CẤU TRÚC VÀ CÁCH DÙNG CÂU ĐỀ NGHỊ TRONG TIẾNG ANH
Mục lục [Ẩn]
- 1. Câu đề nghị là gì
- 2. Các cấu trúc câu đề nghị thường gặp và cách dùng
- 2.1. Câu đề nghị với Let’s
- 2.2. Câu đề nghị với What about / How about
- 2.3. Câu đề nghị với Why not / Why don’t
- 2.4. Câu đề nghị với Do you mind / Would you mind
- 2.5. Câu đề nghị với Shall we
- 2.6. Một vài cấu trúc câu đề nghị khác
- 3. Cách đáp lại một câu đề nghị
- 3.1. Mẫu câu đồng ý lời đề nghị
- 3.2. Mẫu câu từ chối lời đề nghị
- 4. Bài tập câu đề nghị
Câu đề nghị là một cấu trúc câu rất thường dùng trong tiếng Anh, đặc biệt trong tiếng Anh giao tiếp hàng ngày. Chính vì vậy, đây được coi là một kiến thức nền tảng vô cùng quan trọng cần phải nắm vững.
1. Câu đề nghị là gì
Câu đề nghị là loại câu dùng để biểu đạt sự mong muốn hay yêu cầu của một người với người khác. Bên cạnh đó, mẫu câu này cũng được dùng như một cách để nêu ý tưởng hay đề xuất ý kiến của người nói.
Trong tiếng Anh, mẫu câu đề nghị được sử dụng rất nhiều, đặc biệt là các tình huống giao tiếp hàng ngày. Chính vì vậy, việc nắm chắc cấu trúc cũng như cách dùng của mẫu câu này là vô cùng quan trọng
Một vài ví dụ cơ bản về câu đề nghị:
- Let’s play computer game, I know a new game (Hãy chơi điện tử đi, mình biết một trò mới)
- How about a cup of coffee? (Một tách cafe thì sao nhỉ)
- Shall we go to shopping mall? (Chúng ta cùng đi trung tâm mua sắm nhé)
2. Các cấu trúc câu đề nghị thường gặp và cách dùng
2.1. Câu đề nghị với Let’s
Khi bạn muốn đề nghị một ai đó cùng làm một việc gì đó với mình, bạn có thể sử dụng cấu trúc “Let’s”.
Công thức câu đề nghị này thường được dùng nhiều trong các tình huống giao tiếp hàng ngày, không trang trọng. Nếu bạn muốn đề nghị bạn bè, hay người thân thì bạn có thể sử dụng cấu trúc này.
Cấu trúc câu đề nghị Let’s
Ví dụ:
- Let’s play with us (Hãy chơi cùng chúng tôi nhé)
- Let’s go shopping (Hãy đi mua sắm nào)
- Let’s sing together. It will be better (Hãy hát cùng nhau nhé, sẽ tốt hơn đó)
2.2. Câu đề nghị với What about / How about
Câu đề nghị sử dụng What about / How about là một dạng câu hỏi nhằm đưa ra một gợi ý cho người nghe.
Mẫu câu này cũng thường được dùng trong tình huống giao tiếp hàng ngày, tuy nhiên nó có phần trang trọng hơn.
Cấu trúc câu đề nghị What about / How about
Ví dụ:
- What about drinking beer? (Uống bia thì sao nhỉ)
- How about cheese? I think that it is more suitable (Phô mai thì sao nhỉ? Tôi nghĩ nó phù hợp hơn đấy)
2.3. Câu đề nghị với Why not / Why don’t
Để đề nghị hay gợi ý ai đó một cách lịch sự, bạn có thể sử dụng cấu trúc câu đề nghị Why not / Why don't.
Tuy nhiên, có một chút khác biệt mà bạn cần lưu ý khi sử dụng hai cấu trúc này. “Why not” thường được dùng cho một lời gợi ý chung chung, “Why don’t” được dùng khi đó là một lời đề nghị cụ thể.
Cấu trúc câu đề nghị Why not / Why don’t we
Ví dụ:
- Why not call the police? (Tại sao không gọi cảnh sát đi)
- Why don’t we go to the beach on weekends? (Tại sao chúng ta không đi biển vào cuối tuần?)
