CÁC TRƯỜNG HỢP CÂU HỎI ĐUÔI ĐẶC BIỆT VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG
Mục lục [Ẩn]
- I. Câu hỏi đuôi dạng đặc biệt là gì?
- II. Các trường hợp câu hỏi đuôi đặc biệt
- 1. Dạng đặc biệt của câu hỏi đuôi với trạng từ phủ định
- 2. Trường hợp đặc biệt câu hỏi đuôi với câu mệnh lệnh, lời mời, lời đề nghị
- 3. Câu hỏi đuôi với Let
- 4. Câu hỏi đuôi cùng hướng (Same-way tag question)
- 5. Câu hỏi đuôi với There
- 6. Cấu trúc câu hỏi đuôi với đại từ bất định
- 7. Câu hỏi đuôi của chủ ngữ “I” + động từ trần thuật + mệnh đề phụ
- 8. Câu hỏi đuôi của Used to
- 9. Câu hỏi đuôi của Had better/Would rather
- 10. Câu hỏi đuôi của I am
- 11. Câu hỏi đuôi của câu cảm thán
- 12. Câu hỏi đuôi của Wish
- 13. Câu hỏi đuôi khi chủ ngữ của mệnh đề chính là One
- 14. Câu hỏi đuôi của Must
- III. Bài tập câu hỏi đuôi dạng đặc biệt
- 1. Bài tập:
- 2. Đáp án
- Kết luận
Câu hỏi đuôi (Tag Question) là một chủ điểm ngữ pháp tương đối thông dụng trong tiếng Anh và thường xuyên xuất hiện trong các bài thi. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp câu hỏi đuôi đặc biệt có thể khiến bạn bối rối nếu chưa từng gặp bao giờ, buộc người học phải ghi nhớ để có thể vận dụng một cách linh hoạt. Hôm nay, cùng Langmaster tìm hiểu phần lý thuyết và luyện tập với một số bài tập câu hỏi đuôi đặc biệt trong bài viết dưới đây nhé!
I. Câu hỏi đuôi dạng đặc biệt là gì?
Câu hỏi đuôi (Tag question) là một câu hỏi ngắn đứng ở cuối một câu trần thuật, có cấu tạo là đảo ngữ giữa động từ cùng với chủ ngữ của mệnh đề chính của câu và được ngăn cách với mệnh đề chính bằng một dấu phẩy.
Ví dụ:
- She didn’t invite Tom to her birthday party, did she?
(Dịch: Cô ấy không mời Tom đến bữa tiệc sinh nhật của cô ấy, phải không?) - You are studying, aren't you?
(Dịch: Bạn đang học phải không?)
Câu hỏi đuôi đặc biệt có thể hiểu là những câu hỏi đuôi không tuân theo các quy tắc tổng quát của câu hỏi đuôi thông thường mà phải ghi nhớ cấu trúc khác nhau cho các trường hợp đặc biệt của câu hỏi đuôi.
Ví dụ:
- He had never been to New York before, had he?
(Dịch: Anh ấy chưa bao giờ đến New York trước đây, phải không?) - Let's go to the movie theater, shall we?
(Chúng ta hãy đi đến rạp chiếu phim nhé?)
Xem thêm:
II. Các trường hợp câu hỏi đuôi đặc biệt
1. Dạng đặc biệt của câu hỏi đuôi với trạng từ phủ định
Khi trong câu xuất hiện các trạng từ mang ý nghĩa phủ định như never, barely, rarely, hardly, seldom, scarcely,… thì cả câu hỏi đuôi và mệnh đề chính đều ở dạng khẳng định.
Ví dụ:
- They never cook at home, do they?
(Dịch: Họ không bao giờ nấu ăn ở nhà, phải không?) - Ben barely spends time learning English, does he?
(Dịch: Ben hầu như không dành thời gian học tiếng Anh, phải không?)
2. Trường hợp đặc biệt câu hỏi đuôi với câu mệnh lệnh, lời mời, lời đề nghị
Trong câu đề nghị, mệnh lệnh hay lời mời, người ta thường sử dụng thêm câu hỏi đuôi để tăng sự lịch sự và thân thiện. Khi đó, câu hỏi đuôi cho dạng này sẽ sử dụng kèm các trợ động từ là: will, can, could, would.
Ví dụ:
- Serve yourself, won't you?
(Dịch: Bạn cứ tự nhiên nhé?) - Don't move the table, will you?
