CHI PHÍ CỦA MỘT SINH VIÊN HỌC ĐẠI HỌC LÀ BAO NHIÊU?
Mục lục [Ẩn]
- 1. Sinh viên 1 tháng dùng hết bao nhiêu tiền?
- 1.1. Chi phí cho học phí
- 1.2. Chi phí chi trả tiền nhà, phòng trọ
- 1.3. Chi phí ăn uống
- 1.4. Chi phí di chuyển
- 1.5. Chi phí cho tài liệu
- 1.6. Các chi phí khác của sinh viên
- 2. Chi phí của một sinh viên học đại học trong 1 năm là bao nhiêu?
- 3. Cách chi tiêu để tiết kiệm cho sinh viên
Chi tiêu của sinh viên luôn là một chủ đề được nhiều người quan tâm đông đảo. Đặc biệt là với đối tượng tân sinh viên và phụ huynh vẫn luôn có những thắc mắc chi phí của một sinh viên học đại học là bao nhiêu và 1 tháng sinh viên cần bao nhiêu tiền? Ở bài viết này hãy cùng Langmaster giải đáp ngay những thắc mắc xoay quanh chủ đề chi phí dành cho sinh viên học đại học nhé!
1. Sinh viên 1 tháng dùng hết bao nhiêu tiền?
1.1. Chi phí cho học phí
Khi nghĩ tới chi phí của một sinh viên học đại học là bao nhiêu thì sẽ nghĩ ngay tới tiền học phí. Thông thường số tiền cần phải đóng trong 1 năm sẽ dựa trên số tín chỉ mà sinh viên đăng ký trong một năm.
Chi phí dành cho trường đại học lại tùy vào học phí quy định của trường đó mà khác nhau. Đặc biệt dựa vào đặc điểm của trường công hay trường tư hoặc tự chủ tài chính hay chưa tự chủ tài chính, hệ chuẩn hay hệ chất lượng cao.
- Đối với các trường công tài chưa tự chủ chính thì 1 kỳ sẽ có học phí khoảng tầm 6 - 8 triệu/kỳ tùy ngành của chương trình hệ chuẩn.
- Đối với các trường công đã tự chủ tài chính thì học phí sẽ rơi vào khoảng 12 - 15 triệu/kỳ tùy ngành của chương trình hệ chuẩn. Còn với hệ chất lượng cao của trường công sẽ rơi vào khoảng 22 - 50 triệu/kỳ.
- Đối với các trường tư thì học phí rơi vào khoảng 13 - 25 triệu/kỳ tùy vào chương trình chuẩn hay hệ chất lượng cao.
- Đối với các chương trình liên kết quốc tế tại Việt Nam sẽ rơi vào khoảng 60 triệu/kỳ.
Ngoài ra có thể kể thêm các chi phí khác cần chi trả khoảng 1 - 2 triệu gồm: Bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể, các chi phí hội đoàn…
Vậy có thể kết luận được đa số các ngành trường đại học hiện nay có học phí rơi dao động vào khoảng 6 triệu - 25 triệu/năm tùy vào trường và ngành của trường đó.
Xem thêm:
=> REVIEW ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI TỪ A ĐẾN Z
=> REVIEW TRƯỜNG HỌC VIỆN TÀI CHÍNH: “SANG - XỊN - MỊN” ĐÁNG MƠ ƯỚC
Sinh viên 1 tháng dùng hết bao nhiêu tiền
1.2. Chi phí chi trả tiền nhà, phòng trọ
Đối với các bạn sinh viên ở nhà xa mà cần phải thuê trọ thì tiền mỗi tháng cần phải chi trả gồm có tiền trọ. Nếu như ở một mình thì trung bình sẽ khoảng 3.000.000 trở lên còn đối với ở ghép thì chi phí phải trả khoảng 1.000.000đ – 1.500.000đ/tháng, bao gồm cả điện, nước, wifi. Còn đối với những bạn may mắn được ở ký túc xá trường thì chi phí khoảng 500.000đ/tháng trở lên bao gồm cả điện, nước, wifi.
Vậy tổng chi phí để chi trả cho tiền trọ sẽ rơi vào khoảng từ 12 - 15 triệu mỗi năm.
