13 QUY TẮC TRỌNG ÂM TIẾNG ANH
Mục lục [Ẩn]
- QUY TẮC TRỌNG ÂM 1: Danh từ có 2 âm tiết -> trọng âm rơi vào âm tiết thứ 1
- QUY TẮC TRỌNG ÂM 2: Động từ có 2 âm tiết -> trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2
- QUY TẮC TRỌNG ÂM 3: Tính từ có 2 âm tiết -> Trọng âm rơi vào âm tiết thứ 1
- QUY TẮC TRỌNG ÂM 4: Danh từ ghép -> Trọng âm là trọng âm của từ thứ nhất
- QUY TẮC TRỌNG ÂM 5: Động từ ghép -> trọng âm rơi vào trọng âm của từ thứ 2
- QUY TẮC TRỌNG ÂM 6: Tính từ ghép -> Trọng âm là trọng âm của từ thứ 1
- QUY TẮC TRỌNG ÂM 7: Các tính từ ghép có thành phần đầu tiên là tính từ hoặc trạng từ, thành phần thứ hai tận cùng là -ed/phân từ 2 (P2) -> trọng âm chính rơi vào thành phần thứ 2
- QUY TẮC TRỌNG ÂM 8: Hầu như các tiền tố đều không nhận trọng âm (un–, il–, en–, dis–, im–, ir–, re–,.-.)
- QUY TẮC TRỌNG ÂM 9: Trọng âm rơi vào chính các vần sau: sist, cur, vert, test, tain, tract, vent, self
- QUY TẮC TRỌNG ÂM 10: Với những hậu tố sau thì trọng âm rơi vào chính những âm tiết chứa nó: -ee, -eer, -ese, -ique, -esque, -ain
- QUY TẮC TRỌNG ÂM 11: Các từ có hậu tố là -ic,-ish, -ical, -sion, -tion, -ance, -ence, -idle, -ious, -iar, -ience, -id, -eous, -acy, -ian, -icy -> Trọng âm rơi vào âm tiết liền trước nó
- QUY TẮC TRỌNG ÂM 12: Những từ có tận cùng là: -gy, -cy, -ity, -phy, -al, -graphy, -ate, -> trọng âm rơi vào âm tiết thứ 3 tính từ dưới lên
- QUY TẮC TRỌNG ÂM 13: Khi thêm các hậu tố sau thì trọng âm chính của từ không thay đổi: -ment, -ship, -hood, -ing, -ful, -able, -ous, -less -ness, -er/or,
- Bài tập về quy tắc trọng âm tiếng Anh có giải thích
Có rất nhiều quy tắc trọng âm tiếng Anh, vì thế phần kiến thức này luôn gây bối rối, nhầm lẫn cho người học tiếng Anh. Trong bài viết này hãy cùng Langmaster điểm lại 13 quy tắc trọng âm tiếng Anh.
Trọng âm của từ được hiểu là âm tiết được nhấn mạnh, nó sẽ được phát âm to, rõ ràng hơn các âm tiết còn lại trong từ. Âm tiết nào có chứa trọng âm thì sẽ được đánh dấu bằng dấu phẩy trên ‘ để phân biệt với các âm còn lại.
Ví dụ: expensive /ɪkˈspen.sɪv/; player /ˈpleɪ.ər/; believe /bɪˈliːv/
QUY TẮC TRỌNG ÂM 1: Danh từ có 2 âm tiết -> trọng âm rơi vào âm tiết thứ 1
Examples:
habit /ˈhæbɪt/ thói quen
laptop /ˈlæptɑːp/ máy tính xách tay
labor /ˈleɪbər/ công việc
pencil /ˈpensl/ bút chì
standard /ˈstændərd/ tiêu chuẩn
Ngoại lệ: hotel, advice, machine, guitar, police,... có trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2.
