“TẤT TẦN TẬT" VỀ CÁCH ĐỌC NGÀY THÁNG TRONG TIẾNG ANH CHUẨN NHẤT

Mục lục [Ẩn]

  • I. Cách đọc ngày tháng trong tiếng Anh chuẩn nhất
    • 1. Cách đọc thứ trong tuần bằng tiếng Anh
    • 2. Cách đọc các ngày trong tháng bằng tiếng anh
    • 3. Cách đọc tháng trong năm bằng tiếng Anh
    • 4. Cách đọc các năm bằng tiếng Anh
  • II. Cách đọc thứ ngày tháng trong tiếng Anh chính xác
    • 1. Theo Anh – Anh
    • 2. Theo Anh – Mỹ
    • 3. Theo tiêu chuẩn quốc tế
  • III. Cách đọc ngày tháng năm sinh trong tiếng Anh kèm thứ
    • 1. Theo Anh - Anh
    • 2. Theo Anh - Mỹ
  • IV. Bài tập về cách đọc ngày tháng trong tiếng Anh có đáp án
    • 1. Bài tập: Điền cách viết hoặc cách đọc cho các thứ ngày tháng trong tiếng Anh sau
    • 2. Đáp án
  • Kết luận

Ngày tháng năm trong tiếng Anh là một trong những nội dung kiến thức cơ bản nhất để có thể giao tiếp hiệu quả bởi đây là chủ đề chúng ta sử dụng hàng ngày. Vậy bạn đã nắm được cách đọc ngày tháng trong tiếng Anh chuẩn xác nhất chưa? Trong bài viết sau đây, Langmaster sẽ giúp bạn hệ thống lại những kiến thức liên quan tới cách đọc ngày tháng năm trong tiếng Anh. Cùng bắt đầu ngay nhé!

I. Cách đọc ngày tháng trong tiếng Anh chuẩn nhất

1. Cách đọc thứ trong tuần bằng tiếng Anh

Cách đọc thứ trong tuần bằng tiếng Anh cụ thể như sau: 

Thứ

Các thứ trong tiếng Anh

Phiên âm

Anh - Anh

Anh Mỹ

Hai

Monday (MON)

/ˈmʌn.deɪ/

/ˈmʌn.deɪ/

Ba

Tuesday (TUE) 

/ˈtʃuːz.deɪ/

/ˈtuːz.deɪ/

Wednesday (WED) 

/ˈwenz.deɪ/

/ˈwenz.deɪ/

Năm

Thursday (THU)

/ˈθɜːz.deɪ/

/ˈθɝːz.deɪ/

Sáu

Friday (FRI) 

/ˈfraɪ.deɪ/

/ˈfraɪ.deɪ/

Bảy

Saturday (SAT)

/ˈsæt.ə.deɪ/

/ˈsæt̬.ɚ.deɪ/

Chủ nhật

Sunday (SUN)

/ˈsʌn.deɪ/

/ˈsʌn.deɪ/

2. Cách đọc các ngày trong tháng bằng tiếng anh

Cách đọc ngày trong tháng bằng tiếng Anh cụ thể như sau: 