2.4. Câu đề nghị với Do you mind / Would you mind
Đây là mẫu câu đề nghị được dùng để đề nghị với ý nghĩa lịch sự.
Cấu trúc câu đề nghị Do you mind / Would you mind
Ví dụ:
- Do you mind turning off the fan? (Bạn có phiền tắt quạt đi được không?
- Would you mind getting me a cup of water? (Bạn có phiền lấy giúp tôi một cốc nước được không?)
Ngoài ra, nếu bạn thêm “if ” vào cấu trúc này, nó có thể sử dụng như một lời nhờ vả hay lời xin phép.
Do you mind + if + Clause (present simple)
Would you mind + if + Clause (past simple)
(Bạn có phiền không nếu….)
Ví dụ:
- Do you mind if I sit here? (Bạn có phiền không nếu tôi ngồi đay)
- Would you mind if I borrowed your eraser? (Bạn có phiền không nếu tôi mượn cục tẩy của bạn)
2.5. Câu đề nghị với Shall we
Cấu trúc câu đề nghị này được sử dụng như một câu hỏi đề nghị, nó giống với cấu trúc “Let’s”, cũng nhằm rủ ai đó làm gì cùng mình.
Cấu trúc câu đề nghị “Shall we”
Ví dụ:
- Shall we hang out tonight? (Chúng ta đi chơi tối nay nhé?)
- Shall we go shopping together? (Chúng ta đi mua sắm cùng nhau nhé?)
2.6. Một vài cấu trúc câu đề nghị khác
- Would you like + N / to + V? (Bạn có muốn … không?)
Ví dụ:
Would you like to take a walk together? (Bạn có muốn đi dạo cùng nhau không)
Would you like some tea? (Bạn có muốn uống trà không?)
- I suggest we + V / I recommend + V-ing. (Tôi đề nghị chúng ta hãy)
Ví dụ:
I suggest we travel to Da Nang next week. (Tôi đề nghị chúng ta hãy đi du lịch Đà Nẵng vào tuần tới)
I recommend going to the cinema tonight. (Tôi đề nghị đi xem phim tối nay)
- V-ing + could be a good idea. ( … có thể là một ý tưởng hay)
Ví dụ:
Reading books could be a good idea. (Đọc sách có thể là một ý tưởng hay đó)
Xem thêm:
==> 30+ MẪU CÂU GIAO TIẾP CƠ BẢN TIẾNG ANH HÀNG NGÀY BẠN CẦN BIẾT
==> 25+ MẪU CÂU GIAO TIẾP THÔNG DỤNG TIẾNG ANH NHẤT ĐỊNH PHẢI NHỚ!
3. Cách đáp lại một câu đề nghị
3.1. Mẫu câu đồng ý lời đề nghị
Cách trả lời đồng ý câu đề nghị
Dưới đây là một số mẫu câu có thể dùng để trả lời câu đề nghị. Tuy nhiên, bạn cần xem xét đến tình huống để lựa chọn được câu trả lời thích hợp.
- Yes, I’d like/ love to (Đồng ý. Tôi thích điều đó)
Ví dụ:
Why don’t we go to the cinema tonight?
Yes, I’d like/ love to.
- That would be nice. (Vậy được đó)
Ví dụ:
Let’s sing together.
That would be nice.
- Yes, with pleasure. (Rất sẵn lòng)
Ví dụ:
Would you mind getting me a pen?
Yes, with pleasure.
- That sounds like a good idea. (Đó có vẻ là ý hay đó)
Ví dụ:
Why don’t we go to the beach on weekends?
That sounds like a good idea.
- Yes, that’s not a bad idea. (Được, đó không phải ý tưởng tồi đâu)
Ví dụ:
Would you like to take a walk together?
Yes, that’s not a bad idea.
ĐĂNG KÝ NGAY:
3.2. Mẫu câu từ chối lời đề nghị
Cách từ chối câu đề nghị
Chúng ta sẽ có nhiều cách để từ chối lời đề nghị khác nhau, tuỳ vào hoàn cảnh mà bạn lựa chọn và đưa ra lời từ chối phù hợp. Dưới đây là một số mẫu câu từ chối câu đề nghị mà bạn có thể tham khảo.
