NẮM VỮNG CẤU TRÚC SHOULD TRONG MỘT NỐT NHẠC

Mục lục [Ẩn]

  • 1. Giới thiệu về cấu trúc Should và cách sử dụng.
    • 1.1. Cấu trúc Should là gì?
    • 1.2. Cách sử dụng cấu trúc Should trong tiếng Anh.
  • 2. Các cấu trúc Should thường gặp. 
    • 2.1 Cấu trúc Should ở thì hiện tại.
    • 2.2 Cấu trúc Should ở thì quá khứ.
    • 2.3 Cấu trúc Should be.
  • 3. Sự khác nhau giữa cấu trúc Should và Ought to.
  • 4. Bài tập vận dụng sử dụng cấu trúc Should trong tiếng Anh.
    • 4.1  Bài tập
    • 4.2 Đáp án

Bên cạnh việc được sử dụng như một câu khuyên nhủ thì còn nhiều dạng cấu trúc Should khác. Vậy ngày hôm nay Langmaster sẽ chia sẻ đến bạn tất cả các cấu trúc có chứa Should cũng như cách sử dụng của nó nhé!

1. Giới thiệu về cấu trúc Should và cách sử dụng.

1.1. Cấu trúc Should là gì?

Trước tiên “Should” là một động từ khuyết thiếu nên các cấu trúc Should khá đơn giản, should được giữ nguyên với mọi chủ ngữ và thường sẽ đi kèm với một động từ ở dạng nguyên thể. 

Khi sử dụng các cấu trúc với should có hai điều các bạn cần lưu ý:

  • Should luôn giữ nguyên dạng, có nghĩa là chúng ta không thêm “to” phía trước, cũng không thêm các đuôi s, ing, es.
  • Should không đứng một mình làm động từ trong câu mà sẽ luôn có động từ khác ở sau.

Xem thêm:

=> SIÊU HOT! TỔNG HỢP NGỮ PHÁP TIẾNG ANH CƠ BẢN TỪ A - Z

=> MẸO ÔN TẬP NGỮ PHÁP TIẾNG ANH CƠ BẢN CẤP TỐC CHỈ 30 PHÚT MỖI NGÀY

1.2. Cách sử dụng cấu trúc Should trong tiếng Anh.

Các cấu trúc Should có khá nhiều nét nghĩa và được sử dụng trong nhiều ngữ cảnh khác nhau trong giao tiếp.

1.2.1 Các trường hợp áp dụng cấu trúc Should.

Should được sử dụng để đưa ra lời khuyên, lời khuyến nghị.

Đây chắc hẳn là cách dùng phổ biến nhất, khi sử dụng should trong trường hợp này có nghĩa là lời khuyên nên làm điều gì đó.

Ví dụ: 

  • You should go to school before 8 AM. (Bạn nên đến trường trước 8 giờ sáng)
  • Should I read this novel or that novel? (Tôi nên đọc cuốn tiểu thuyết này hay cuốn kia?)

Should được sử dụng để đề cập đến những tình huống lý tưởng.

Chúng ta sẽ dùng cấu trúc should khi nói tới những tình huống lý tưởng, những việc tốt nhất nên làm. 

Ví dụ: 

  • This city should have more better drainage system. (Tốt nhất là thành phố này nên có hệ thống thoát nước tốt hơn.)
  • You should go now, or You will be late for class. (Bạn nên đi ngay hoặc là bạn sẽ bị muộn giờ học.)

Should còn được sử dụng để nói tới những việc tốt nên làm, việc lý tưởng trong quá khứ (thực thế không xảy ra). Cấu trúc should ở đây được hiểu với nghĩa “đáng ra nên”, “lẽ ra nên”.

Ví dụ:

  • I should have learned English when I was younger. (Lẽ ra tôi nên học tiếng Anh khi còn trẻ.)
  • She missed an important job yesterday.. She shouldn’t have gone out with her friends. (Cô ấy đã lỡ mất một công việc quan trọng hôm qua. Đáng ra cô ấy không nên ra ngoài chơi với bạn.)

