BẠN ĐÃ NẮM RÕ CẤU TRÚC CÂU WISH (ĐIỀU ƯỚC) TRONG TIẾNG ANH CHƯA
Mục lục [Ẩn]
- A. Cấu trúc câu wish ở hiện tại
- B. Cấu trúc câu wish ở quá khứ
- C. Cấu trúc câu wish ở tương lai
- D. Cách dùng khác của câu wish
- 1. Cấu trúc Wish + to V
- 2. Cấu trúc Wish + O + to V
- 3. Cấu trúc Wish + O + something:
- E. Bài tập với cấu trúc câu wish
Dưới đây là các cách sử dụng cấu trúc câu wish trong Tiếng Anh, bao gồm đầy đủ các thì cũng như biến thể. Để thành thạo cấu trúc câu này, bạn hãy tham khảo thật kỹ và thử sức với bài tập ở cuối bài viết nhé.
A. Cấu trúc câu wish ở hiện tại
Câu wish luôn luôn bắt đầu với chủ ngữ và wish, đi kèm theo một mệnh đề về mong muốn. Điều đặc trưng của dạng câu này là 2 mệnh đề không thể đổi chỗ cho nhau được. Hãy ghi nhớ điều này khi làm bài tập cấu trúc viết lại câu với wish nhé. Cấu trúc câu wish ở hiện tại dùng để nói lên mong ước một điều không có thật hoặc trái ngược với hiện tại. Nó khá giống với cách sử dụng của câu điều kiện loại 2.
Trong trường hợp nói về mong ước của mình, bạn có thể dùng If only thay cho I wish.
Công thức:
- Khẳng định: S + wish(es) + (that) + S + V-ed
- Phủ định: S + wish(es) + (that) + S + not + V-ed
- Cấu trúc If only: If only + (that) + S + (not) + V-ed
Ví dụ:
Tom wishes that he had a modern car. (Tom ước anh ấy có một chiếc xe hiện đại)
I wish that we didn’t need to study today. (Tôi ước rằng chúng ta không phải học vào hôm nay)
Lưu ý:
- Để thể hiện sự trang trọng, bạn có thể dùng were thay cho was trong câu điều ước, tuy nhiên vẫn có thể dùng was.
I wish I were a billionaire. (Tôi ước tôi là một tỉ phú)
She wishes she were a manager. (Cô ấy ước cô ấy là quản lý)
- Nếu điều ước có thể xảy ra, bạn có thể dùng could trong câu wish.
I wish that I could speak French. (Tôi ước tôi có thể nói tiếng Pháp)
I wish that we could go to the cinema tonight. (Tôi ước chúng ta có thể đến rạp chiếu phim vào tối nay)
=> CHỈ 5 PHÚT DÙNG ĐƯỢC HẾT MỌI CẤU TRÚC IF, CÂU ĐIỀU KIỆN TIẾNG ANH
B. Cấu trúc câu wish ở quá khứ
Cấu trúc câu wish ở quá khứ thường dùng để thể hiện sự tiếc nuối về điều đã không xảy ra, hoặc giả định một điều gì đó trái ngược với những gì đã xảy ra ở quá khứ. Trong trường hợp này, nó giống với cách dùng của câu điều kiện loại 3.
Công thức:
- Khẳng định: S + wish(es) + (that) + S + had + V3
- Phủ định: S + wish(es) + (that) + S + had not + V3
- Cấu trúc If only: If only + (that) + S + had (not) + V3
Ví dụ:
I wish that I had studied harder last semester. (Tôi ước rằng tôi đã học hành chăm chỉ hơn ở học kỳ vừa rồi)
I wish that I hadn’t slept so much yesterday! (Tôi ước rằng tôi đã không ngủ quá nhiều vào ngày hôm qua)
If only that the bus had been on time. (Tôi ước xe bus đã đến đúng giờ)
=> CẤU TRÚC IN ORDER TO VÀ SO AS SO TRONG TIẾNG ANH GIAO TIẾP
C. Cấu trúc câu wish ở tương lai
Cấu trúc câu với wish ở tương lai được dùng để nói lên mong ước về một sự việc tốt đẹp xảy ra trong tương lai.
Công thức:
- Khẳng định: S + wish(es) + (that) + S + would/could + V
- Phủ định: S + wish(es) + (that) + S + would/could + not + V
- Cấu trúc If only: If only + S + would/could + (not) + V
Ví dụ:
I wish that Mike wouldn’t have a business tomorrow. (Tôi ước Mike không có chuyến công tác ngày mai)
If only he could take the trip with me next week. (Tôi ước anh ấy có thể tham gia chuyến đi với tôi vào tuần sau)
She wishes we could attend her wedding next month. (Cô ấy ước chúng tôi có thể tham dự lễ cưới của cô ấy tháng sau)
Lưu ý:
- Nếu điều ước có khả năng xảy ra, bạn không nên dùng wish mà thay bằng hope.