Ngày

Các ngày trong tiếng Anh

Phiên âm

Anh - Anh

Anh Mỹ

1

1st – First

/ˈfɜːst/

/ˈfɝːst/

2

2nd – Second

/ˈsek.ənd/

/ˈsek.ənd/

3

3rd – Third

/θɜːd/

/θɝːd/

4

4th – Fourth

/fɔːθ/

/fɔːrθ/

5

5th – Fifth

/fɪfθ/

/fɪfθ/

6

6th – Sixth

/sɪksθ/

/sɪksθ/

7

7th – Seventh

/ˈsev.ənθ/

/ˈsev.ənθ/

8

8th – Eighth

/eɪtθ/

/eɪtθ/

9

9th – Ninth

/naɪnθ/

/naɪnθ/

10

10th – Tenth

/tenθ/

/tenθ/

11

11th – Eleventh 

/ɪˈlev.ənθ/

/əˈlev.ənθ/

12

12th – Twelfth

/twelfθ/

/twelfθ/

13

13th – Thirteenth

/θɜːˈtiːnθ/

/θɝːˈtiːnθ/

14

14th – Fourteenth

/ˌfɔːˈtiːnθ/

/ˌfɔːrˈtiːnθ/

15

15th – Fifteenth

/ˌfɪfˈtiːnθ/

/ˌfɪfˈtiːnθ/

16

16th – Sixteenth

/ˌsɪkˈstiːnθ/

/ˌsɪkˈstiːnθ/

17

17th – Seventeenth

/ˌsev.ənˈtiːnθ/

/ˌsev.ənˈtiːnθ/

18

18th – Eighteenth

/ˌeɪˈtiːnθ/

/ˌeɪˈtiːnθ/

19

19th – Nineteenth

/ˌnaɪnˈtiːnθ/

/ˌnaɪnˈtiːnθ/

20

20th – Twentieth

/ˈtwen.ti.əθ/

/ˈtwen.ti.əθ/

21

21st – Twenty first

/ˌtwen.tiˈfɜːst/

/ˌtwen.tiˈfɜːst/

22

22nd – Twenty second

/ˌtwen.ti ˈsek.ənd/

/ˌtwen.ti ˈsek.ənd/

23

23rd – Twenty third

/ˌtwen.ti θɜːd/

/ˌtwen.ti θɜːd/

24

24th – Twenty fourth

/ˌtwen.ti fɔːθ/

/ˌtwen.ti fɔːθ/

25

25th – Twenty fifth 

/ˌtwen.ti fɪfθ/

/ˌtwen.ti fɪfθ/

26

26th – Twenty sixth

/ˌtwen.ti sɪksθ/

/ˌtwen.ti sɪksθ/ 

27

27th – Twenty seventh

/ˌtwen.ti ˈsev.ənθ/

/ˌtwen.ti ˈsev.ənθ/

28

28th – Twenty eighth

/ˌtwen.ti eɪtθ/

/ˌtwen.ti eɪtθ/

29

29th – Twenty ninth

/ˌtwen.ti naɪnθ/

/ˌtwen.ti naɪnθ/

30

30th – Thirtieth

/ˈθɜː.ti.əθ/

/ˈθɜː.ti.əθ/

31

31st – Thirty first 

/ˈθɜː.ti.əθ/

/ˈθɜːti fɜːst/

Xem thêm: SỐ ĐẾM TIẾNG ANH VÀ MỌI ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT!

3. Cách đọc tháng trong năm bằng tiếng Anh

null

Cách đọc tháng trong năm bằng tiếng Anh cụ thể như sau: 

Tháng

Các tháng trong tiếng Anh

Phiên âm

Anh - Anh

Anh Mỹ

1

January (JAN)

/ˈdʒæn.ju.ə.ri/

/ˈdʒæn.ju.er.i/

2

February (FEB)

/ˈfeb.ru.ər.i/

/ˈfeb.ruː.er.i/

3

March (MAR) 

/mɑːtʃ/

/mɑːrtʃ/

4

April (APR)

/ˈeɪ.prəl/

/ˈeɪ.prəl/

5

May (MAY)

/meɪ/

/meɪ/

6

June (JUNE)

/dʒuːn/

/dʒuːn/

7

July (JUL)

/dʒuˈlaɪ/

/dʒʊˈlaɪ/

8

August (AUG)

/ˈɔː.ɡəst/

/ˈɑː.ɡəst/

9

September (SEP/SEPT)

/sepˈtem.bər/

/sepˈtem.bɚ/

10

October (OCT)

/ɒkˈtəʊ.bər/

/ɑːkˈtoʊ.bɚ/

11

November (NOV) 

/nəʊˈvem.bər/
/nəˈvem.bər/

/noʊˈvem.bɚ/

12

December (DEC) 