Should được sử dụng khi nói tới những việc có khả năng cao là sự thật.

Bạn cũng có thể sử dụng Should để đưa ra nhận định về tình huống được kì vọng, mong đợi cũng có khả năng cao là sự thật.

Ví dụ:

  • It’s Friday night. There should be traffic jam. (Tôi thứ 6. Chắc là sẽ tắc đường đó.)
  • Lana is an extrovert. She should want to go to this party. (Lana là người hướng ngoại. Chắc hẳn cô ấy sẽ muốn đến bữa tiệc này đó.)

Should được sử dụng khi nói về nghĩa vụ.

Khi muốn đề cập đến nghĩa vụ của người nào đó bạn có thể dùng Should, tuy nhiên Should sẽ không mang sắc thái mạnh như Must.

Ví dụ:

  • You should submit the report by 9AM. (Bạn phải nộp báo cáo vào lúc 9 giờ sáng.)
  • You should finish your homework tonight. (Bạn phải làm xong bài tập trong tối nay.)

Sử dụng cấu trúc Should để cảm ơn.

Đây là trường hợp bạn có thể áp dụng trong giao tiếp, thay vì nói “Thank you”, “Thanks”, bạn có thể nói “You shouldn’t have” để trả lời khi nhận được một món quà hay được ai đó giúp đỡ.

Ví dụ: 

Sara: It’s a birthday gift for you. - I: You shouldn’t have.

Xem thêm:

=> CÁCH SỬ DỤNG ĐỘNG TỪ KHUYẾT THIẾU

=> TẤT CẢ CÁC CÁCH CHIA ĐỘNG TỪ TRONG TIẾNG ANH ĐẦY ĐỦ NHẤT!

1.2.2 Sử dụng Should trong câu điều kiện.

Should sẽ được sử dụng trong câu điều kiện loại I, trong trường hợp cần sắc thái trang trọng. (Should sẽ được sử dụng ở vế có If, vế còn lại giữ nguyên cấu trúc.)

Ví dụ:

  • Câu bình thường: If you encounter any difficulty when studying, we will help you. (Nếu bạn gặp khó khăn gì khi học tập, chúng tôi sẽ giúp bạn.)
  • Câu sử dụng should: If you should encounter any difficulty when studying, we will help you.

1.2.3 Sử dụng Should thay thế cho Would hoặc Shall

Đối với các chủ ngữ I, We thì bạn có thể dùng should thay thế cho Would để tăng tính trang trọng cho câu văn.

Ví dụ:

  • Câu bình thường: If my company gave me a chance, I would go on a business trip to England now. 
  • Câu sử dụng Should: If my company gave me a chance, I should go on a business trip to England now. (Văn phong trang trọng hơn.)

Bên cạnh đó, Should còn được sử dụng thay thế cho Shall khi chuyển từ câu trích dẫn trực tiếp sang câu trần thuật. 

Ví dụ:

  • Câu trần thuật: My brother said he should buy me a new laptop. (Anh trai tôi nói rằng anh ấy sẽ mua máy tính mới cho tôi.)

Câu trích dẫn trực tiếp: I shall buy you a new laptop. (Anh trai nói: “Anh sẽ mua máy tính mới cho em.”)

  • Câu trần thuật: My mother said she should want to go to my birthday party in Ha Noi. (Mẹ tôi nói rằng bà ấy muốn lên dự sinh nhật của tôi ở Hà Nội.)

Câu trích dẫn trực tiếp: I shall want to go to your birthday party in Ha Noi. (Mẹ tôi nói: Mẹ muốn dự tiệc sinh nhật của con ở Hà Nội.)

ĐĂNG KÝ NGAY:

=> Khóa học tiếng Anh giao tiếp OFFLINE

=> Khóa học tiếng Anh giao tiếp TRỰC TUYẾN 1 kèm 1

=> Khóa học tiếng Anh giao tiếp TRỰC TUYẾN NHÓM

2. Các cấu trúc Should thường gặp. 

Vậy là bạn đã nắm được nên sử dụng cấu trúc Should trong các trường hợp nào, ngay bây giờ Langmaster sẽ chia sẻ tới các bạn các cấu trúc thường gặp của Should trong tiếng Anh nhé. 