=> TẤT TẦN TẬT KIẾN THỨC VỀ DANH TỪ TRONG TIẾNG ANH BẠN CẦN BIẾT
QUY TẮC TRỌNG ÂM 2: Động từ có 2 âm tiết -> trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2
Examples:
forgive /fərˈɡɪv/ tha thứ
invent /ɪnˈvent/ phát minh
design /dɪˈzaɪn/ thiết kế
begin /bɪˈɡɪn/ bắt đầu
reveal /rɪˈviːl/ hé lộ
Ngoại lệ: answer, listen, visit, offer, open… có trọng âm rơi vào âm tiết đầu tiên
=> CÁCH SỬ DỤNG CỤM ĐỘNG TỪ TRONG TIẾNG ANH “MƯỢT’ NHƯ NGƯỜI BẢN XỨ
QUY TẮC TRỌNG ÂM 3: Tính từ có 2 âm tiết -> Trọng âm rơi vào âm tiết thứ 1
Examples:
friendly /ˈfrendli/ thân thiện
lazy /ˈleɪzi/ lười biếng
careful /ˈkerfl/ cẩn thận
easy /ˈiːzi/ dễ dàng
funny /ˈfʌni/ hài hước
Ngoại lệ: alone, mature, … có trọng âm rơi vào tâm tiết thứ 2
=> TÍNH TỪ VÀ CỤM TÍNH TỪ TIẾNG ANH - TẤT CẢ KIẾN THỨC BẠN CẦN BIẾT
QUY TẮC TRỌNG ÂM 4: Danh từ ghép -> Trọng âm là trọng âm của từ thứ nhất
Examples:
birthday /ˈbɜːrθdeɪ/ ngày sinh nhật
firefighter /ˈfaɪərfaɪtər/ lính cứu hỏa
airport /ˈerpɔːrt/ sân bay
donut /ˈdəʊnʌt/ bánh rán vòng
bookshop /ˈbʊkʃɑːp/ hiệu sách
greenhouse /ˈɡriːnhaʊs/ nhà kính
=> LÀM THẾ NÀO ĐỂ TẠO RA MỘT CỤM DANH TỪ TRONG TIẾNG ANH ĐÚNG CHUẨN?
QUY TẮC TRỌNG ÂM 5: Động từ ghép -> trọng âm rơi vào trọng âm của từ thứ 2
Examples:
understand /ˌʌndərˈstænd/ hiểu được
overthink /ˌəʊvərˈθɪŋk/ nghĩ quá lên
outplay /ˌaʊtˈpleɪ/ vượt xa (về trình độ)
download /ˌdaʊnˈləʊd/ tải xuống
=> ĐỘNG TỪ BẤT QUY TẮC TRONG TIẾNG ANH
QUY TẮC TRỌNG ÂM 6: Tính từ ghép -> Trọng âm là trọng âm của từ thứ 1
Examples:
lovesick /ˈlʌvsɪk/ tương tư
heartsick /ˈhɑːrtsɪk/ buồn rầu, chán nản
airtight /ˈertaɪt/ không thoát khí
trustworthy /ˈtrʌstwɜːrði/ đáng tin tưởng
heatproof /ˈhiːtpruːf/ chịu được nhiệt
Ngoại lệ: duty-free, snow-white,....
=> (FULL) 100 CỤM TÍNH TỪ ĐI VỚI GIỚI TỪ
QUY TẮC TRỌNG ÂM 7: Các tính từ ghép có thành phần đầu tiên là tính từ hoặc trạng từ, thành phần thứ hai tận cùng là -ed/phân từ 2 (P2) -> trọng âm chính rơi vào thành phần thứ 2
Examples:
hot-tempered /ˌhɑːt ˈtempərd/ dễ nổi giận, nóng nảy
far-sighted /ˌfɑːr ˈsaɪtɪd/ tật viễn thị
cold-blooded /ˌkəʊld ˈblʌdɪd/ lạnh lùng, tàn nhẫn
broad-minded /ˌbrɔːd ˈmaɪndɪd/ cởi mở, sẵn sàng lắng nghe, học hỏi
low-cut /ˌləʊ ˈkʌt/ xẻ ngực sâu (trang phục)
=> 90 TRẠNG TỪ TIẾNG ANH THÔNG DỤNG NHẤT
QUY TẮC TRỌNG ÂM 8: Hầu như các tiền tố đều không nhận trọng âm (un–, il–, en–, dis–, im–, ir–, re–,.-.)
Examples:
uncover /ʌnˈkʌvər/ mở nắp
endanger /ɪnˈdeɪndʒər/ gây nguy hiểm
impossible /ɪmˈpɑːsəbl/ bất khả thi
disagree /ˌdɪsəˈɡriː/ không đồng tình
irresponsible /ˌɪrɪˈspɑːnsəbl/ vô trách nhiệm
Ngoại lệ: underpass, underlay, … có trọng âm rơi vào tiền tố under-
=> Tổng hợp quy tắc đánh dấu trọng âm cơ bản trong tiếng Anh giao tiếp
QUY TẮC TRỌNG ÂM 9: Trọng âm rơi vào chính các vần sau: sist, cur, vert, test, tain, tract, vent, self
Examples:
contract /ˈkɑːntrækt/ hợp đồng
protest /prəˈtest/ biểu tình
event /ɪˈvent/ sự kiện
retain /rɪˈteɪn/ duy trì, bảo trì
himself /hɪmˈself/ bản thân anh ta
insist /ɪnˈsɪst/ khăng khăng, nằng nặc đòi
subtract /səbˈtrækt/ phép toán trừ
=> Phương pháp xác đinh trọng âm trong tiếng Anh
QUY TẮC TRỌNG ÂM 10: Với những hậu tố sau thì trọng âm rơi vào chính những âm tiết chứa nó: -ee, -eer, -ese, -ique, -esque, -ain
Examples:
picturesque /ˌpɪktʃəˈresk/ đẹp như tranh
Vietnamese /ˌviːetnəˈmiːz/ tiếng Việt, người Việt Nam
balloon /bəˈluːn/ bóng bay, quả bóng
complaint /kəmˈpleɪnt/ lời kêu ca, phàn nàn
billionaire /ˌbɪljəˈner/ tỷ phú
