5 PHÚT THÀNH THẠO NGAY CÂU MỆNH LỆNH TRONG TIẾNG ANH
Mục lục [Ẩn]
- 1. Câu mệnh lệnh dùng khi nào?
- 2. Cấu trúc câu mệnh lệnh
- 2.1. Câu mệnh lệnh ở thể khẳng định.
- 2.2. Câu mệnh lệnh ở thể phủ định.
- 2.3. Câu mệnh lệnh gián tiếp.
- 3. Bài tập về câu mệnh lệnh.
- Đáp án:
Câu mệnh lệnh trong tiếng Anh có cấu trúc cực dễ nhớ, dễ dùng. Đúng theo tên gọi của nó, câu mệnh lệnh - Imperative sentences dùng để yêu cầu ai làm điều gì đó. Ngoài cấu trúc trực tiếp thông thường, sẽ có 1 vài điểm mà bạn cần chú ý.
Tương tự như các mẫu câu khác, câu mệnh lệnh có ở thể trực tiếp, gián tiếp, dạng khẳng định và phủ định. Để hiểu rõ hơn về các cấu trúc này, hãy cùng phân tích các trường hợp sau đây.
1. Câu mệnh lệnh dùng khi nào?
Chúng ta dùng câu mệnh lệnh trong các trường hợp phổ biến sau đây:
- Câu mệnh lệnh dùng để đưa ra lời chỉ dẫn.
Ví dụ: Boil the water and put the tomatoes in. (Đun sôi nước và thả những quả cà chua vào.)
- Câu mệnh lệnh đưa ra một yêu cầu trực tiếp với người khác.
Ví dụ: Give me your wallet and car key. (Đưa cho tôi ví tiền và chìa khóa xe ô tô của bạn.)
- Câu mệnh lệnh đưa ra lời mời.
Ví dụ: Have dinner with us tonight. (Tối nay bạn ăn tối với chúng tôi nhé.)
- Câu mệnh lệnh có trên các biển báo hoặc chỉ dẫn.
Ví dụ: Push/Pull (Hãy đẩy vào/Hãy kéo ra.)
- Câu mệnh lệnh để đưa ra lời khuyên một cách thân thiện.
Ví dụ: Take a thorough look at this. (Hãy xem cái này thật cẩn thận.)
2. Cấu trúc câu mệnh lệnh
Về cơ bản, câu mệnh lệnh sẽ có dạng 1 động từ, chủ ngữ và tân ngữ có thể được lược bỏ mà không làm thay đổi ý nghĩa. Cuối các câu mệnh lệnh thường là dấu chấm than “!”.
Ví dụ:
- Stop! Dững lại!
- Open! Mở ra!
- Run! Chạy đi!
- Move! Di chuyển đi!
- Drive! Lái xe đi!
2.1. Câu mệnh lệnh ở thể khẳng định.
Đây là dạng thường thấy nhất của câu mệnh lệnh, trong giao tiếp, người nói có xu hướng lên giọng ở cuối câu.
Ví dụ:
- Bring your umbrella! It’s snowing outside. (Mang theo ô đi. Ngoài trời tuyết đang rơi đấy.)
- Driver faster! (Lái xe nhanh nữa đi!)
- Get up and get dressed! (Thức dậy và mặc đồ đi.)
- Make yourself at home! (Cứ tự nhiên như ở nhà!)
- Speak louder! (Nói to lên!)
2.1.1 Câu mệnh lệnh có đối tượng cụ thể.
Bằng cách thêm tên của đối tượng, bạn sẽ làm rõ mục đích của câu mệnh lệnh đưa ra là hướng tới ai. Thường tên đối tượng sẽ được thêm vào cuối câu (hoặc đầu câu) và ngăn cách với phần mệnh lệnh chính bằng dấu phẩy “,”.
Ví dụ:
- Hurry up, boys! (Nhanh lên nào các chàng trai!)
- Go, team A! (Cố lên đội A!)
- All the girls from the right move to the left! (Tất cả các bạn nữ ở bên phải di chuyển sang bên trái.)
2.1.2. Câu mệnh lệnh với LET
Cấu trúc chung: Let + sb + do + sth - cho phép, để ai đó làm gì
Ví dụ:
- Let me check your homework! (Để tôi kiểm tra bài tập về nhà của cậu!)
- Let John have his choice! (Để John được lựa chọn đi!)
- Let me be! (Mặc kệ tôi đi!)
- Let me talk about it first! (Để tôi nói về chuyện đó trước đã!)
- Let Jane come here! (Để Jane vào đây đi!)
Lưu ý:
- Câu mệnh lệnh có thể thêm Please để tạo sắc thái lịch sự hơn.
Ví dụ:
Please fill in this form and wait for your order. (Xin hãy điền vào phiếu này và đợi đồ của bạn.)
- Câu dạng Could you…/Would you…/Do you mind…/Would you mind… có thể sử dụng thay thế câu mệnh lệnh để bày tỏ ý lịch sự hơn.
Ví dụ:
- Open the window! → Would you mind opening the window? (Bạn có thể mở cửa sổ ra không?)
