CÁCH TÌM VIỆC LÀM THÊM CHO SINH VIÊN UY TÍN VÀ HIỆU QUẢ NHẤT
Mục lục [Ẩn]
- 1. Sinh viên có nên đi làm thêm hay không?
- 2. Những công việc nào sinh viên có thể làm?
- 3. Những cách tìm việc làm thêm cho sinh viên
- 3.1. Nhờ người thân, bạn bè, thầy cô giới thiệu
- 3.2. Tìm việc trên mạng xã hội, các trang web chính thống
- 3.3. Tìm việc ở khu vực xung quanh
- 3.4. Tìm việc các nền tảng tuyển dụng uy tín
- 3.5. Nộp đơn xin việc trực tiếp làm thực tập sinh
- 4. Lưu ý khi sinh viên đi làm thêm
- 5. Những điều cần chuẩn bị trước khi đi làm thêm
Câu hỏi “Sinh viên có nên làm thêm hay không?” có lẽ là câu hỏi mà bạn sinh viên nào cũng từng tự hỏi. Và nếu làm thêm thì có thể tìm việc ở đâu? Sau đây là những cách tìm việc làm thêm cho sinh viên uy tín và hiệu quả mà Langmaster tổng hợp. Các bạn hãy tham khảo nhé!
1. Sinh viên có nên đi làm thêm hay không?
Bên cạnh việc học tập trên trường lớp, các bạn sinh viên có thể đi làm thêm từ sớm với mục đích tích lũy kinh nghiệm hoặc kiếm thêm thu nhập. Đi làm thêm từ sớm có những lợi ích như sau:
- Tích lũy kinh nghiệm: Kinh nghiệm làm việc thực tế là thứ chúng ta không thể nắm được nếu chỉ học tập trên trường. Một công việc bán thời gian sẽ giúp sinh viên trải nghiệm làm việc thực tế. Từ đó tích lũy kinh nghiệm, đặc biệt là trong những công việc liên quan đến ngành học.
- Có thêm thu nhập: Khi các bạn sinh viên muốn tự lập và không quá phụ thuộc vào gia đình, làm việc part-time là một lựa chọn phù hợp. Một số công việc làm thêm giúp sinh viên chi trả các khoản chi phí như thuê nhà, sinh hoạt, học thêm,...
- Rèn luyện các kỹ năng mềm và tính kỷ luật, tính tự lập: Dù là làm thêm, sinh viên lúc này phải có trách nhiệm với công việc của mình. Từ việc sắp xếp thời gian để cân bằng giữa việc học và làm thêm đến xây dựng kế hoạch học tập và làm việc hiệu quả, tất cả đều cần tính kỷ luật cao của bản thân.
Sinh viên có thể hoàn toàn lựa chọn một công việc làm thêm đem lại những lợi ích trên. Tuy nhiên, làm thêm khi còn là sinh viên cũng không tránh khỏi những mặt hại. Hãy cân nhắc thật kỹ để đưa ra quyết định phù hợp nhưng với cương vị là sinh viên, bạn nên ưu tiên việc học lên hàng đầu. Tránh để công việc ảnh hưởng đến việc học.
Sinh viên có nên đi làm thêm hay không
2. Những công việc nào sinh viên có thể làm?
Sinh viên có thể lựa chọn công việc khác nhau phụ thuộc vào sở thích, kỹ năng và mục tiêu học tập của họ. Dưới đây là một số công việc phổ biến mà sinh viên có thể làm:
- Gia sư: Nếu bạn giỏi trong một hoặc nhiều môn học, bạn có thể trở thành gia sư cho học sinh cấp tiểu học, trung học hoặc đại học. Điều này vừa giúp bạn củng cố kiến thức của mình vừa kiếm thêm thu nhập.
- Phục vụ tại nhà hàng hoặc các quán cafe: Làm việc tại nhà hàng, quán cà phê, cửa hàng bán lẻ hoặc các khu vực phục vụ khách hàng khác là một lựa chọn phổ biến để kiếm tiền thêm.
- Thực tập: Tìm kiếm cơ hội thực tập trong lĩnh vực bạn học để tích lũy kinh nghiệm và xây dựng mạng lưới liên kết trong ngành.
- Cộng tác viên Online: Có nhiều trang web và ứng dụng cho phép bạn làm công việc như viết bài, dịch thuật, thiết kế đồ họa, lập trình, v.v. từ xa.
- Hướng dẫn viên du lịch: Nếu bạn đam mê du lịch, bạn có thể làm hướng dẫn du lịch hoặc
- Sáng tạo nội dung: Nếu bạn có khả năng viết, thiết kế hoặc tạo nội dung sáng tạo, có thể làm việc như biên tập viên, nhà văn tự do hoặc tạo nội dung trên các nền tảng trực tuyến.