/dɪˈsem.bər/

/dɪˈsem.bɚ/

4. Cách đọc các năm bằng tiếng Anh

4.1. Năm có một hoặc hai chữ số

Khi đọc các năm có một hoặc hai chữ số, ta sẽ cách đọc các năm này giống như khi đọc các số trong tiếng Anh. Tuy nhiên, các số từ 0 đến 13 và đặc biệt là số 15 sẽ không tuân theo một quy tắc nào. Cách đọc cụ thể cho các số này sẽ như sau: 

  • 0: zero /ˈzɪərəʊ/
  • 1: one /wʌn/
  • 2: two /tuː/
  • 3: three /θriː/
  • 4: four /fɔ:/
  • 5: five /faɪv/
  • 6: six /sɪks/
  • 7: seven /ˈsɛvn/
  • 8: eight /eɪt/
  • 9: nine /naɪn/
  • 10: ten /tɛn/
  • 11: eleven /ɪˈlɛvn/
  • 12: twelve /twɛlv/
  • 13: thirteen /θɜːˈtiːn/
  • 15: fifteen /fɪfˈtiːn/

Đối với các số còn lại từ 14 đến 19, các số này lại được cấu tạo và có thể đọc theo quy tắc thêm “teen” vào ngay phía sau các chữ số từ 4 đến 9, cụ thể như sau: 

  • 14: fourteen /fɔːˈtiːn/
  • 16: sixteen /sɪksˈtiːn/
  • 17: seventeen /sɛvnˈtiːn/
  • 18: eighteen /eɪˈtiːn/
  • 19: nineteen /naɪnˈtiːn/

Trong khi đó, các năm tính từ năm 20 trở đi cũng tuân theo một quy luật riêng, đó là trừ các năm tròn chục trừ 20, 30, 40 và 50 có cách viết riêng thì các năm còn lại sẽ được viết theo công thức là: chữ số đếm hàng chục + “ty”. Cụ thể như sau: 

  • 20: twenty /ˈtwɛnti/
  • 30: thirty /ˈθɜːti/
  • 40: forty /ˈfɔːti/
  • 50: fifty /ˈfɪfti/
  • 60: sixty /ˈsɪksti/
  • 70: seventy /ˈsɛvnti/
  • 80: eighty /ˈeɪti/
  • 90: ninety /ˈnaɪnti/

Cuối cùng, các năm có hai chữ số còn lại từ 21 đến 99 sẽ được đọc theo công thức: Số năm tròn chục + số đếm hàng đơn vị (từ 1-9). Ví dụ: năm 33 (thirty-three), năm 69 (sixty-nine) hay năm 77 (seventy-seven).

4.2. Năm có ba chữ số

Đối với các năm có ba chữ số, chúng ta có thể lựa chọn một trong hai cách đọc như sau:

Cách 1: Đọc số năm như số có 3 chữ số trong tiếng Anh bình thường.

Ví dụ: Năm 498 được đọc là four hundred and ninety eight.

Cách 2: Đọc số năm bằng cách đọc một chữ số đầu tiên, sau đó tiếp tục đọc phần số có hai chữ số phía sau.

Ví dụ: Năm 498 được đọc là four ninety eight.

4.3. Năm có bốn chữ số

Đối với các năm có bốn chữ số, cách đọc người ta thường dùng là chia năm đó ra thành hai số nguyên có hai chữ số và lần lượt đọc từng số nguyên ấy.

Ví dụ: Năm 1872 sẽ được đọc là eighteen seventy two; năm 1330 được đọc là thirteen thirty.

Lưu ý: 

  • Đối với những năm có 4 chữ số mà trong đó có 3 chữ số cuối đều là số 0 thì ta sẽ đọc theo quy tắc: số đầu tiên + thousand.
    Ví dụ: năm 2000 được đọc thành two thousand, năm 3000 là three thousand.
  • Đối với những năm có 4 chữ số mà trong đó có 2 chữ số ở giữa là số 0 thì ta sẽ đọc theo quy tắc: “số nguyên có hai chữ số đầu tiên + oh+ số cuối" hoặc “số đầu tiên + thousand + (and) + chữ số cuối”.
    Ví dụ: Năm 1008 đọc thành ten oh eight hoặc ten thousand (and) eight.

null

4.4. Năm trước và sau công nguyên

Đối với các năm trước và sau công nguyên, về cơ bản, chúng ta sẽ đọc y như khi đọc các năm thông thường. 