(Dịch: Đừng di chuyển cái bàn, được không?)
3. Câu hỏi đuôi với Let
Trong câu hỏi đuôi có chứa mệnh đề chính bắt đầu bằng “Let” thì phần đuôi sẽ sử dụng cụm từ mặc định là “shall we?” khi mang nghĩa rủ rê, “may I?” khi đề nghị giúp đỡ và “will you" với ý nghĩa xin phép.
Ví dụ:
- Let's have a coffee, shall we?
(Dịch: Chúng ta hãy uống cà phê nhé?) - Let's have lunch at your house, will you?
(Dịch: Chúng ta hãy ăn trưa tại nhà của bạn, được không?) - Let me help you, may I?
(Dịch: Hãy để tôi giúp bạn, được không?)
Giao tiếp tiếng Anh cơ bản - CẤU TRÚC ĐẶT CÂU HỎI [Tiếng Anh giao tiếp Langmaster]
4. Câu hỏi đuôi cùng hướng (Same-way tag question)
Trong câu hỏi đuôi cùng hướng (Same-way tag question), cả mệnh đề chính và câu hỏi đuôi sẽ cùng ở dạng khẳng định hoặc phủ định, nhằm mang nghĩa nhấn mạnh cảm xúc bất ngờ, tức giận,... của người nói.
Ví dụ:
- So you are having a baby, are you? That's great!
(Dịch: Vậy là bạn sắp có em bé phải không? Thật tuyệt quá!) - So you don't want to talk to me, don't you?
(Dịch: Vậy là bạn không muốn nói chuyện với tôi, phải không?)
5. Câu hỏi đuôi với There
Trong trường hợp mệnh đề chính bắt đầu bằng “There", phần câu hỏi đuôi sẽ dùng chính chủ ngữ này kèm theo động từ có sẵn ở mệnh đề chính ở dạng phủ định.
Ví dụ:
- There is a beautiful park near your house, isn't there?
(Dịch: Có một công viên đẹp gần nhà của bạn, phải không?) - There aren't many tourist destinations in Ha Nam, are there?
(Dịch: Hà Nam có nhiều điểm du lịch nhỉ?) - There will be a new supermarket in our city, won’t there?
(Dịch: Sẽ có một siêu thị mới trong thành phố của chúng ta, phải không?)
6. Cấu trúc câu hỏi đuôi với đại từ bất định
Trường hợp 1: Đối với câu hỏi đuôi có chủ ngữ là các đại từ bất định mang nghĩa phủ định như “nobody, no one, none of,...” thì động từ ở phần câu hỏi đuôi sẽ ở dùng động từ số nhiều dạng khẳng định như are/were, do/did,... kèm theo chủ ngữ mặc định là “they”.
Ví dụ:
- Nobody is late for work today, are they?
(Dịch: Hôm nay không ai đi làm muộn phải không?) - None of them have passed the final exam, have they?
(Dịch: Không ai trong số họ đã vượt qua kỳ thi cuối cùng, phải không?)
Trường hợp 2: Đối với câu hỏi đuôi có chủ ngữ là đại từ “nothing” thì ta áp dụng tương tự như trên nhưng thay chủ ngữ mặc định thành “it".
Ví dụ:
- Nothing will make him change his mind, will it?
(Dịch: Sẽ không có gì khiến anh ấy thay đổi quyết định, phải không?) - Nothing affects the final result, does it?
(Dịch: Không có gì ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng, phải không?)
Trường hợp 3: Đối với câu hỏi đuôi có chủ ngữ là các đại từ bất định mang nghĩa khẳng định như “everyone, everybody, someone, anyone, anybody,...” thì động từ (số nhiều) ở phần câu hỏi đuôi sẽ ở thể khẳng định hoặc phủ định dựa vào động từ ở mệnh đề chính và kèm theo chủ ngữ mặc định là “they”.
Ví dụ:
- Somebody has quit the job, hasn't they?
(Dịch: Ai đó đã nghỉ việc, phải không?) - Anybody is not allowed to park the car here, are they?
(Dịch: Có phải không ai được phép đậu xe ở đây không?)
Trường hợp 4: Đối với câu hỏi đuôi có chủ ngữ là đại từ “something, everything, anything, that, this” thì ta áp dụng tương tự như trường hợp 3 nhưng thay chủ ngữ mặc định thành “it" và chia động từ của câu hỏi đuôi ở thể phủ định.