2.1 Cấu trúc Should ở thì hiện tại.

Cấu trúc: 

  • S+ Should/Should not + V (nguyên thể). 
  • Should/Should not + S + V (nguyên thể)?

Ví dụ:

  • You should read more classic book. (Bạn nên đọc sách kinh điển nhiều hơn.)
  • She shouldn’t go to the party. (Cô ấy không nên đến buổi tiệc.)
  • Should I travel in Vietnam? (Tôi có nên đi du lịch ở Việt Nam?)

2.2 Cấu trúc Should ở thì quá khứ.

Đây là cấu trúc thường sẽ được sử dụng khi muốn nói tới một sự việc tốt nên làm, lý tưởng đáng ra nên xảy ra trong quá khứ (Thực tế thì nó đã không xảy ra.) hoặc ngược lại khi muốn nói về một sự việc đáng ra không nên xảy ra nhưng nó đã xảy ra.

Cấu trúc: S + should/should not have + PP

Ví dụ:

  • You should not have shouted at your son. (Đáng ra bạn không nên hét lên với con trai bạn như vậy.)
  • You should have told me about your troubles. (Lẽ ra bạn nên kể với tôi những vấn đề của bạn.)
  • We should have listened to our teacher. (Chúng ta đáng ra phải nghe lời thầy giáo.)

Chú ý: Cấu trúc Should not have còn thường được sử dụng như một phép lịch sự. (ít mang ý chỉ trích)

Ví dụ:

  • You shouldn’t have bought expensive gift like this for me. (Bạn không cần phải mua cho tôi món quà đắt tiền thế này.)
  • You shouldn’t have come all the way here just to meet me. (Bạn không cần phải đi đoạn đường xa như vậy chỉ vì đến gặp tôi.)

⇒ Xem thêm: TEST ONLINE MIỄN PHÍ

2.3 Cấu trúc Should be.

Cấu trúc: S + should be + Ving.

Cấu trúc này được sử dụng với hai mục đích:

Diễn tả một hành động cụ thể đang xảy ra ở thời điểm nói.

Ví dụ:

  • OMG, It’s already past lunch time, May should be still sleeping right now. (Trời ơi, đã quá giờ ăn trưa , mà chắc giờ này May vẫn còn đang ngủ.)
  • I should be studying for tomorrow’s exam . (Tôi đang ôn tập cho bài kiểm tra ngày mai.)

Ám chỉ chủ ngữ được nhắc đến đã không hoàn thành công việc/ trách nhiệm của họ hay làm một hành động không hợp lý.

  • OMG, It’s already past lunchtime, you should be feeding my baby right now. (Trời ơi đã quá giờ ăn trưa rồi. Anh phải cho con em ăn đi.)
  • It’s too late, you should be completing your plan. NOW. (Quá trễ rồi, bạn nên hoàn thành bản kế hoạch của bạn ngay đi.)

3. Sự khác nhau giữa cấu trúc Should và Ought to.

Cả Should và Ought to để có thể sử dụng với nghĩa là: nên làm gì, cần làm gì (diễn tả một lời khuyên, bổn phận hoặc nhiệm vụ hoặc nói về một sự việc có khả năng cao là sự thật). Vậy thì điểm khác biệt giữa cấu trúc Should và Ought to là gì?

Should được sử dụng để bày tỏ ý kiến chủ quan còn Ought to sử dụng khi muốn thể hiện một sự thật khách quan. 

Ví dụ: 

  • You should apologize to your mother because you made her cry. (Con nên xin lỗi mẹ vì con đã làm mẹ khóc.)
  • The storm is coming. You ought to leave the city. (Cơn bão đang đến, bạn nên rời khỏi thành phố đi.)

