CẤU TRÚC APOLOGIZE – LỜI XIN LỖI TRANG TRỌNG TRONG TIẾNG ANH

Mục lục [Ẩn]

  • A. Giải thích nghĩa của từ “apologize”
  • B. Cấu trúc apologize và cách sử dụng
  • C. Cách sử dụng cấu trúc apologize
    • 1. Apologize for
    • 2. Apologize to
  • D. Phân biệt cấu trúc apologize và cấu trúc sorry
    • 1. Cấu trúc apologize
    • 2. Cấu trúc sorry
  • E. Bài tập với cấu trúc apologize

Cấu trúc apologize là một trong những mẫu câu xin lỗi được sử dụng thường xuyên nhất. Mặc dù mang cùng ý nghĩa là bày tỏ sự nhận lỗi, nhưng giữa apologize và sorry có sự khác nhau khá rõ. Cùng tìm hiểu về cấu trúc và cách sử dụng mẫu câu này trong Tiếng Anh nhé.

A. Giải thích nghĩa của từ “apologize”

Apologize (/ə´pɔlə¸dʒaiz/) là một nội động từ, mang ý nghĩa là nhận lỗi, nhận sai với thái độ trang trọng (không xét đến tính chân thành của người nói). Người ta sử dụng cấu trúc apologize trong Tiếng Anh là để xin lỗi một ai đó vì việc gì. Cấu trúc này có ý nghĩa tương tự cấu trúc sorry, tuy nhiên apologize thường được dùng trong những bối cảnh trang trọng hay các văn bản chính thức, còn sorry thường chỉ sử dụng trong những cuộc hội thoại thường ngày.

Từ “apologize” còn có cách viết khác là “apologise”. Danh từ của động từ này là “apology” (lời xin lỗi.). “Apology” thường đi chung với những động từ như offer (đề nghị), make (đưa ra), accept (chấp nhận).

B. Cấu trúc apologize và cách sử dụng

Cấu trúc apologize được khái quát như sau:

null

Ví dụ:

- I must apologize to my manager for my late reply. (Tôi phải xin lỗi quản lý của tôi vì đã trả lời chậm trễ)

- Tom apologize for making Susan cry. (Tom xin lỗi vì đã làm Susan khóc)

Lưu ý:

- Cấu trúc trên được sử dụng như cấu trúc apologize trong câu gián tiếp. 

- Trong trường hợp lời xin lỗi không nhắc tới một ai cụ thể thì có thể bỏ mục somebody.

Xem thêm: 

=> THÀNH THẠO CẤU TRÚC IN SPITE OF VÀ DESPITE TRONG 5 PHÚT!

=> PHÂN BIỆT CẤU TRÚC NEITHER NOR EITHER OR CỰC DỄ DÀNG!

C. Cách sử dụng cấu trúc apologize

Cấu trúc apologize được sử dụng khá nhiều trong văn cảnh giao tiếp trang trọng và trong Tiếng Anh học thuật. Có 2 cách sử dụng cấu trúc này, kết hợp với giới từ “to” và “for”.

- Apologize to: dùng khi muốn gửi lời xin lỗi tới ai đó.

- Apologize for: dùng để xin lỗi ai đó về sự việc gì đó.

1. Apologize for

1.1. Dùng với V-ing: mang ý nghĩa nhận lỗi về hành động sai sót của mình, công thức được khái quát là:

null

Ví dụ:

- They apologized for forgetting my birthday party. (Họ xin lỗi vì đã quên mất ngày sinh nhật của tôi)

- I deeply apologize for hurting your baby. (Tôi chân thành xin lỗi vì đã làm đau em bé của bạn)

1.2. Dùng với Noun: mang ý nghĩa nhận lỗi về một sự việc gì đó, có công thức là:

null

Ví dụ:

- You need to apologize for your carelessness. (Cậu nên xin lỗi vì sự bất cẩn của mình)

2. Apologize to

Cấu trúc apologize to được sử dụng để gửi lời xin lỗi tới ai đó. Công thức:

Apologize + to + person/noun.

