TÌM HIỂU TẤT TẦN TẬT VỀ CẤU TRÚC GOOD AT

Mục lục [Ẩn]

  • 1. Cấu trúc Good at trong câu tiếng Anh 
  • 2. Sự khác biệt giữa cấu trúc Good at và cấu trúc Good in
  • 3. Cấu trúc Bad at - trái nghĩa với cấu trúc Good at
  • 3. Bài tập vận dụng cấu trúc Good at

Trong tiếng Anh việc học và hiểu các cấu trúc là điều rất cần thiết. Bởi lẽ số lượng cấu trúc câu trong tiếng Anh là rất lớn, nếu muốn thành thục đòi hỏi bạn học phải đầu tư thời gian khá nhiều. Ở bài viết hôm nay hãy cùng Langmaster tìm hiểu một cấu trúc khá quen thuộc đó chính là cấu trúc Good at. Good at là gì? Được sử dụng như thế nào? hãy tham khảo ngay thông tin ở bài viết dưới đây nhé!

1. Cấu trúc Good at trong câu tiếng Anh 

Cấu trúc Good at trong câu thường mang nghĩa là giỏi, làm tốt hay thuần thục một cái gì đó. Trong tiếng Anh cấu trúc này được sử dụng khá phổ biến khi miêu tả ai đó giỏi về một thứ gì đó. Theo dõi thông tin dưới đây để nắm rõ hơn về cấu trúc và các ví dụ minh họa trong từng trường hợp.

Cấu trúc: S + to be good at + N/V-ing

Ví dụ:

  • Linh is good at singing. (Linh hát rất tốt) 
  • Mai is good at volleyball. (Mai chơi bóng chuyền rất giỏi.)
  • Lam is good at Art, he always finishes first. (Lâm giỏi môn nghệ thuật, cậu ấy luôn hoàn thành đầu tiên.)

null

Cấu trúc Good at trong câu tiếng Anh 

Xem thêm:

Những từ dễ nhẫm lẫn trong tiếng Anh - Learn / Study [Học tiếng Anh cho người mới bắt đầu]

Langmaster - Học ngay 100 cụm động từ tiếng Anh thông dụng nhất quét sạch mọi chủ đề

2. Sự khác biệt giữa cấu trúc Good at và cấu trúc Good in

Các tài liệu thường không có quy định rõ ràng về sự khác biệt giữa cấu trúc Good at và cấu trúc Good in. Tuy vậy theo các thường dùng được chia sẻ từ người bản xứ thì 2 từ này được sử dụng trong các ngữ cảnh khác nhau. Dưới đây là những phân tích và ví dụ giúp cho bạn hiểu hơn về sự khác biệt giữa 2 cấu trúc này mà người bản xứ hay dùng. 

  • Cấu trúc Good at thường được sử dụng khi nói về các hoạt động, khi có kỹ năng tốt hay làm tốt một hoạt động nào đó. 

Ví dụ:

  • He is good at speaking Japanese, English and German. (Anh ấy nói tốt tiếng Nhật, Anh và Đức.)
  • Tuan is good at dancing. (Tuấn nhảy đẹp.)
  • Cấu trúc Good in  thường được sử dụng khi nói về các lĩnh vực, việc thể hiện tốt và hành xử tốt tình huống đó như thế nào. Thông thường thì Good in sẽ đi với danh từ. 

Ví dụ:

  • He is good in finance. (Anh ấy giỏi về tài chính.)
  • She is really good in tackling bad conditions. (Cô ấy rất giỏi trong xứ lý vấn đề tệ) 

Tuy nhiên không phải vì thế mà Good at không đi cùng với danh từ mà vẫn kết hợp bình thường. Theo thống kê số lượng ngày nay thì người ta thấy là cấu trúc Good at đi kèm với danh từ nhiều hơn Good in. Vì vậy bạn hoàn toàn có thể sử dụng thay thế 2 cấu trúc này lẫn nhau khi kết hợp với danh từ mà không cần đắn đo. 

