Những lỗi phát âm tiếng Anh của người Việt thường gặp nhất

Mục lục [Ẩn]

  • LỖI PHÁT ÂM TIẾNG ANH CỦA NGƯỜI VIỆT
    • 1. Phát âm chữ “iz” trong tất cả từ có đuôi “es”
    • 2. Phát âm tiếng Anh bằng cách “đánh vần”
    • 3. Phát âm sai ở cuối từ
    • 4. Hoặc tệ hơn, ở cuối từ, vài âm cuối có thể bị loại bỏ
    • 5. Âm gió đọc “loạn xị ngậu”
    • 6. Trọng âm từ là một sự xa xỉ
Tiếng Anh không giống như tiếng Việt, có trọng âm, âm đuôi, âm gió khiến cho nhiều người gặp khó khăn trong việc phát âm. Bài viết này Langmaster xin tổng hợp những lỗi phát âm tiếng Anh của người Việt thường gặp nhất, các bạn hãy lưu lại để tránh mắc sai lầm.
 
 

LỖI PHÁT ÂM TIẾNG ANH CỦA NGƯỜI VIỆT

 

1. Phát âm chữ “iz” trong tất cả từ có đuôi “es”

Đôi khi, bạn có thể cảm thấy bối rối và thật vô lý khi một số từ có đuôi “es” mà lại không phát âm là /ɪz/. Một ví dụ tiêu biểu là từ “clothes” được phát âm là /kloʊð-z/ thay vì /’kloʊ-ðɪz/, hay planes là /pleɪnz/ chứ không phải /pleɪnɪz/. Ấy vậy mà, cũng đuôi “es”, từ “roses” lại được phát âm là /’roʊ-zɪz/.
Khi gặp những từ như vậy, tin tốt là bạn có thể biết được lúc nào thì “es” được phát âm là /ɪz/, lúc nào không. Nếu bạn để ý, từ “rose” có âm cuối là /z/ - một âm gió - nên khi thêm “es” vào sau, sẽ được đọc là /’roʊ-zɪz/.
Còn từ “clothe” hay “plane” có âm cuối là /ð/ nay /n/ - không phải âm gió - nên khi thêm “es” vào sau sẽ không đọc là /ɪz/.
 

2. Phát âm tiếng Anh bằng cách “đánh vần”

Nhiều người đã quá quen thuộc với cách đánh vần trong tiếng Việt, nên họ hy vọng có thể tìm được “quy tắc” đánh vần tiếng Anh. Điều này là không thể.
Bạn có thể đánh vần tiếng Việt (và một số ngôn ngữ khác) vì mỗi chữ cái đều tương ứng với một âm. Ví dụ, chữ “á” được phát âm giống nhau, bất kể đó là “cá”, “cát”, “cánh” hay “cám”. Điều này không đúng với tiếng Anh. Ví dụ, chữ “u” trong “put” và “but” có cách phát âm hoàn toàn khác nhau; hoặc chữ “oo” đọc khác nhau trong các từ “blood”, “foot” và “food”.
Nếu nhìn vào cách viết, bạn sẽ không thể phát âm tiếng Anh chính xác từ “comfortable” hay “phoenix”. Trong tiếng Anh, chỉ có 40% số từ có cách đọc giống cách viết. Vì vậy, nếu bạn đủ tỉnh táo, hãy quên đánh vần tiếng Anh đi.
Ngoài ra, nhiều người mới học tiếng Anh dễ cảm thấy bối rối nhất là khi gặp những từ như “not” và “note” hoặc “bit” và “bite”. Nếu chưa biết cách đọc đúng, họ có khuynh hướng sẽ đánh vần tiếng Anh theo kiểu: no-te và bi-te.
 

3. Phát âm sai ở cuối từ

- /d/ là /t/; /b/ là /p/; và /g/ là /k/
Trong tiếng Việt, không có từ nào có âm cuối là /d/, /b/ hay /g/ cả. Nên một “thói quen khó bỏ” của người Việt Nam là hễ đứng cuối từ là một trong 3 âm này, thì sẽ được phát âm tương ứng là /t/, /p/ và /g/. Ví dụ “rob” sẽ được phát âm là “rốp”; “trade” sẽ được phát âm là “trết”; và dog là đóc.
- “th” là /t/; /f/ là /p/; /ks/ là “ch”
Các âm cuối “th” như “breath” được đọc là “bờ-rét”; âm cuối “f” như “if” được đọc là “íp”; “six” được đọc là “xích”.
 