Ví dụ: 

- Don’t apologize to me, apologize to the teacher. (Đừng xin lỗi tôi, hãy xin lỗi giáo viên)

- Humans really should apologize to Mother Nature. (Con người thực sự nên xin lỗi Mẹ Thiên Nhiên)

Xem thêm:

=> 5 PHÚT THÀNH THẠO CẤU TRÚC LET, LETS VÀ LET’S TRONG TIẾNG ANH

=> CẤU TRÚC DIFFICULT : ĐỊNH NGHĨA, CÁCH DÙNG VÀ BÀI TẬP CÓ ĐÁP ÁN

D. Phân biệt cấu trúc apologize và cấu trúc sorry

Cấu trúc apologize và cấu trúc sorry tuy đều có nghĩa là sự xin lỗi, tuy nhiên trong từng trường hợp cụ thể, cách sử dụng của 2 cấu trúc câu này hoàn toàn khác nhau. Bởi apologize là động từ và sorry là tính từ. Cụ thể như sau:

1. Cấu trúc apologize

Được sử dụng trong các văn cảnh trang trọng và những văn bản chính thức. Ngoài ra, người ta cũng có thể sử dụng apologize để nhận lỗi sai mà không cần có sự chân thành trong đó.

Ví dụ:

The publishing company apologized for not publishing the novel on time. (Công ty xuất bản đã xin lỗi vì không xuất bản cuốn tiểu thuyết đúng hạn)

2. Cấu trúc sorry

Người ta sử dụng cấu trúc sorry để thể hiện sự xin lỗi trong các trường hợp giao tiếp thông thường, thân mật. Đặc biệt, với cấu trúc sorry, người nói thường thể hiện rất rõ sự chân thật, và cả người nói và người nghe đều không cảm thấy sự khách sáo trong câu xin lỗi. 

Ví dụ:

I’m sorry, we can’t take you to the park. (Mẹ xin lỗi, chúng ta không đi chơi công viên được rồi)

Trong một số trường hợp, cấu trúc sorry còn thể hiện sự thất vọng, chán chường hoặc đồng cảm sâu sắc (ví dụ như trong đám tang).

Xem thêm: 

=> CÁCH DÙNG CẤU TRÚC PROMISE VÀ BÀI TẬP CÓ ĐÁP ÁN

=> SỬ DỤNG CẤU TRÚC AVOID NHƯ THẾ NÀO? PHÂN BIỆT AVOID VÀ PREVENT

E. Bài tập với cấu trúc apologize

Sử dụng cấu trúc apologize để viết lại câu sao cho cho nghĩa không đổi:

  1. Trizzie said to her teacher: “I’m sorry, I didn’t listen to you”

Trizzie apologized to her teacher…………………………….

  1. “I’m sorry, I have to finish this report” Tom said.

Tom apologized …………………………….

  1. “I’m sorry, I should have told you before” Sarah said to you.

Sarah apologized …………………………….

  1. “I’m sorry if I hurt you”.

I apologize …………………………….

  1. “So sorry, I didn’t mean to cut the queue.”

The girl lowered her head and apologized …………………………….

Trên đây là các thông tin về cách sử dụng cũng như phân biệt cấu trúc apologize với sorry. Đây là một trong những cấu trúc câu được sử dụng rất nhiều trong Tiếng Anh học thuật. Hy vọng các thông tin trên của Langmaster đã giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích về ngữ pháp. Hẹn gặp lại bạn ở các bài viết tiếp theo nhé.

Trung tâm tiếng Anh giao tiếp Langmaster

Trung tâm tiếng Anh giao tiếp Langmaster

Langmaster là trung tâm tiếng Anh giao tiếp DUY NHẤT trên thị trường cam kết chuẩn đầu ra theo CEFR. Không chỉ dừng lại ở việc đào tạo tiếng Anh, chúng tôi muốn truyền cảm hứng cho học viên, thay đổi niềm tin và thói quen để trở thành những người thành đạt có trách nhiệm với gia đình và xã hội!

Nội Dung Hot

KHOÁ HỌC TRỰC TUYẾN 1 KÈM 1

Khoá học trực tuyến
1 kèm 1

  • Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
  • Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
  • Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
  • Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
  • Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.

Chi tiết

null

KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM

  • Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
  • Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
  • Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...

Chi tiết

null

KHÓA HỌC OFFLINE TẠI HÀ NỘI

  • Mô hình học ACE: Học chủ động, Rèn luyện năng lực lõi và môi trường học toàn diện
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, cam kết đạt chuẩn về chuyên môn và năng lực giảng dạy.
  • Áp dụng phương pháp: Siêu phản xạ, Lập trình tư duy (NLP), ELC (Học qua trải nghiệm),...
  • Môi trường học tập toàn diện và năng động giúp học viên “đắm mình” vào tiếng Anh và nâng cao kỹ năng giao tiếp.

Chi tiết


Bài viết khác