Ví dụ:

  • He’s good at product films. (Anh ấy giỏi sản xuất phim)
  • I’m good at Chinese.  (Tôi học tốt tiếng Trung) 
  • People who are good at singing can learn foreign languages sooner. (Những người giỏi hát hò có thể học ngoại ngữ sớm hơn.)

null

Sự khác biệt giữa cấu trúc Good at và cấu trúc Good in

3. Cấu trúc Bad at - trái nghĩa với cấu trúc Good at

Khi học tiếng Anh bạn sẽ dễ dàng bắt gặp cấu trúc Bad at, đôi khi học về chủ đề này còn thường thấy Good at đi cùng với Bad at khi học từ vựng. Bởi lẽ cách dùng của 2 từ này có sự tương đồng nhưng chỉ trái nghĩa nhau. Dưới đây là những phân tích và ví dụ về cấu trúc Bad at để từ đó mang đến cho bạn cái nhìn rõ ràng nhất. 

Cấu trúc Bad at thể hiện việc ai đó không giỏi cái gì đó.

Ví dụ: 

  • I am bad at sports. (Tôi chơi thể thao rất tệ)
  • She is bad at speaking. (Cô ấy nói chuyện rất tệ)
  • He is bad at dancing. (Anh ấy nhảy chẳng đẹp gì cả)

Mặc dù có ý nghĩa trái ngược nhau nhưng cách dùng và cấu trúc vẫn giống như Good at

3. Bài tập vận dụng cấu trúc Good at

Để nắm chắc hơn về kiến thức thì không có cách nào hiệu quả hơn việc luyện tập vận dụng nó trong các bài tập. Dưới đây là bài tập giúp cho bạn hiểu rõ hơn về cấu trúc Good at cũng như phân biệt được các ngữ cảnh khi sử dụng cấu trúc này. 

Bài tập: Chọn đáp án đúng điền vào chỗ trống sao cho phù hợp với câu cho trước: 

1. My son is ______ drawing pictures.

A. good at

B. good in

C. good

2. Are you good at ______ volleyball? 

A. play

B. playing

C. played

3. Don’t worry. He is good in ______.

A. Physic

B. doing Physic

C. study Physic

4. I know she is ______ solving crossword puzzles.

A. good at

B. good in

C. good

5. Many people in this company are good at ______ English. 

A. speak

B. speake

C. spoking

null

Bài tập vận dụng cấu trúc Good at

Đáp án

1. A

2. B

3. A

4. A

5. C

Xem thêm:

=> TẤT TẦN TẬT THÔNG TIN VỀ CẤU TRÚC CỦA FANCY: FANCY TO V HAY VING

=> TẤT TẦN TẬT VỀ CẤU TRÚC FAIL: FAIL TO V HAY VING?

Như vậy bài viết đã đưa ra những thông tin về chủ đề cấu trúc Good at. Hy vọng với kiến thức được chia sẻ sẽ giúp bạn có thêm kiến thức khi sử dụng các cấu trúc trong tiếng Anh. Hãy luyện tập nhiều hơn để kiến thức vừa học được nhớ lâu hơn nữa nhé. Để biết được trình độ tiếng Anh của mình, hãy tham gia ngay bài test miễn phí tại đây. Đăng ký ngay khóa học cùng Langmaster để có thêm nhiều bài học bổ ích!

Trung tâm tiếng Anh giao tiếp Langmaster

Trung tâm tiếng Anh giao tiếp Langmaster

Langmaster là trung tâm tiếng Anh giao tiếp DUY NHẤT trên thị trường cam kết chuẩn đầu ra theo CEFR. Không chỉ dừng lại ở việc đào tạo tiếng Anh, chúng tôi muốn truyền cảm hứng cho học viên, thay đổi niềm tin và thói quen để trở thành những người thành đạt có trách nhiệm với gia đình và xã hội!

Nội Dung Hot

KHOÁ HỌC TRỰC TUYẾN 1 KÈM 1

Khoá học trực tuyến
1 kèm 1

  • Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
  • Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
  • Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
  • Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
  • Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.

Chi tiết

null

KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM

  • Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
  • Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
  • Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...

Chi tiết

null

KHÓA HỌC OFFLINE TẠI HÀ NỘI

  • Mô hình học ACE: Học chủ động, Rèn luyện năng lực lõi và môi trường học toàn diện
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, cam kết đạt chuẩn về chuyên môn và năng lực giảng dạy.
  • Áp dụng phương pháp: Siêu phản xạ, Lập trình tư duy (NLP), ELC (Học qua trải nghiệm),...
  • Môi trường học tập toàn diện và năng động giúp học viên “đắm mình” vào tiếng Anh và nâng cao kỹ năng giao tiếp.

Chi tiết


Bài viết khác