- Quiet! → Could you turn down the volume? (Bạn có thể nhỏ tiếng hơn được không?)
- Call me tomorrow! → Do you mind calling me tomorrow? (Bạn có phiền nếu gọi cho tôi vào ngày mai không?)
- Đảo DO lên trước động từ trong câu mệnh lệnh để thể hiện ý nhấn mạnh
Ví dụ:
- Do forgive them. They didn't mean to offend you. (Hãy bỏ qua cho họ. Họ không cố ý xúc phạm bạn đâu.)
- Do try your best! (Hãy làm hết sức mà bạn có thể nhé!)
2.2. Câu mệnh lệnh ở thể phủ định.
Ngược lại với thể khẳng định, câu mệnh lệnh phủ định dùng để ngăn cấm ai làm việc gì đó. Câu được tạo nên bằng cách thêm trợ động từ phủ định vào câu khẳng định, hoặc dùng các động từ mang nghĩa phủ định.
Ví dụ:
- Make some noise! → Do not/Don’t make noise! (Đừng gây ồn!)
- Stop making so much noise! (Dừng ngay việc làm ồn lại!)
- Do not step on the grass! (Không giẫm lên cỏ!)
- Keep away from children’s reach! (Để xa tầm tay trẻ em!)
- Never say never! (Đừng bao giờ nói không bao giờ!)
2.3. Câu mệnh lệnh gián tiếp.
Câu gián tiếp từ câu mệnh lệnh thường giữ nguyên động từ chính trong câu, hoặc thay đổi 1 động từ khác sao cho nghĩa của câu không đổi. Tân ngữ của câu gián tiếp rõ ràng.
Các động từ thường gặp khi chuyển gián tiếp là: tell/ask/order/advise/…
Ví dụ:
- Bring your notebook over here, Mai! → Mai was asked to bring her notebook over there.
- Eat more vegetables! → Mom told me to eat more vegetables!
Xem thêm:
=> BẠN ĐÃ NẮM RÕ CẤU TRÚC CÂU WISH (ĐIỀU ƯỚC) TRONG TIẾNG ANH CHƯA
=> CÁC CẤU TRÚC CÂU CẢM THÁN THÔNG DỤNG NHẤT VỚI WHAT, HOW, SO, SUCH
3. Bài tập về câu mệnh lệnh.
Viết lại các câu sau sử dụng câu mệnh lệnh.
- You mustn't make noise during lessons.
______ during lessons.
- You have to listen to your teachers and follow the instructions.
________ to your teachers and _____ the instructions.
- You can't cheat on exams.
_____ on exams.
- You should sit at your desk and wait for your turn.
_______ at your desk and ______ for your turn.
- You mustn't be late for work.
_______ late for work.
- You should read the guidebooks because they are helpful.
_________ the guidebooks because they are helpful.
- You must pay attention all the time during classes.
_____ attention all the time.
- You mustn't eat that much chocolate.
______ that much chocolate.
- You have to go to bed early today, Sam.
______ to bed early today, Sam.
- You should get up at six tomorrow morning to do exercises.
_____ at six tomorrow morning to do exercises.
Đáp án:
- Don't make noise
- Listen/follow
- Don't cheat
- Sit/wait
- Don't be
- Read
- Pay
- Don't eat
- Go
- Get up
Nội Dung Hot
Khoá học trực tuyến
1 kèm 1
- Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
- Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
- Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
- Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
- Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.
KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM
- Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
- Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
- Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
- Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...
KHÓA HỌC OFFLINE TẠI HÀ NỘI
- Mô hình học ACE: Học chủ động, Rèn luyện năng lực lõi và môi trường học toàn diện
- Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, cam kết đạt chuẩn về chuyên môn và năng lực giảng dạy.
- Áp dụng phương pháp: Siêu phản xạ, Lập trình tư duy (NLP), ELC (Học qua trải nghiệm),...
- Môi trường học tập toàn diện và năng động giúp học viên “đắm mình” vào tiếng Anh và nâng cao kỹ năng giao tiếp.
Bài viết khác
Thành thạo ngữ pháp cơ bản với bài tập các thì trong tiếng Anh là bước quan trọng để bạn nâng cao trình độ ngoại ngữ.
Làm chủ kiến thức về trọng âm sẽ giúp bạn phát âm chuẩn tiếng Anh. Cùng làm các bài tập trọng âm tiếng Anh (có PDF) trong bài viết sau nhé!
Cải thiện ngữ pháp tiếng Anh cơ bản qua các bài tập câu điều kiện loại 1 trong bài viết của Langmaster nhé!
Các mẫu câu so sánh là phần kiến thức rất quan trọng của ngữ pháp tiếng Anh. Hôm nay, cùng Langmaster ôn lại bài và luyện tập với các bài tập so sánh hay nhất (có PDF) nhé!
Để có thể tự tin trong giao tiếp, bạn không buộc phải học cả 12 thì mà chỉ cần nắm vững 6 thì cơ bản trong tiếng Anh. Vậy đó là 6 thì nào? Cùng đọc bài viết sau nhé!