4. Hoặc tệ hơn, ở cuối từ, vài âm cuối có thể bị loại bỏ

Các âm cuối như /k/ trong “like” hay “think” thường xuyên không được phát âm bởi người Việt Nam. Các âm cuối khác như /f/ như trong từ “safe” sẽ biến mất: “sây” .
Các cụm âm cuối khó hơn có thể bị lược bớt cho dễ đọc hơn, ví dụ “build” thường đơn giản được đọc là “biu” - âm /ld/ hoàn toàn biến mất (thật ra là âm “u” trong từ này không được đọc); hay “milk” được giản lược thành “miu” - âm /lk/ cũng “gone with the wind”.
 

5. Âm gió đọc “loạn xị ngậu”

Âm gió là khái niệm rất mù mờ với người Việt Nam. Một phần lý do là không có sự tương đồng giữa các âm gió tiếng Việt (“xờ nhẹ”, “sờ nặng”, “ch chó”, “tr trâu”) với âm gió tiếng Anh.
Các âm gió được sử dụng tương đối tùy tiện, nên “see” và “she” đôi khi được phát giống nhau. Âm /z/ nếu đứng đầu từ được đọc là “d”, ví dụ “zoo” được phát âm là “du”; còn cuối từ thì… biến mất, như “plays” thì được đọc là “pờ-lây”.
 

6. Trọng âm từ là một sự xa xỉ

Trọng âm, mặc dù rất quan trọng trong phát âm tiếng Anh, xem ra không mấy quan trọng với phần lớn người Việt Nam. Thật ra, ít người Việt Nam quan tâm trọng âm là cái gì khi nói tiếng Anh. Ví dụ “download” đơn giản được đọc là “đao-loát”; “literature” được đọc là “lít-tờ-rây-chờ”.
 
Lỗi phát âm tiếng Anh của người Việt là một trong những lý do khiến nhiều người Việt Nam gặp khó khăn trong việc nghe nói tiếng Anh. Chính vì vậy nếu muốn thay đổi trình độ tiếng Anh của mình, việc đầu tiên bạn cần làm là cải thiện khả năng phát âm tiếng Anh. Nếu trình độ phát âm của bạn đã ổn rồi, bạn có thể tham khảo lộ trình học tiếng Anh giao tiếp cho người mất gốc trong bài học tiếng Anh giao tiếp cơ bản.
 
 
Trung tâm tiếng Anh giao tiếp Langmaster

Trung tâm tiếng Anh giao tiếp Langmaster

Langmaster là trung tâm tiếng Anh giao tiếp DUY NHẤT trên thị trường cam kết chuẩn đầu ra theo CEFR. Không chỉ dừng lại ở việc đào tạo tiếng Anh, chúng tôi muốn truyền cảm hứng cho học viên, thay đổi niềm tin và thói quen để trở thành những người thành đạt có trách nhiệm với gia đình và xã hội!

Nội Dung Hot

KHOÁ HỌC TRỰC TUYẾN 1 KÈM 1

Khoá học trực tuyến
1 kèm 1

  • Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
  • Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
  • Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
  • Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
  • Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.

Chi tiết

null

KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM

  • Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
  • Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
  • Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...

Chi tiết

null

KHÓA HỌC OFFLINE TẠI HÀ NỘI

  • Mô hình học ACE: Học chủ động, Rèn luyện năng lực lõi và môi trường học toàn diện
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, cam kết đạt chuẩn về chuyên môn và năng lực giảng dạy.
  • Áp dụng phương pháp: Siêu phản xạ, Lập trình tư duy (NLP), ELC (Học qua trải nghiệm),...
  • Môi trường học tập toàn diện và năng động giúp học viên “đắm mình” vào tiếng Anh và nâng cao kỹ năng giao tiếp.

Chi tiết


Bài viết khác