TÌM HIỂU PERMIT LÀ GÌ? TOÀN BỘ CẤU TRÚC VÀ CÁCH DÙNG TRONG CÂU
Mục lục [Ẩn]
- 1. Tìm hiểu permit là gì?
- 2. Cách sử dụng của permit
- 2.1. Công thức Permit + O + To V
- 2.2. Công thức Permit + Ving
- 2.3. Công thức Be permitted to V
- 3. Cách phân biệt giữa Permit, Allow và Let
- 3.1. Thông tin về động từ Allow
- 3.2. Thông tin về đông từ Let
- 3.3. Cách phân việt giữa Allow, Permit và Let
- 4. Bài tập vận dụng động từ Permit
Permit là động từ quen thuộc mà bạn học có thể dễ dàng bắt gặp trong quá trình học tiếng Anh. Với động từ này sẽ mang đến cho bạn nhiều thắc mắc như permit to v hay ving hoặc permit + v gì. Dạng bài tập liên quan đến permit cũng sẽ khiến cho bạn học phần nào cảm thấy khó khăn. Vậy để giải quyết tất cả những thắc mắc đó, hãy cùng Langmaster tìm hiểu bài viết về permit dưới đây nhé!
1. Tìm hiểu permit là gì?
Permit trong tiếng Anh là một động từ diễn tả hành động cho phép ai đó làm gì.
Ví dụ: Jeans isn’t permitted in the school. (Quần jeans không được phép mặc tại trường.)
Ngoài chức năng là một động từ đơn thuần, permit còn kèm theo các cấu trúc khác nhau trong tiếng Anh.
2. Cách sử dụng của permit
Ở phần này bạn sẽ được giải đáp thắc mắc liệu permit to v hay ving và cách sử dụng của động từ này trong mỗi trường hợp dưới đây.
2.1. Công thức Permit + O + To V
Trong trường hợp theo sau “permit” là một tân ngữ thì theo sau permit là một động từ ở dạng to V.
Ví dụ:
- The school doesn’t permit student to use smartphones in the class. (Trường học không cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học.)
- The forehead sign doesn’t permit us to go straight. (Biển báo trước mặt không cho phép chúng ta đi thẳng.)
Xem thêm:
=> TẤT TẦN TẬT VỀ CÁCH DÙNG CÁC ĐỘNG TỪ ĐI KÈM VỚI CẢ TO V VÀ V-ING
=> SIÊU HOT! TỔNG HỢP NGỮ PHÁP TIẾNG ANH CƠ BẢN TỪ A - Z
Cách sử dụng của permit
2.2. Công thức Permit + Ving
Nếu Permit ở câu trong trường hợp không có tân ngữ nào đi theo sau thì động từ sau permit sẽ chia ở dạng Ving.
Ví dụ:
- The university doesn’t permit wearing croptop. (Trường đại học không cho phép mặc áo hở bụng.)
- My parents don’t permit going out at night. (Bố mẹ của tôi không cho phép ra ngoài vào trời đêm tối.)
Cách sử dụng của permit
2.3. Công thức Be permitted to V
Công thức permit đi cùng to V ở dạng bị động được thể hiện ở cấu trúc Be permitted to V, mang sắc thái ý nghĩa là được ai đó hay cái gì đó cho phép làm gì.
Ví dụ:
- We are not permitted to take off uniform when staying at school. (Chúng tôi không được phép vởi bỏ đồng phục khi ở trường.)
Như vậy, ta có thể thấy rằng sau permit + v gì sẽ tùy vào các trường hợp cụ thể trong câu. Chi tiết như sau:
- Nếu sau permit là một tân ngữ thì ta có cấu trúc Permit + to V
- Nếu sau permit không có tân ngữ thì ta có cấu trúc Permit + Ving
- Nếu trong câu bị động với to V thì có cấu trúc be permitted to V
Xem thêm:
Langmaster - 100 Động từ tiếng Anh cơ bản ai cũng phải thuộc (P1) [Học tiếng Anh giao tiếp cơ bản]
3. Cách phân biệt giữa Permit, Allow và Let
Cùng mang nghĩa là cho phép ai đó làm gì nên 3 từ Permit, Allow và Let dễ khiến cho bạn học thấy nhầm lẫn, Vậy 3 từ này có điểm gì khác biệt trong cách dùng, hãy tìm hiểu thông tin dưới đây nhé!
3.1. Thông tin về động từ Allow
“Allow” cùng mang ý nghĩa là cho phép ai đó làm cái gì bằng cách ngăn không cho việc gì xảy ra.
Ví dụ:
- You aren’t allowed to make my baby hurt. (Mày không được phép làm bé con của tao tổn thương.)
- Finally I am allowed to study abroad in France. (Cuối cùng, Tôi đã được phép đi du học ở Pháp.)
Công thức allow với to V: S + allow + O + to V
Ví dụ:
- My mother allowed me to go date with John. (Mẹ cho phép tôi đi hẹn hò với John.)
- Finally, my mother allowed me to come out. (Cuối cùng mẹ tôi đã cho phép tôi được bộc lộ bản thân mình.)
Công thức allow với Ving: S + allow + V-ing
Ví dụ:
- My parents don’t allow going out in midnight. (Bố mẹ tôi không cho phép ra ngoài vào nửa đêm.)
- We don’t allow passing the grass. (Chúng ta không được phép dẫm lên cỏ.)
Công thức allow trong trường hợp di động: S + be allowed + to V
Ví dụ:
- We are not allowed to return home late. (Chúng tôi không được phép trở về nhà muộn.)
- I am allowed to leave school earlier than usual because it’s my birthday. (Tôi được cho phép rời trường sớm hơn bình thường vì đó là sinh nhật tôi.)