Ví dụ:
- Something is smelly in my house, isn’t it?
(Dịch: Có gì đó có mùi trong nhà của tôi, phải không?) - Everything in your room was changed, wasn't it?
(Dịch: Mọi thứ trong phòng của bạn đã được thay đổi, phải không?)
ĐĂNG KÝ NGAY:
7. Câu hỏi đuôi của chủ ngữ “I” + động từ trần thuật + mệnh đề phụ
Trong trường hợp mệnh đề chính bắt đầu bằng chủ ngữ “I” kết hợp với các động từ trần thuật như think, believe, expect, reckon,... thì người học phải sử dụng câu hỏi đuôi dựa vào phần mệnh đề phụ.
Ví dụ:
- I think he will win the 2023 international math contest, won't he?
(Dịch: Tôi nghĩ anh ấy sẽ giành chiến thắng trong cuộc thi toán quốc tế năm 2023 nhỉ?) - I think these boys are from Malaysia, aren't they?
(Dịch: Tôi nghĩ những cậu bé này đến từ Malaysia phải không?)
Lưu ý: Trong trường hợp chủ ngữ của mệnh đề chính không phải đại từ nhân xưng “I” thì câu hỏi đuôi được hình thành dựa vào động từ theo sau chủ ngữ chính đó.
Ví dụ:
- She believes that the young man has stolen her bike, doesn't she?
(Dịch: Cô ấy tin rằng chàng trai trẻ đã lấy cắp chiếc xe đạp của cô ấy, phải không?) - People expect that the talented woman will become the new mayor, don't they?
(Dịch: Mọi người mong đợi rằng người phụ nữ tài giỏi sẽ trở thành thị trưởng mới, phải không?)
8. Câu hỏi đuôi của Used to
Nếu mệnh đề chính có cấu trúc là “used to + V” thì câu hỏi đuôi là sẽ có dạng cố định là “didn't + S” và ngược lại.
Ví dụ:
- He used to study abroad in Melbourne, Australia, didn't he?
(Dịch: Anh ấy đã từng đi du học ở Melbourne, Australia phải không?) - Lan didn't use to wake up early in the morning, did she?
(Dịch: Lan không quen dậy sớm vào buổi sáng, phải không?)
9. Câu hỏi đuôi của Had better/Would rather
Nếu mệnh đề chính có cấu trúc là “had better/would rather + V” thì câu hỏi đuôi là sẽ có dạng cố định là “hadn't/wouldn’t + S”.
Ví dụ:
- You had better move to a new high school, hadn't you?
(Dịch: Bạn nên chuyển đến một trường trung học mới, phải không?) - We would rather eat outside, wouldn't we?
(Dịch: Chúng ta nên ăn ở bên ngoài thì hơn, đúng không?)
10. Câu hỏi đuôi của I am
Nếu mệnh đề chính có cấu trúc là “I am…” thì câu hỏi đuôi là sẽ có dạng:
- “am I” nếu mệnh đề chính ở dạng phủ định
- “aren't I” nếu mệnh đề chính ở dạng khẳng định
Ví dụ:
- I am your best friend, aren't I?
(Dịch: Tôi là người bạn thân nhất của bạn, phải không?) - I am not in your neighborhood, am I?
(Dịch: Tôi không ở trong khu phố của bạn, phải không?)
11. Câu hỏi đuôi của câu cảm thán
Nếu mệnh đề chính của câu hỏi đuôi là một câu cảm thán, phần đuôi của câu này sẽ được cấu tạo bởi đại từ dựa vào danh từ của mệnh đề chính và động từ chia theo dạng am/is/are phù hợp.
Ví dụ:
- How cute these cats are, aren't they?
(Dịch: Những chú mèo này thật dễ thương phải không?) - What a beautiful girl, isn't she?
(Dịch: Thật là một cô gái xinh đẹp, phải không?)
12. Câu hỏi đuôi của Wish
Nếu mệnh đề chính có là một câu sử dụng động từ “wish" thì câu hỏi đuôi là sẽ có dạng cố định là “may + S”.
Ví dụ:
- Linda wishes she had not refused that company's proposal, may she?
(Dịch: Linda ước gì cô ấy đã không từ chối lời đề nghị của công ty đó, phải không?) - Chau wishes to study in this university, may he?
(Dịch: Châu muốn học tại trường đại học này phải không?)