- Tổ chức sự kiện: Nếu bạn có kỹ năng tổ chức và giao tiếp tốt, có thể giúp tổ chức các sự kiện như hội thảo, buổi biểu diễn, tiệc cưới, v.v.
- Nhân viên bán hàng part time, full time tại các shop quần áo.
- Nhân viên trong các siêu thị, cửa hàng tiện lợi
- Bán hàng online (mỹ phẩm, quần áo, đồ handmade,...)
Hãy nhớ rằng, việc chọn công việc nào phụ thuộc vào sở thích, kỹ năng và mục tiêu học tập của bạn. Hãy lựa chọn công việc mà bạn cảm thấy thoải mái và có thể cân bằng với việc học tập một cách hiệu quả.
Xem thêm: TỔNG HỢP 12+ VIỆC LÀM TIẾNG ANH MỨC LƯƠNG HẤP DẪN, HOT NHẤT
Những công việc nào sinh viên có thể làm
3. Những cách tìm việc làm thêm cho sinh viên
Sau khi đã quyết định làm thêm nhưng chưa biết tìm việc ở đâu, bạn có thể tham khảo những cách sau:
Những cách tìm việc làm thêm cho sinh viên
3.1. Nhờ người thân, bạn bè, thầy cô giới thiệu
Người thân, bạn bè, thầy cô và các mối quan hệ thân quen khác là một nơi uy tín có thể giúp chúng ta tìm công việc. Ta có thể tim được công việc qua sự giới thiệu của họ. Vậy nên đừng ngại ngùng mà hãy nhờ mọi người giúp đỡ giới thiệu nhé.
3.2. Tìm việc trên mạng xã hội, các trang web chính thống
Với sự phát triển của mạng xã hội như hiện nay, ta có thể dễ dàng tìm thông tin về việc làm trên các nền tảng. Google sẽ giúp ta tìm thông tin về việc làm, nơi làm việc…. Ngoài ra bạn có thể tìm việc trong các hội nhóm về việc làm trên Facebook. Hoặc bạn có thể theo dõi những trang web chính thống của những nhãn hàng, đơn vị để nắm bắt được nhu cầu tuyển dụng của họ.
Nhưng hãy chú ý cẩn thận khi tìm việc online để tránh lừa đảo. Hiện nay tình trạng lừa đảo đang rất phổ biến trên các mạng xã hội.
Xem thêm: TỔNG HỢP 15+ TRANG TÌM VIỆC UY TÍN NHẤT TẠI VIỆT NAM
3.3. Tìm việc ở khu vực xung quanh
Ngoài việc tìm kiếm online, bạn cũng có thể chú ý tìm việc xung quanh khu vực sinh sống và học tập. Thông thường khi cần tuyển nhân viên, các cửa hàng sẽ treo biển thông báo, ta có thể dễ dàng trông thấy điều đó.
3.4. Tìm việc các nền tảng tuyển dụng uy tín
Hiện nay mọi người thường tìm việc trên các nền tảng tuyển dụng uy tín như Linkedin, TopCV, YBOX,... Đây là các ứng dụng, trang web tuyển dụng uy tín và có sự đa dạng về công việc. Bạn có thể tìm công việc theo tiêu chí và khả năng của bản thân nhờ bộ lọc thông minh. Bên cạnh đó các thông tin về vị trí ứng tuyển, đơn vị tuyển dụng cũng được công khai minh bạch.
3.5. Nộp đơn xin việc trực tiếp làm thực tập sinh
Đây có lẽ là cách xin việc hiệu quả nhất và giúp ích cho bạn nhiều nhất cho công việc sau này. Làm thực tập sinh trong một công ty, bạn sẽ được đào tạo, học hỏi nhiều kiến thức chuyên môn mà trường lớp không dạy.
Bạn có thể tìm thông tin thực tập trên mạng xã hội của công ty, các trang web tuyển dụng hoặc nhờ thầy cô, bạn bè giới thiệu. Tốt nhất là hãy thực tập đúng chuyên ngành mình đang học nhé.
4. Lưu ý khi sinh viên đi làm thêm
Việc cân bằng giữa học và làm việc không hề đơn giản và dễ dàng thực hiện. Để giúp bạn có phương hướng giải quyết, sau đây là một số điều cần lưu ý khi vừa học vừa làm:
- Xác định rõ mục tiêu: Bạn đi làm thêm vì lý do gì? Bạn cần thu nhập hay kinh nghiệm từ công việc? Hãy xác định rõ mục tiêu ngay từ đầu để sắp xếp thời gian và công sức một cách hợp lý dành cho công việc đó.
