BEST REGARDS LÀ GÌ? CÁCH DÙNG VÀ CÁC TỪ KẾT THÚC EMAIL CHUYÊN NGHIỆP

Mục lục [Ẩn]

  • I. Best Regards là gì?
  • II. Cách dùng Best Regards chính xác
  • III. Các cụm từ có ý nghĩa tương đồng với Best Regards
    • 1. Kind Regards
    • 2. Warm Regards
    • 3. Regards
    • 4. Phân biệt Best regards, Kind regards, Warm regards và Regards
  • IV. Một số cụm từ thay thế Best Regards để kết thúc email chuyên nghiệp
    • 1. Email thể hiện sự trang trọng
    • 2. Email thể hiện sự thân mật
  • V. Một số lưu ý khi dùng Best Regards
    • 1. Không viết hoa hoặc in đậm
    • 2. Không sử dụng biểu tượng cảm xúc
    • 3. Viết đúng chính tả
    • 4. Không sử dụng dấu chấm than

Bạn hay bắt gặp “Best Regards” ở cuối mỗi email và sử dụng cụm từ này thường xuyên. Nhưng “Best Regards” là gì? Liệu bạn có đang biết cách dùng “Best Regards” chính xác? Có trường hợp nào nên dùng các từ kết thúc email khác thay cho “Best Regards” không? Hãy để Tiếng Anh giao tiếp Langmaster bật mí cho bạn trong bài viết sau!

I. Best Regards là gì?

null

Best Regards (“Trân trọng”) là cách kết thư thể hiện sự tôn trọng với người nhận

Best Regards là cụm từ mang ý nghĩa “Trân trọng nhất” hoặc “Trân trọng” đứng trước chữ ký. Đây là cách kết thúc phổ biến cho các dạng thư từ bằng văn bản, bao gồm cả email và thể hiện sự tôn trọng với người nhận.

Best Regards cũng có thể kết hợp với từ “Thanks” để tạo thành cụm từ Thanks and best regards ở cuối văn bản. Vậy bạn có đoán được Thanks and best regards là gì không? Cụm từ này có nghĩa là “Cảm ơn và trân trọng”, mang sắc thái trang trọng hơn so với Best regards.

II. Cách dùng Best Regards chính xác

Best Regards là cách để kết thúc email một cách thông dụng và an toàn không đồng nghĩa với việc chúng ta có thể sử dụng cụm từ này trong mọi hoàn cảnh. Bạn nên dùng Best Regards trong trường hợp không quá trang trọng và người nhận là người mà bạn biết và tôn trọng, chẳng hạn:

  • Email gửi cho đối tác kinh doanh, nhà cung cấp hoặc khách hàng
  • Email gửi tới đồng nghiệp
  • Email gửi cho người quen, thân thiết

null

III. Các cụm từ có ý nghĩa tương đồng với Best Regards

1. Kind Regards

Kind Regards (hay Kindest Regards) là một biến thể trang trọng hơn của Best Regards, được dùng khi người viết không muốn tỏ ra quá thân thiết với người nhận. Vì vậy, Kind Regards là cách phù hợp để kết thúc email liên quan đến làm ăn, kinh doanh.

Bạn có thể dùng Kind Regards trong các trường hợp dưới đây:

  • Email gửi tới khách hàng tiềm năng khi mới tiếp cận
  • Email gửi tới giám đốc điều hành
  • Email gửi cho người quen của bạn bè, đồng nghiệp

2. Warm Regards

Khác với Kind Regards, Warm Regards là phiên bản thân mật và gần gũi hơn của Best Regards. Warm Regards thể hiện sự đánh giá cao đối với người nhận - những người bạn quen biết từ lâu. 

Một số trường hợp có thể dùng Warm Regards:

  • Email gửi tới người thân trong gia đình
  • Email gửi cho bạn bè
  • Email gửi tới đồng nghiệp thân thiết

* Lưu ý: Không nên dùng Warm Regards trong thư từ kinh doanh.

3. Regards

Regards có nghĩa là “Trân trọng”, không thể hiện nhiều tình cảm và ít trang trọng hơn so với Best Regards. Do đó, hãy cân nhắc khi dùng Regards vì từ này phần nào khiến người nhận cảm thấy bạn khá lạnh lùng, xa cách và thờ ơ.

4. Phân biệt Best regards, Kind regards, Warm regards và Regards

Nhìn chung, Best regards, Kind regards, Warm regards và Regards đều mang nghĩa là “Trân trọng” dùng để kết thư. Tuy nhiên, các cụm từ này khác nhau về mức độ thân mật và trang trọng.

Regards: Trung lập, không thể hiện sự thân mật

Best Regards: Không quá trang trọng, có sự thân mật

Kind Regards: Trang trọng hơn và ít thân mật hơn Best Regards

Warm Regards: Thân mật hơn Best Regards

null

Phân biệt Best regards, Kind regards, Warm regards và Regards

Để lựa chọn cụm từ kết thư phù hợp, bạn cần xác định được:

  • (1) Người nhận là ai? 
  • (2) Mức độ thân thiết của mối quan hệ như thế nào? 
  • (3) Mục đích của bức thư là gì? (Công việc hay cá nhân).

Chỉ khi trả lời được các câu hỏi trên, bạn mới dùng cách kết thư chính xác và chuyên nghiệp nhất có thể.

Xem thêm:

=>  50 MẪU VIẾT EMAIL BẰNG TIẾNG ANH CHUẨN CHUYÊN NGHIỆP!