Cách phân biệt giữa Permit, Allow và Let
3.2. Thông tin về đông từ Let
Tương đồng nghĩa với “Allow”, “Let” có nghĩa là cho phép ai đó làm gì bằng việc không ngăn cản họ.
Ví dụ:
- My parents don’t let me go to bar with my friends. (Bố mẹ tôi không cho phép đi đến vũ trường cùng với bạn bè.)
- My father let me have 10 day off school today because I have surgery. (Bố tôi cho phép tôi nghỉ 10 ngày vì tôi có cuộc phẫu thuật. )
Công thức: S + let + O + V
Ví dụ:
- My mom lets me use her smartphone. (Mẹ tôi cho phép tôi dùng điện thoại của bà ấy.)
- Our teacher lets us take a video with him. (Thầy giáo của tôi cho phép chúng tôi quay video với ông ấy )
Lưu ý: Khi sử dụng trong yêu cầu một cách lịch sự thì nên dùng “Let us”. “Let’s” là viết tắt của “Let us”.
Ví dụ:
- Let’s enjoy our vacation in Phu Quoc. (Hãy tận hưởng kỳ nghỉ của chúng ta ở Phú Quốc. )
Xem thêm: AVOID TO V HAY V-ING? CẤU TRÚC AVOID NÀO MỚI CHÍNH XÁC?
3.3. Cách phân việt giữa Allow, Permit và Let
Để phân biệt được Allow, Permit và Let ta xét ở các khía cạnh dưới đây:
- Trong tình huống sử dụng
- Tình huống trang trọng nhất.
Ví dụ:
The school has set up a team to permit more formal discussions of journal issues. (Viện đã thiết lập một nhóm cho phép họ bàn luận chính thức thêm các vấn đề về báo chí.)
- Tình huống trang trọng vừa.
Ví dụ:
The plan will allow me to launching project as I have proposed. (Kế hoạch sẽ cho phép tôi thực thi những dự án tiếp giống như tôi đã đề xuất.)
- Tình huống đời thường.
Ví dụ:
Let me share about you how to solve this problem. (Để tôi chia sẻ cho bạn cách giải quyết vấn đề này.)
- So sánh về cấu trúc
- Permit và Allow là 2 động từ giống nhau về cách sử dụng, cụ thể:
- Nếu sau Permit và Allow là tân ngữ thì có cấu trúc: Permit/Allow + O + to V
- Nếu sau Permit và Allow không là tân ngữ thì có cấu trúc: Permit/ Allow + V-ing
- Nếu Permit và Allow đi kèm với to V trong câu bị động thì cấu trúc: Be Permitted/ Allowed + to V
Trong khi đó Let là động từ khác biệt nhất khi: Let + V bare (động từ nguyên thể)
Đăng ký ngay:
- Đăng ký TEST ONLINE MIỄN PHÍ
- Khóa học tiếng Anh giao tiếp OFFLINE
- Khóa học tiếng Anh giao tiếp TRỰC TUYẾN NHÓM
- Khóa học tiếng Anh giao tiếp 1 kèm 1
4. Bài tập vận dụng động từ Permit
Chia động từ trong ngoặc sao cho đúng
1. We don’t permit foreigners (visit) this Ha Noi museum.
2. The stomach doesn’t permit (drink) caffein.
3. I wasn’t allowed (watch) boylove films.
4. My father won’t let me (know) what my present is.
5. Phat never permits anybody (ask) questions.
6. My father permitted me (eat) out tonight.
7. The boss doesn’t permit (smoke) in his room.
Đáp án:
1. To vist
2. Drinking
3. To watch
4. Know
5. To ask
6. To eat
7. Smoking
Bài viết trên đã mang đến cho bạn học cơ bản những thông tin về động từ permit. Hy vọng đây sẽ là kiến thức hữu ích giúp bạn trong quá trình học tập, Để nhận biết được trình độ tiếng Anh của bản thân, hãy tham gia ngay bài test miễn phí tại đây. Đăng ký thêm khóa học từ Langmaster để có thêm bài học bổ ích!
Nội Dung Hot
Khoá học trực tuyến
1 kèm 1
- Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
- Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
- Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
- Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
- Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.
KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM
- Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
- Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
- Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
- Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...
KHÓA HỌC OFFLINE TẠI HÀ NỘI
- Mô hình học ACE: Học chủ động, Rèn luyện năng lực lõi và môi trường học toàn diện
- Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, cam kết đạt chuẩn về chuyên môn và năng lực giảng dạy.
- Áp dụng phương pháp: Siêu phản xạ, Lập trình tư duy (NLP), ELC (Học qua trải nghiệm),...
- Môi trường học tập toàn diện và năng động giúp học viên “đắm mình” vào tiếng Anh và nâng cao kỹ năng giao tiếp.
Bài viết khác
Thành thạo ngữ pháp cơ bản với bài tập các thì trong tiếng Anh là bước quan trọng để bạn nâng cao trình độ ngoại ngữ.
Làm chủ kiến thức về trọng âm sẽ giúp bạn phát âm chuẩn tiếng Anh. Cùng làm các bài tập trọng âm tiếng Anh (có PDF) trong bài viết sau nhé!
Cải thiện ngữ pháp tiếng Anh cơ bản qua các bài tập câu điều kiện loại 1 trong bài viết của Langmaster nhé!
Các mẫu câu so sánh là phần kiến thức rất quan trọng của ngữ pháp tiếng Anh. Hôm nay, cùng Langmaster ôn lại bài và luyện tập với các bài tập so sánh hay nhất (có PDF) nhé!
Để có thể tự tin trong giao tiếp, bạn không buộc phải học cả 12 thì mà chỉ cần nắm vững 6 thì cơ bản trong tiếng Anh. Vậy đó là 6 thì nào? Cùng đọc bài viết sau nhé!