13. Câu hỏi đuôi khi chủ ngữ của mệnh đề chính là One
Nếu mệnh đề chính của câu có chủ ngữ là “One" thì câu hỏi đuôi ta có thể dùng you hoặc one cùng với động từ phù hợp chia theo mệnh đề chính.
Ví dụ: One can avoid being influenced by advertisements, can't one/you?
(Dịch: Người ta có thể tránh bị ảnh hưởng bởi quảng cáo, phải không?)
14. Câu hỏi đuôi của Must
Trường hợp 1: Khi mệnh đề chính chứa “must" để diễn tả nghĩa cần thiết, ta dùng cấu trúc “needn't + S” ở câu hỏi đuôi.
Ví dụ: We must sign in before using a social media, needn't we?
(Dịch: Chúng ta phải đăng nhập trước khi sử dụng mạng xã hội, phải không?)
Trường hợp 2: Khi mệnh đề chính chứa “must" để diễn tả nghĩa cấm đoán, ta dùng cấu trúc “must + S” ở câu hỏi đuôi.
Ví dụ: You mustn't come back home later than 11 p.m., must you?
(Dịch: Bạn không được về nhà sau 11 giờ tối, phải không?)
Trường hợp 3: Khi mệnh đề chính chứa “must" để chỉ sự phỏng đoán, ta dùng trợ động từ chia theo thì trong câu hỏi đuôi.
Ví dụ: She must be a great cook, isn't she?
(Dịch: Cô ấy hẳn phải là một đầu bếp tuyệt vời, phải không?)
Xem thêm: Đăng ký test Online MIỄN PHÍ
III. Bài tập câu hỏi đuôi dạng đặc biệt
Để hiểu rõ hơn về các trường hợp câu hỏi đuôi đặc biệt, hãy cùng Langmaster thực hành bài tập câu hỏi đuôi dưới đây nhé!
1. Bài tập:
Hãy vận dụng kiến thức về các trường hợp đặc biệt để hoàn thành các bài tập câu hỏi đuôi sau
1. There is a new flower store downtown, _______________________?
2. Let's go out for dinner now, ______________________________?
3. Stop throwing rubbish on the road, ____________________________?
4. Nobody volunteered to lead the new project of our company, __________?
5. My mother hardly spends money on clothes, ________________?
6. Everybody is eligible to apply for this position, _____________________?
7. He used to collect stamps, _____________________?
8. You must contact our company via email instead of chatting, ________?
9. Mary had better not come to his house, _____________________?
10. What a nice dress, _____________________?
11. I am the only new student in this class this semester, ________________?
12. Drake wishes he would have a lot of money when he grows up, __________?
13. He thinks you are the best player of the school basketball team, __________?
14. They seldom have a bath after 11.PM, __________?
15. It must be a beautiful coffee shop, __________?
16. One can be one's master, __________?
17. Nothing is impossible, __________?
18. Everyone in the town voted for her, __________?
19. I think he will be late, __________?
20. Let us use your computer, __________?
21. Don't buy food here, __________?
22. That is an art museum, __________?
23. How green the forest is, __________?
24. We had better tell you the truth, __________?
25. They would rather leave now, __________?
2. Đáp án
1. There is a new flower store downtown, isn’t there?
(Dịch: Có một cửa hàng hoa mới ở trung tâm thành phố, phải không?)
2. Let's go out for dinner now, shall we?
(Dịch: Bây giờ chúng ta ra ngoài ăn tối nhé?)
3. Stop throwing rubbish on the road, will you?
(Dịch: Đừng vứt rác ra đường nữa, được không?)
4. Nobody volunteered to lead the new project of our company, did they?
(Dịch: Không ai tình nguyện lãnh đạo dự án mới của công ty chúng ta phải không?)
5. My mother hardly spends money on clothes, does she?
(Dịch: Mẹ hầu như không tiêu tiền vào quần áo, phải không?)
6. Everybody is eligible to apply for this position, aren't they?
(Dịch: Mọi người đều đủ điều kiện để ứng tuyển vào vị trí này, phải không?)
7. He used to collect stamps, didn’t he?
(Dịch: Anh ấy đã từng sưu tập tem, phải không?)
8. You must contact our company via email instead of chatting, must you?
(Bạn phải liên hệ với công ty chúng tôi qua email thay vì trò chuyện, được không?)
9. Mary had better not come to his house, hadn’t she?
(Dịch: Mary tốt hơn không nên đến nhà anh ấy, phải không?)