- Lựa chọn công việc dựa trên sức khoẻ, năng lực, thời gian cá nhân: Là một sinh viên nên bạn vẫn cần ưu tiên việc học lên hàng đầu. Vì vậy hãy chọn công việc không ảnh hướng đến kết quả học tập của bạn. Tốt hơn hết là kinh nghiệm từ công việc đó có thể hỗ trợ cho việc học của bạn. Bên cạnh đó bạn cũng cần xem xét cân nhắc sức khỏe và quỹ thời gian của bản thân để chọn công việc phù hợp. Cần tránh công việc ảnh hưởng đến việc học và tác động xấu đến sức khỏe.
- Tránh tạo áp lực lên bản thân: Vừa học vừa làm sẽ khiến cho bạn mệt mỏi và quá tải. Do đó ngoài giờ học và làm, bạn cần dành thời gian để chăm sóc cho bản thân. Một sức khỏe tốt và tâm hồn tích cực sẽ giúp bạn học tập và làm việc tốt hơn.
Lưu ý khi sinh viên đi làm thêm
5. Những điều cần chuẩn bị trước khi đi làm thêm
Mặc dù có nhiều cách tìm việc nhưng bạn vẫn chưa có được công việc như mong muốn. Tham khảo những điều sau để có thể tìm được công việc phù hợp:
- Học thêm các kĩ năng, khóa học: Một ứng viên có tiềm năng, thành thạo nhiều công cụ sẽ luôn là lựa chọn hàng đầu của các nhà tuyển dụng. Vậy nên trong thời gian rảnh hãy tìm hiểu và rèn luyện các kĩ năng mềm và chứng chỉ cần thiết.
- Chuẩn bị CV chuyên nghiệp: Một bản CV chuyên nghiệp sẽ gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng và tạo ra được sự nghiêm túc, chín chắn của bạn trong công việc. Vậy nên hãy tìm hiểu về cách viết CV khoa học và ấn tượng.
- Thể hiện sự nghiêm túc và cầu tiến trong công việc: Nhà tuyển dụng luôn muốn tìm kiếm những ứng viên thực sự nghiêm túc, quyết tâm trong công việc và gắn bó lâu dài chứ không phải những người tìm việc hờ hững, tạm thời hoặc làm công việc gì cũng được.
- Chuẩn bị profile và các mạng xã hội một cách chuyên nghiệp: Đây cũng là một bộ mặt của chúng ta. Vậy nên để tạo sự uy tín, bạn cần lưu ý về cách tạo profile và cài đặt chỉnh sửa trang cá nhân sao cho chuyên nghiệp.
=> LỘ TRÌNH HỌC TIẾNG ANH HIỆU QUẢ CHO SINH VIÊN MẤT GỐC
=> TỰ HỌC TIẾNG ANH GIAO TIẾP VỚI 5 BÍ QUYẾT
Trên đây là những điều cần lưu ý và cách tìm việc làm thêm cho sinh viên. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn tìm được công việc ưng ý. Và để là một ứng cử viên sáng giá, bạn nên học tiếng Anh ngay từ bây giờ. Làm bài kiểm tra trình độ tiếng Anh miễn phí tại đây để được Langmaster tư vấn lộ trình học phù hợp.
Nội Dung Hot
Khoá học trực tuyến
1 kèm 1
- Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
- Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
- Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
- Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
- Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.
KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM
- Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
- Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
- Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
- Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...
KHÓA HỌC OFFLINE TẠI HÀ NỘI
- Mô hình học ACE: Học chủ động, Rèn luyện năng lực lõi và môi trường học toàn diện
- Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, cam kết đạt chuẩn về chuyên môn và năng lực giảng dạy.
- Áp dụng phương pháp: Siêu phản xạ, Lập trình tư duy (NLP), ELC (Học qua trải nghiệm),...
- Môi trường học tập toàn diện và năng động giúp học viên “đắm mình” vào tiếng Anh và nâng cao kỹ năng giao tiếp.
Bài viết khác
Bạn muốn thiết kế một slide thuyết trình, báo cáo vừa đẹp, vừa nhanh vậy thì chắc chắn bạn cần tìm hiểu về những trang web làm powerpoint miễn phí.
Tham khảo và tải ngay bộ đề thi đánh giá năng lực 2023 của các trường để ôn tập bạn nhé!
Các app nói chuyện với người nước ngoài ngày càng phổ biến, giúp bạn luyện tập kỹ năng nghe nói tiếng Anh dễ dàng. Cùng Langmaster tìm hiểu ngay dưới đây nhé.
Cùng tìm hiểu Cố lên tiếng Anh là gì? Một số cách nói cố lên trong tiếng Anh chuẩn xác nhất nhé!
Để tạo ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng, học cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn bằng tiếng Anh là vô cùng cần thiết. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu nhé!