Ví dụ:
I hope that you pass your interview. (Tôi hy vọng bạn sẽ vượt qua kỳ phỏng vấn)
I hope that Linda has a wonderful holiday. (Tôi hy vọng Linda sẽ có một kỳ nghỉ tuyệt vời)
- Với những điều bạn cảm thấy khó chịu và mong muốn sự thay đổi trong tương lai, hãy sử dụng cấu trúc câu I wish + would. Đặc biệt cấu trúc này không dùng với bản thân và những điều không thể thay đổi (trừ thời tiết).
Ví dụ:
I wish that my roommate would be quiet! (Tôi ước bạn cùng phòng của mình có thể yên tĩnh một chút!)
I wish that you wouldn’t lazy so much! (Tôi ước anh đừng có lười biếng như vậy!)
=> MỌI ĐIỀU VỀ CẤU TRÚC USED TO AI HỌC TIẾNG ANH CŨNG CẦN BIẾT
D. Cách dùng khác của câu wish
1. Cấu trúc Wish + to V
Nếu bạn muốn diễn tả mong muốn của bản thân với hàm ý trang trọng, hãy sử dụng wish với động từ nguyên thể.
Ví dụ:
I wish to speak to your boss. (Tôi muốn nói chuyện với sếp của bạn)
I wish to go now. (Tôi muốn đi ngay bây giờ)
2. Cấu trúc Wish + O + to V
Nếu bạn muốn ai đó làm gì một cách trang trọng, ban cũng dùng cấu trúc câu wish trong Tiếng Anh với động từ nguyên thể.
Ví dụ:
I do not wish you to publish my address. (Tôi không muốn bạn công khai địa chỉ của tôi)
I wish these people to stay. (Tôi ước họ ở lại)
3. Cấu trúc Wish + O + something:
Cấu trúc này được sử dụng rất nhiều trong lời chúc.
Ví dụ:
I wished her a happy birthday. (Tôi chúc cô ấy sinh nhật vui vẻ)
They wished us merry Thanksgiving. (Họ chúc chúng tôi Lễ Tạ ơn vui vẻ)
E. Bài tập với cấu trúc câu wish
Chia động từ trong ngoặc ở thì đúng nhất theo cấu trúc của câu wish.
1.1. I wish we (not have) an exam today.
1.2. I wish these questions (not be) so difficult.
1.3. I wish we (live) near the hill.
1.4. Do you ever wish you (can travel) more?
1.5. I wish I(be) better at Chemistry.
1.6. I wish we (not have to) wear a school uniform.
1.7. Sometimes I wish I (can immortal).
1.8. I wish we (can go) to the zoo
Cấu trúc câu wish là một cấu trúc ngữ pháp rất quen thuộc trong Tiếng Anh. Lần tới nếu gặp trường hợp phải nói ra mong ước của mình, hoặc muốn gợi ý người khác một cách khéo léo, hãy sử dụng cấu trúc câu điều ước này nhé.
Nội Dung Hot
Khoá học trực tuyến
1 kèm 1
- Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
- Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
- Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
- Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
- Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.
KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM
- Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
- Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
- Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
- Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...
KHÓA HỌC OFFLINE TẠI HÀ NỘI
- Mô hình học ACE: Học chủ động, Rèn luyện năng lực lõi và môi trường học toàn diện
- Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, cam kết đạt chuẩn về chuyên môn và năng lực giảng dạy.
- Áp dụng phương pháp: Siêu phản xạ, Lập trình tư duy (NLP), ELC (Học qua trải nghiệm),...
- Môi trường học tập toàn diện và năng động giúp học viên “đắm mình” vào tiếng Anh và nâng cao kỹ năng giao tiếp.
Bài viết khác
Thành thạo ngữ pháp cơ bản với bài tập các thì trong tiếng Anh là bước quan trọng để bạn nâng cao trình độ ngoại ngữ.
Làm chủ kiến thức về trọng âm sẽ giúp bạn phát âm chuẩn tiếng Anh. Cùng làm các bài tập trọng âm tiếng Anh (có PDF) trong bài viết sau nhé!
Cải thiện ngữ pháp tiếng Anh cơ bản qua các bài tập câu điều kiện loại 1 trong bài viết của Langmaster nhé!
Các mẫu câu so sánh là phần kiến thức rất quan trọng của ngữ pháp tiếng Anh. Hôm nay, cùng Langmaster ôn lại bài và luyện tập với các bài tập so sánh hay nhất (có PDF) nhé!
Để có thể tự tin trong giao tiếp, bạn không buộc phải học cả 12 thì mà chỉ cần nắm vững 6 thì cơ bản trong tiếng Anh. Vậy đó là 6 thì nào? Cùng đọc bài viết sau nhé!