- That’s nice, but… (Cũng được đó, nhưng mà…)
Ví dụ:
Shall we go shopping together on Friday?
That’s nice, but I have a trip on that day. So, I can’t go with you.
- It's a good idea, but …(Ý kiến được đó, nhưng …)
Ví dụ:
How about eating something?
It’s a good idea, but i can't eat now, i’m losing weight.
- I'd love to, but … (Tôi cũng muốn, nhưng…)
Ví dụ:
Shall we hang out tonight?
I ‘d love to, but I have an extra Math class with Thuy tonight.
- I think I have to decline this time. (Tôi nghĩ tôi phải từ chối thôi)
Ví dụ:
Shall we go shopping together?
I think I have to decline this time. I am really busy.
- I don’t think I can. (Tôi không nghĩ rằng tôi có thể)
Ví dụ
Would you mind helping me?
I don’t think I can.
- Sorry. I have something else in mind already. (Xin lỗi, tôi có dự định khác rồi)
Ví dụ:
Would you like to go out tonight?
Sorry. I have something else in mind already.
4. Bài tập câu đề nghị
Dùng từ gợi ý để viết lại những câu sau đây với nghĩa tương tự:
1. Let’s go to the city center next weekend.
=> What about
2. Let’s go shopping on Friday, it's Black Friday.
=> Shall
3. How about hanging out with me and Thuy?
=> Why
4. Would you like to go to the Thien Van hill tomorrow?
=> Let’s
5. Shall we watch the sunset on the beach together?
=> How about
6. Why don’t we go to the bar?
=> How about
Đáp án:
1. What about going to the city center next weekend?
2. Shall we go shopping on Friday, it's Black Friday?
3. Why don’t you hang out with me and Thuy?
4. Let’s go to Thien Van hill tomorrow.
5. How about watching the sunset on the beach together?
6. How about going to the bar?.
==> ĐĂNG KÍ TEST ONLINE MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY
Như vậy là Langmaster đã chia sẻ cùng bạn những điều cần biết về cấu trúc câu đề nghị trong tiếng Anh. Đây là những kiến thức nền cơ bản nên bạn cần phải nắm chắc để có thể tiến xa hơn trong lộ trình học tiếng Anh của bản thân nhé.
Nội Dung Hot
Khoá học trực tuyến
1 kèm 1
- Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
- Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
- Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
- Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
- Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.
KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM
- Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
- Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
- Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
- Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...
KHÓA HỌC OFFLINE TẠI HÀ NỘI
- Mô hình học ACE: Học chủ động, Rèn luyện năng lực lõi và môi trường học toàn diện
- Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, cam kết đạt chuẩn về chuyên môn và năng lực giảng dạy.
- Áp dụng phương pháp: Siêu phản xạ, Lập trình tư duy (NLP), ELC (Học qua trải nghiệm),...
- Môi trường học tập toàn diện và năng động giúp học viên “đắm mình” vào tiếng Anh và nâng cao kỹ năng giao tiếp.
Bài viết khác
Thành thạo ngữ pháp cơ bản với bài tập các thì trong tiếng Anh là bước quan trọng để bạn nâng cao trình độ ngoại ngữ.
Làm chủ kiến thức về trọng âm sẽ giúp bạn phát âm chuẩn tiếng Anh. Cùng làm các bài tập trọng âm tiếng Anh (có PDF) trong bài viết sau nhé!
Cải thiện ngữ pháp tiếng Anh cơ bản qua các bài tập câu điều kiện loại 1 trong bài viết của Langmaster nhé!
Các mẫu câu so sánh là phần kiến thức rất quan trọng của ngữ pháp tiếng Anh. Hôm nay, cùng Langmaster ôn lại bài và luyện tập với các bài tập so sánh hay nhất (có PDF) nhé!
Để có thể tự tin trong giao tiếp, bạn không buộc phải học cả 12 thì mà chỉ cần nắm vững 6 thì cơ bản trong tiếng Anh. Vậy đó là 6 thì nào? Cùng đọc bài viết sau nhé!