thấy, không nghĩ đến, ám chỉ việc bỏ quên khi không còn trực tiếp gặp gỡ hoặc tương tác với một người hoặc một vấn đề nào đó. Hoặc hiểu theo nghĩa là xa mặt cách lòng. 

    Ví dụ: I haven't seen her in years, so she's out of sight, out of mind.

    • Thành ngữ Mind your own business: Quan tâm đến chuyện của mình, không can thiệp vào chuyện của người khác.

    Ví dụ: Stop meddling in their affairs and mind your own business.

    • Thành ngữ A closed mind: Ý chỉ sự đóng cứng, không mở lòng, không chấp nhận hay khám phá những ý kiến, quan điểm mới.

    Ví dụ: He has a closed mind and refuses to consider any alternative solutions.

    • Thành ngữ Slip one's mind: Quên đi, không nhớ nữa.

    Ví dụ: I'm sorry, it completely slipped my mind that we had plans tonight.

    • Thành ngữ Bear in mind: Ghi nhớ, nhớ rằng, cân nhắc.

    Ví dụ: Please bear in mind that the deadline is approaching.

    • Thành ngữ Mind games: Trò chơi tâm lý, các hành động hoặc lời nói nhằm làm cho người khác mất tự tin, bối rối hay bị tác động tinh thần.

    Ví dụ: He's always playing mind games with his opponents to gain an advantage.

    Các thành ngữ thông dụng với Mind

    Các thành ngữ thông dụng với Mind

    Xem thêm:

    6. Bài tập bổ sung kiến thức về cấu trúc Mind

    6.1. Bài tập

    Bài tập 1: Hoàn thành các câu sau đây bằng cách sử dụng cấu trúc "mind" và từ gợi ý.

    1. "_______ if I borrow your book for a few days?" (Do you)

    2. "_______ joining us for dinner tonight?" (Would you)

    3. "She doesn't _______ helping with the cleaning." (mind)

    4. "I don't _______ sharing my thoughts with others." (mind)

    5. "_______ if I use your computer for a moment?" (Do you)

    Bài tập 2: Chọn đáp án đúng để hoàn thành câu sau

    1. Do you mind _______ the dishes after dinner?

    a) wash

    b) washing

    c) washed

    d) to wash

    2. She doesn't mind _______ her car with her sister.

    a) share

    b) sharing

    c) shared

    d) to share

    3. Would you mind _______ the window? It's a bit stuffy in here.

    a) open

    b) opening

    c) opened

    d) to open

    4. I don't mind _______ you a hand with your project.

    a) give

    b) giving

    c) gave

    d) to give

    5. Does he mind _______ late for the meeting?

    a) arrive

    b) arriving

    c) arrived

    d) to arrive

    6. Do you mind _______ the TV? I can't hear the conversation.

    a) turn off

    b) turning off

    c) turned off

    d) to turn off

    7. He doesn't mind _______ his time between work and hobbies.

    a) divide

    b) dividing

    c) divided

    d) to divide

    8. Would you mind _______ the door? It's getting drafty in here.

    a) close

    b) closing

    c) closed

    d) to close

    9. They don't mind _______ up early for a morning jog.

    a) get

    b) getting

    c) got

    d) to get

    10. Does she mind _______ her personal space invaded?

    a) have

    b) having

    c) had

    d) to have

    Bài tập bổ sung kiến thức về cấu trúc Mind

    Bài tập bổ sung kiến thức về cấu trúc Mind

    6.2. Đáp án

    Bài tập 1:

    1. Do you mind

    2. Would you mind

    3. mind

    4. mind

    5. Do you mind

    Bài tập 2:

    1. b) washing

    2. b) sharing

    3. b) opening

    4. b) giving

    5. b) arriving

    6. b) turning off

    7. b) dividing

    8. b) closing

    9. b) getting

    10. b) having

    Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đọc đã nắm được Mind to V hay Ving để tránh sử dụng nhầm lẫn trong giao tiếp cũng như các bài tập ngữ pháp trong tiếng Anh. Hy vọng với những kiến thức được cung cấp trong bài viết lần này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình học tập của mình. Bạn học có thể kiểm tra trình độ tiếng Anh của Mình tại đây. Đăng ký ngay những khoá học của Langmaster để trang bị cho mình hành trang vững chắc nhé!

    Ms. Nguyễn Thị Ngọc Linh
    Tác giả: Ms. Nguyễn Thị Ngọc Linh
    • Chứng chỉ IELTS 7.5
    • Cử nhân Ngôn Ngữ Anh - Học viện Ngoại Giao
    • 5 năm kinh nghiệm giảng tiếng Anh

    Nội Dung Hot

    KHOÁ HỌC TRỰC TUYẾN 1 KÈM 1

    Khoá học trực tuyến
    1 kèm 1

    • Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
    • Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
    • Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
    • Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
    • Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.

    Chi tiết

    null

    KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM

    • Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
    • Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
    • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
    • Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...

    Chi tiết

    null

    KHÓA HỌC OFFLINE TẠI HÀ NỘI

    • Mô hình học ACE: Học chủ động, Rèn luyện năng lực lõi và môi trường học toàn diện
    • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, cam kết đạt chuẩn về chuyên môn và năng lực giảng dạy.
    • Áp dụng phương pháp: Siêu phản xạ, Lập trình tư duy (NLP), ELC (Học qua trải nghiệm),...
    • Môi trường học tập toàn diện và năng động giúp học viên “đắm mình” vào tiếng Anh và nâng cao kỹ năng giao tiếp.

    Chi tiết


    Bài viết khác