=>  CÁCH TRẢ LỜI EMAIL THƯ MỜI PHỎNG VẤN TIẾNG ANH CỰC CHUYÊN NGHIỆP

IV. Một số cụm từ thay thế Best Regards để kết thúc email chuyên nghiệp

null

Các cụm từ thay thế Best Regards

1. Email thể hiện sự trang trọng

Sincerely (Dùng khi biết tên người nhận)

Yours sincerely (Dùng khi đã gặp hoặc nói chuyện với người nhận)

Yours Truly (Dùng khi không biết tên người nhận, phổ biến trong Anh - Mỹ)

Yours faithfully (Dùng khi không biết tên người nhận, phổ biến trong Anh - Anh)

Thank you in advance/ Thanks in advance (Dùng khi bạn nhờ người nhận làm điều gì đó)

Best wishes (Chúc mọi điều tốt lành)

2. Email thể hiện sự thân mật

Best (Dùng khi người nhận là người bạn thường xuyên giao tiếp)

Thanks/ Thanks so much

See you soon

Onward and upward

Cheers

Love

Your friendly [chức vụ]

Congratulations (Chúc mừng)

Take care (Dùng khi bạn biết rõ về tình htrạng sức khoẻ/ tình huống của người nhận)

As ever (Như mọi khi)

null

V. Một số lưu ý khi dùng Best Regards

1. Không viết hoa hoặc in đậm

Best regards được viết ở cuối thư, trước chữ ký của người viết và đi kèm dấu phẩy: 

Best regards,

[Tên người viết]

[Chức vụ] (Có thể có hoặc không)

Không viết hoa và in đậm Best Regards trong email

Không nên viết hoa hoặc in đậm toàn bộ cụm từ vì viết hoa hoặc in đậm chỉ dùng khi nhấn mạnh nội dung nào đó. Điều này có thể khiến bức thư của bạn kém chuyên nghiệp hơn, để lại ấn tượng xấu đối với người nhận, hoặc tệ hơn, làm người nhận hiểu sai vấn đề chính mà bạn đang muốn truyền đạt.

Xem thêm:

=> 40 CHỦ ĐỀ TỰ HỌC TIẾNG ANH GIAO TIẾP CHO NGƯỜI ĐI LÀM TỰ TIN THĂNG TIẾN

=> 100 CÂU TIẾNG ANH GIAO TIẾP HÀNG NGÀY THÔNG DỤNG NHẤT

2. Không sử dụng biểu tượng cảm xúc

Biểu tượng cảm xúc là yếu tố khá thừa thãi và không phù hợp với văn phòng nghiêm túc của thư từ kinh doanh. Do đó, hạn chế việc thêm các biểu tượng cảm xúc khi dùng Best regards trong thư.

3. Viết đúng chính tả

Lưu ý này không chỉ dùng với Best Regards mà áp dụng bất kỳ lúc nào bạn viết email. Một trong nhiều tiêu chí để đánh giá tính chuyên nghiệp của một bức thư là không có lỗi chính tả, đặc biệt là phần kết thư. Hãy chắc chắn rà soát lại văn bản trước khi bấm nút “Gửi” bạn nhé!

4. Không sử dụng dấu chấm than

Dấu chấm than thường được sử dụng trong câu cảm thán và câu cầu khiến. Cho dù đang phấn khích như thế nào đi chăng nữa, tránh sử dụng dấu chấm than sau từ Best Regards. Việc này vừa khiến cách kết thúc thư bị sai về hình thức, lại ghi “điểm trừ” với người nhận.

null

TÌM HIỂU THÊM: 

Vậy là tiếng Anh giao tiếp Langmaster đã cùng bạn khám phá Best Regards là gì, phân biệt Best Regards, Kind Regards, Warm Regards và Regards trong bài viết trên. Bạn đã nắm được kiến thức để kết thư một cách chuyên nghiệp chưa nào? Học thêm kỹ năng giao tiếp tại Langmaster để “nâng trình” ngôn ngữ, làm chủ công việc tốt hơn ngay từ bây giờ.

Trung tâm tiếng Anh giao tiếp Langmaster

Trung tâm tiếng Anh giao tiếp Langmaster

Langmaster là trung tâm tiếng Anh giao tiếp DUY NHẤT trên thị trường cam kết chuẩn đầu ra theo CEFR. Không chỉ dừng lại ở việc đào tạo tiếng Anh, chúng tôi muốn truyền cảm hứng cho học viên, thay đổi niềm tin và thói quen để trở thành những người thành đạt có trách nhiệm với gia đình và xã hội!

Nội Dung Hot

KHOÁ HỌC TRỰC TUYẾN 1 KÈM 1

Khoá học trực tuyến
1 kèm 1

  • Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
  • Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
  • Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
  • Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
  • Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.

Chi tiết

null

KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM

  • Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
  • Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
  • Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...

Chi tiết

null

KHÓA HỌC OFFLINE TẠI HÀ NỘI

  • Mô hình học ACE: Học chủ động, Rèn luyện năng lực lõi và môi trường học toàn diện
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, cam kết đạt chuẩn về chuyên môn và năng lực giảng dạy.
  • Áp dụng phương pháp: Siêu phản xạ, Lập trình tư duy (NLP), ELC (Học qua trải nghiệm),...
  • Môi trường học tập toàn diện và năng động giúp học viên “đắm mình” vào tiếng Anh và nâng cao kỹ năng giao tiếp.

Chi tiết


Bài viết khác