Ngoại lệ: committee, coffee, employee,… có trọng âm không nằm ở các đuôi trên
QUY TẮC TRỌNG ÂM 11: Các từ có hậu tố là -ic,-ish, -ical, -sion, -tion, -ance, -ence, -idle, -ious, -iar, -ience, -id, -eous, -acy, -ian, -icy -> Trọng âm rơi vào âm tiết liền trước nó
Examples:
tension /ˈtenʃn/ sự căng thẳng
variety /vəˈraɪəti/ các biến thể
public /ˈpʌblɪk/ công cộng
magician /məˈdʒɪʃn/ ảo thuật gia
hideous /ˈhɪdiəs/ xấu xí, ghê rợn
privacy /ˈpraɪvəsi/ sự riêng tư
=> BÍ KÍP ĐÁNH TRỌNG ÂM TRONG TIẾNG ANH CHUẨN 100%
QUY TẮC TRỌNG ÂM 12: Những từ có tận cùng là: -gy, -cy, -ity, -phy, -al, -graphy, -ate, -> trọng âm rơi vào âm tiết thứ 3 tính từ dưới lên
Examples:
international /ˌɪntəˈnæʃnəl/ mang tầm quốc tế
technology /tekˈnɑːlədʒi/ công nghệ
choreography /ˌkɔːriˈɑːɡrəfi/ biên đạo
negotiate /nɪˈɡəʊʃieɪt/ đàm phán
immediate /ɪˈmiːdiət/ ngay lập tức
trilogy /ˈtrɪlədʒi/ bộ ba
geography /dʒiˈɑːɡrəfi/ địa lý
QUY TẮC TRỌNG ÂM 13: Khi thêm các hậu tố sau thì trọng âm chính của từ không thay đổi: -ment, -ship, -hood, -ing, -ful, -able, -ous, -less -ness, -er/or,
Examples:
move – movement /muːv/ – /ˈmuːvmənt/ chuyển động
meaning – meaningful /ˈmiːnɪŋ/ – /ˈmiːnɪŋfl/ có ý nghĩa
humor – humorous /ˈhjuːmər/ – /ˈhjuːmərəs/ hài hước
sad – sadness /sæd/ – /ˈsædnəs/ nỗi buồn
relation – relationship /rɪˈleɪʃn/ – /rɪˈleɪʃnʃɪp/ mối quan hệ
child – childhood /tʃaɪld/ – /ˈtʃaɪldhʊd/ thời trẻ con, tuổi thơ
work – worker /wɜːrk/ – /ˈwɜːrkər/ công nhân
Trong thực tế, khi nói chuyện, người bản xứ thường nhấn nhá từ, giọng lên xuống liên tục giúp cho câu chuyện thêm hấp dẫn. Việc thay đổi trọng âm của từ có thể khiến từ đó mang ý nghĩa khác đi.
Xác định đúng trọng âm của từ tiếng Anh là yếu tố then chốt để bạn có thể giao tiếp đúng chuẩn. Hãy chú ý tới trọng âm cùng với phát âm và ý nghĩa của từ vựng mỗi lúc tra từ điển bạn nhé.
Bài tập về quy tắc trọng âm tiếng Anh có giải thích
Tìm ra từ có trọng âm khác với những từ còn lại
- A. darkness B. length C. market D. remark
Đáp án D có trọng âm 2; A, B, C có trọng âm 1
- A. begin B. enter C. apply D. suggest
Đáp án B có trọng âm 1; A, C, D có trọng âm 2
- A. direct B. idea C. suppose D. scissor
Đáp án D có trọng âm 1; A, B, C có trọng âm 2
- A. revise B. amount C. English D. desire
Đáp án C có trọng âm 1; A, B, D có trọng âm 2
- A. standard B. happen C. handsome D. outplay
Đáp án D có trọng âm 2; A, B, C có trọng âm 1
Nội Dung Hot
Khoá học trực tuyến
1 kèm 1
- Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
- Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
- Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
- Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
- Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.
KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM
- Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
- Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
- Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
- Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...
KHÓA HỌC OFFLINE TẠI HÀ NỘI
- Mô hình học ACE: Học chủ động, Rèn luyện năng lực lõi và môi trường học toàn diện
- Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, cam kết đạt chuẩn về chuyên môn và năng lực giảng dạy.
- Áp dụng phương pháp: Siêu phản xạ, Lập trình tư duy (NLP), ELC (Học qua trải nghiệm),...
- Môi trường học tập toàn diện và năng động giúp học viên “đắm mình” vào tiếng Anh và nâng cao kỹ năng giao tiếp.