Tuy nhiên:

  • Khi năm cần đọc là năm trước công nguyên, ta sẽ phải thêm “BC” /biː siː/ vào sau số năm đó.
    Ví dụ: Năm 877 trước công nguyên sẽ đọc là eight seventy seven BC.
  • Khi năm cần đọc là năm sau công nguyên, ta sẽ phải thêm “AD" /æd/ vào sau số năm đó.
    Ví dụ: Năm 398 sau công nguyên thì được đọc là three ninety eight AD.

4.5. Cách đọc năm từ năm 2000 trở đi

Đối với các năm từ 2000 trở đi, ta có thể đọc theo một trong hai cách nhau sau:

Cách 1: Two thousand + (and) + số nguyên

Ví dụ: Năm 2023 được đọc thành two thousand and twenty three, năm 2003 được đọc thành two thousand and three

Cách 2: Twenty + (and) + số nguyên hai có hai chữ số

Ví dụ: Năm 2023 được đọc thành twenty and twenty three, năm 1010 đọc thành ten ten

Xem thêm: CÁCH PHÂN BIỆT SỐ ĐẾM VÀ SỐ THỨ TỰ TRONG TIẾNG ANH CHUẨN 100%

II. Cách đọc thứ ngày tháng trong tiếng Anh chính xác

1. Theo Anh – Anh

Theo văn phong Anh-Anh, ngày luôn đứng trước tháng và năm theo cấu trúc (dd/mm/yyyy).

Cách đọc: the + ngày + (of) + tháng (,) năm

Trong đó, mạo từ “the” luôn được đứng trước ngày và giới từ ”of” có thể được lược bỏ. Chẳng hạn, ngày 11 tháng 11 năm 2011 đọc theo phong cách Anh - Anh sẽ như sau: the eleventh (of) November (,) 2011.

Ví dụ:

  • The seventh of June 1884 (ngày 7 tháng 6 năm 1884)
  • The second of April 2001 (ngày 2 tháng 4 năm 2001)

2. Theo Anh – Mỹ

Theo văn phong Anh-Mỹ, tháng luôn đứng trước ngày và năm theo cấu trúc (mm/dd/yyyy).

Cách đọc: tháng + (the) + ngày (,) năm

Trong đó, mạo từ “the” có thể được lược bỏ và dấu phẩy (,) thường đứng phía trước năm. Chẳng hạn, ngày 11 tháng 11 năm 2011 đọc theo phong cách Anh - Mỹ sẽ như sau: November (the) eleventh, 2011.

Ví dụ:

  • February (the) twenty seventh, 2023 (ngày 27 tháng 2 năm 2023)
  • September (the) fifteenth, 1544 (ngày 15 tháng 9 năm 1544)

null

3. Theo tiêu chuẩn quốc tế

Theo tiêu chuẩn quốc tế, năm luôn đứng trước tháng và ngày theo cấu trúc (yyyy/mm/dd).

Cách đọc: (the) + ngày + (of) + tháng năm 

Trong đó, mạo từ “the” và giới từ “of" có thể được lược bỏ. Chẳng hạn, ngày 11 tháng 11 năm 2011 đọc theo tiêu chuẩn quốc tế sẽ như sau: (the) eleventh (of) November 2011.

Ví dụ:

  • The twentieth of November 2022 (ngày 20 tháng 11 năm 2022)
  • The thirty first of August, 890 (ngày 31 tháng 8 năm 890)

ĐĂNG KÝ NGAY:

=> Khóa học tiếng Anh giao tiếp OFFLINE

=> Khóa học tiếng Anh giao tiếp TRỰC TUYẾN 1 kèm 1

=> Khóa học tiếng Anh giao tiếp TRỰC TUYẾN NHÓM

III. Cách đọc ngày tháng năm sinh trong tiếng Anh kèm thứ

Khi đọc ngày tháng năm kèm theo thứ trong tuần thì ta có thể lựa chọn một trong hai cách viết tùy theo mong muốn, cụ thể như sau:

1. Theo Anh - Anh

Theo Anh - Anh, thứ ngày tháng được đọc theo công thức như sau: thứ, ngày + tháng, năm

Ví dụ:

  • Monday, the thirty-first (of) November, 2008 hoặc viết gọn là Monday, 31st November, 2008 (Thứ Hai, ngày 31 tháng 11 năm 2008)
  • Sunday, the eighth (of) July, 2018 hoặc viết gọn là Sunday, 8th July, 2008 (Chủ Nhật, ngày 8 tháng 7 năm 2008)

2. Theo Anh - Mỹ

Theo Anh - Mỹ, thứ ngày tháng được đọc theo công thức như sau: thứ, tháng + ngày, năm

Ví dụ:

  • Wednesday, May (the) fifteenth, 2016 hoặc Wednesday, May 15th, 2016 (thứ Tư, ngày 15 tháng 5 năm 2016)
  • Thursday, March (the) first, 2000 hoặc Thursday, March 1st, 2000 (thứ Năm, ngày, 1 tháng 3 năm 2020)

ĐĂNG KÝ TEST TRÌNH ĐỘ TIẾNG ANH MIỄN PHÍ

IV. Bài tập về cách đọc ngày tháng trong tiếng Anh có đáp án

1. Bài tập: Điền cách viết hoặc cách đọc cho các thứ ngày tháng trong tiếng Anh sau

1. 9th December

2. The third of February

3. Thursday, May 2nd, 2018

4. 1st January, 2011

5. Monday, September the ninth, nineteen eighty 

6. Sunday, 10th April, 866 BC 

7. The fifteenth of May, five sixty six

8. 8/8/1888

2. Đáp án

1. (The) ninth (of) December/December (the) ninth

2. 3rd February/February 3rd

3. Thursday, May (the) second/(the) second (of) May, twenty eighteen

4. (The) first (of) January/January (the) first, twenty eleven

5. Monday, September 9th/9th September, 1980

6. Sunday, (the) tenth (of) April, April (the) tenth, eight sixty six BC

7. 15th May/May 15th, 566

8. (The) eighth (of) August/August (the) eight, eighteen eighty eight

Kết luận

Như vậy, bài viết trên đây đã hướng dẫn bạn chi tiết cách đọc ngày tháng trong tiếng Anh chính xác nhất. Mong rằng bài viết trên đã có thể giúp bạn trả lời toàn bộ thắc mắc về chủ đề này và có thể tự tin hơn trong giao tiếp hàng ngày. Langmaster chúc bạn một ngày học tập và làm việc thật hiệu quả!

Trung tâm tiếng Anh giao tiếp Langmaster

Trung tâm tiếng Anh giao tiếp Langmaster

Langmaster là trung tâm tiếng Anh giao tiếp DUY NHẤT trên thị trường cam kết chuẩn đầu ra theo CEFR. Không chỉ dừng lại ở việc đào tạo tiếng Anh, chúng tôi muốn truyền cảm hứng cho học viên, thay đổi niềm tin và thói quen để trở thành những người thành đạt có trách nhiệm với gia đình và xã hội!

Nội Dung Hot

KHOÁ HỌC TRỰC TUYẾN 1 KÈM 1

Khoá học trực tuyến
1 kèm 1

  • Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
  • Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
  • Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
  • Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
  • Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.

Chi tiết

null

KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM

  • Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
  • Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
  • Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...

Chi tiết

null

KHÓA HỌC OFFLINE TẠI HÀ NỘI

  • Mô hình học ACE: Học chủ động, Rèn luyện năng lực lõi và môi trường học toàn diện
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, cam kết đạt chuẩn về chuyên môn và năng lực giảng dạy.
  • Áp dụng phương pháp: Siêu phản xạ, Lập trình tư duy (NLP), ELC (Học qua trải nghiệm),...
  • Môi trường học tập toàn diện và năng động giúp học viên “đắm mình” vào tiếng Anh và nâng cao kỹ năng giao tiếp.

Chi tiết


Bài viết khác