Ought to thì mạnh hơn về nghĩa, có nét trang trọng hơn nhưng lại ít phổ biến hơn Should.

Bên cạnh đó Ought to có dạng câu nghi vấn nhưng dạng này cũng hiếm khi được sử dụng. Câu nghi vấn với Should sẽ tự nhiên và được sử dụng phổ biến hơn.

Ví dụ:

  • Ought I to sign this paper? (Tôi có nên ký vào tờ này không?) => Ít thông dụng.
  • Should I sign this paper? => Thông dụng.

Should có ngữ nghĩa thể hiện một sự dự đoán còn Ought to thì không.

Ví dụ: 

It should be raining next day. (Ngày mai có thể sẽ mưa đó)

4. Bài tập vận dụng sử dụng cấu trúc Should trong tiếng Anh.

4.1  Bài tập

Bài tập 1: Điền Should/Should not hoặc Ought to vào chỗ trống trong câu.

1. You _______ drive more slowly in densely populated areas. 

2. They _______ have more trees in the city center.

3. “Do you think I _______ invite them to my birthday party?” “No, I think you  _______.”

4. We  _______ eat lots of vegetables every day.

5. This refrigerator never works as it  _______. Drinks are not cool at all

Bài tập 2: Viết lại câu sử dụng cấu trúc Should.

1. It’s very cool, why don't you wear gloves?

2. If my company gave me a chance, I would go on a business trip to England now. 

3. We have a meeting today. I guess the secretary is printing the contract.

4. If you want to join the party, you'll have to get the housework done.

5. I’m not satisfied, you are not learning Spanish.

6. Jimmy got a B for his Geology course. He could get an A for his effort.

4.2 Đáp án

Bài tập 1:

1. Should 

2. Ought to

3. Should/Shouldn’t

4. Ought to

5. Should

Bài tập 2:

1. It’s dark outside, Shouldn’t you wear gloves?

2. If my company gave me a chance, I should go on a business trip to England now. 

3. We have a test today. The secretary should be printing the contract.

4. Should you want to join the party, you'll have to get the housework done.

5. I’m not satisfied, you should be learning Spanish.

6. Jimmy got a B for his Geology course. He should have got an A for his effort.

Vậy là trong bài viết này chúng ta đã cùng tìm hiểu về cấu trúc Should và các cách sử dụng của nó trong tiếng Anh. Mong rằng sau bài viết này bạn có thể áp dụng những kiến thức này trong giao tiếp hàng ngày. Theo dõi Langmaster để cùng cập nhật những kiến thức hay ho và bổ ích nhé.

Trung tâm tiếng Anh giao tiếp Langmaster

Trung tâm tiếng Anh giao tiếp Langmaster

Langmaster là trung tâm tiếng Anh giao tiếp DUY NHẤT trên thị trường cam kết chuẩn đầu ra theo CEFR. Không chỉ dừng lại ở việc đào tạo tiếng Anh, chúng tôi muốn truyền cảm hứng cho học viên, thay đổi niềm tin và thói quen để trở thành những người thành đạt có trách nhiệm với gia đình và xã hội!

Nội Dung Hot

KHOÁ HỌC TRỰC TUYẾN 1 KÈM 1

Khoá học trực tuyến
1 kèm 1

  • Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
  • Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
  • Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
  • Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
  • Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.

Chi tiết

null

KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM

  • Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
  • Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
  • Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...

Chi tiết

null

KHÓA HỌC OFFLINE TẠI HÀ NỘI

  • Mô hình học ACE: Học chủ động, Rèn luyện năng lực lõi và môi trường học toàn diện
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, cam kết đạt chuẩn về chuyên môn và năng lực giảng dạy.
  • Áp dụng phương pháp: Siêu phản xạ, Lập trình tư duy (NLP), ELC (Học qua trải nghiệm),...
  • Môi trường học tập toàn diện và năng động giúp học viên “đắm mình” vào tiếng Anh và nâng cao kỹ năng giao tiếp.

Chi tiết


Bài viết khác