10. What a nice dress, is it?
(Dịch: Thật là một chiếc váy đẹp, phải không?)
11. I am the only new student in this class this semester, aren't I?
(Dịch: Tôi là học sinh mới duy nhất trong lớp này trong học kỳ này, phải không?)
12. Drake wishes he would have a lot of money when he grows up, may he?
(Dịch: Drake ước cậu ấy sẽ có nhiều tiền khi lớn lên, phải không?)
13. He thinks you are the best player of the school basketball team, does he?
(Dịch: Anh ấy nghĩ bạn là cầu thủ giỏi nhất trong đội bóng rổ của trường, phải không?)
14. They seldom have a bath after 11.PM, do they?
(Dịch: Họ hiếm khi tắm sau 11 giờ đêm phải không?)
15. It must be a beautiful coffee shop, isn't it?
(Dịch: Đó hẳn phải là một quán cà phê đẹp, đúng không?)
16. One can be one's master, can’t one/you?
(Dịch: Ai cũng có thể trở thành người thầy của chính họ, có phải không?)
17. Nothing is impossible, is it?
(Dịch: Không có gì là không thể phải không nào?)
18. Everyone in the town voted for her, didn't they?
(Dịch: Mọi người trong thị trấn đều đã bình chọn cho cô ấy, phải không?)
19. I think he will be late, won’t he?
(Dịch: Tôi nghĩ anh ấy sẽ đến muộn, phải không?)
20. Let us use your computer, will you?
(Dịch: Hãy cho phép chúng tôi sử dụng máy tính của bạn, được không?)
21. Don't buy food here, will you?
(Dịch: Đừng mua thức ăn ở đây, được không?)
22. That is an art museum, isn’t it?
(Dịch: Đó là một bảo tàng nghệ thuật, phải không?)
23. How green the forest is, isn't it?
(Dịch: Cánh rừng mới xanh làm sao, phải không?
24. We had better tell you the truth, hadn’t we?
(Dịch: Chúng tôi nên nói cho bạn biết sự thật, phải không?)
25. They would rather leave now, wouldn't they?
(Dịch: Họ tốt hơn hết nên rời đi bây giờ, phải không?)
Kết luận
Như vậy, bài viết trên đây đã tổng hợp cho bạn các kiến thức về câu hỏi đuôi đặc biệt và đưa ra một số bài tập câu hỏi đuôi. Để thành thục các cấu trúc này, Langmaster khuyên bạn nên thường xuyên làm đọc lại lý thuyết cũng như các bài tập liên quan để củng cố và bổ sung kiến thức. Chúc bạn có một ngày học tập và làm việc thật hiệu quả!
Nội Dung Hot
Khoá học trực tuyến
1 kèm 1
- Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
- Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
- Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
- Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
- Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.
KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM
- Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
- Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
- Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
- Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...
KHÓA HỌC OFFLINE TẠI HÀ NỘI
- Mô hình học ACE: Học chủ động, Rèn luyện năng lực lõi và môi trường học toàn diện
- Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, cam kết đạt chuẩn về chuyên môn và năng lực giảng dạy.
- Áp dụng phương pháp: Siêu phản xạ, Lập trình tư duy (NLP), ELC (Học qua trải nghiệm),...
- Môi trường học tập toàn diện và năng động giúp học viên “đắm mình” vào tiếng Anh và nâng cao kỹ năng giao tiếp.
Bài viết khác
Thành thạo ngữ pháp cơ bản với bài tập các thì trong tiếng Anh là bước quan trọng để bạn nâng cao trình độ ngoại ngữ.
Làm chủ kiến thức về trọng âm sẽ giúp bạn phát âm chuẩn tiếng Anh. Cùng làm các bài tập trọng âm tiếng Anh (có PDF) trong bài viết sau nhé!
Cải thiện ngữ pháp tiếng Anh cơ bản qua các bài tập câu điều kiện loại 1 trong bài viết của Langmaster nhé!
Các mẫu câu so sánh là phần kiến thức rất quan trọng của ngữ pháp tiếng Anh. Hôm nay, cùng Langmaster ôn lại bài và luyện tập với các bài tập so sánh hay nhất (có PDF) nhé!
Để có thể tự tin trong giao tiếp, bạn không buộc phải học cả 12 thì mà chỉ cần nắm vững 6 thì cơ bản trong tiếng Anh. Vậy đó là 6 thì nào? Cùng đọc bài viết sau nhé!