1.3. Chi phí ăn uống
Bạn có bao giờ đặt ra câu hỏi tiền ăn 1 tháng của sinh viên hay không? Liệu khoản này tốn kém bao nhiêu phần trăm trong chi phí. Câu trả lời đó là chi phí ăn uống rơi khoảng 1.500.000đ/tháng nếu tự nấu và khoảng 2.100.000đ/tháng nếu ăn uống ngoài quán với 3 bữa hàng ngày. Vậy chi phí cho 1 năm ăn uống tại trọ sẽ rơi vào khoảng 13 triệu tùy mức ăn của mỗi người.
1.4. Chi phí di chuyển
Chi phí di chuyển thì sẽ tùy thuộc vào điều kiện cũng như phương tiện của sinh viên. Nếu như đi xe buýt thì chi phí sẽ khoảng 150.000đ – 200.000đ/tháng. Còn với xe đạp thì bạn sẽ mất khoảng 150.000đ/tháng tiền gửi xe và chi phí sửa chữa nếu hư hỏng. Còn đối với các bạn đi xe máy thì chi phí sẽ là khoảng 300.000đ – 400.000đ/tháng bao gồm tiền xăng, gửi xe, sửa xe nếu có. Nếu như vị trí trọ ở gần trường thì chi phí đi lại sẽ không đáng kể. Vậy tính dư dả trong 1 năm khoản chi phí này sẽ rơi vào khoảng 1 triệu đồng.
1.5. Chi phí cho tài liệu
Thông thường sinh viên sẽ mua sách luôn ở đầu kỳ nên có thể không tính vào tiền 1 tháng của sinh viên. Tuy nhiên ở phần này vẫn có thể rơi vào khoảng 100.000đ – 150.000đ/tháng bao gồm tiền in ấn tài liệu và tài liệu tham khảo nếu có. Vậy 1 năm chi phí cho khoản nhỏ này sẽ rơi vào khoảng 1 triệu đồng.
1.6. Các chi phí khác của sinh viên
Các khoản chi phí khác sẽ bao gồm các khoản tiền như: Tiền sinh nhật, tiền đi chơi, xem phim hay ăn uống với bạn bè và mua quần áo, giày dép. Đối với các bạn có người yêu thì có thể tăng thêm chi phí cho hẹn hò, hay đi ăn uống với người yêu.
Khoản chi phí này sẽ biến động kha khá vì sẽ phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi bạn. Bạn nào có điều kiện ổn định thì có thể chi tiêu thoải mái hơn chút còn với ai kinh tế eo hẹp thì chi tiêu lại thắt chặt hơn. Khoản này dự trừ sẽ rơi vào khoảng 500.000-1.000.000/tháng. Vậy tổng chi phí sẽ khoảng 6-12 triệu đồng/năm.
Sinh viên 1 tháng dùng hết bao nhiêu tiền
Xem thêm:
=> Tân sinh viên cần chuẩn bị gì khi nhập học?
=> TOP TRUNG TÂM TIẾNG ANH DÀNH CHO SINH VIÊN CHẤT LƯỢNG, UY TÍN
2. Chi phí của một sinh viên học đại học trong 1 năm là bao nhiêu?
Với các mục đã liệt kê chi tiết ở trên thì có lẽ các bạn đã ước lượng được chi phí của mình cho 1 năm học rồi đúng không. Tính tổng cộng cho 6 mục trên có thể thấy tổng chi phí 1 năm sẽ rơi vào khoảng 70-80 triệu tùy vào chi tiêu của mỗi người và học phí mỗi trường. Cứ thế bạn nhân theo số năm học tại trường để ra được số tiền mà đời sinh viên bạn cần chi trả là bao nhiêu. Tuy nhiên con số này chỉ mang tính tương đối vì sự thay đổi theo từng năm.
1 năm chi phí của một sinh viên học đại học
3. Cách chi tiêu để tiết kiệm cho sinh viên
- Học bổng và hỗ trợ tài chính:
Sinh viên có thể nộp đơn xin học bổng hoặc hỗ trợ tài chính từ các tổ chức, trường đại học hoặc chính phủ. Học bổng và hỗ trợ tài chính giúp giảm thiểu áp lực tài chính và cung cấp cơ hội tiếp cận giáo dục chất lượng cao.
- Lựa chọn trường đại học phù hợp:
Trước khi quyết định học ở một trường đại học cụ thể, bạn hãy xem xét kỹ về học phí, chất lượng giáo dục và cơ hội học tập mà trường đó cung cấp. So sánh các trường và lựa chọn một trường có học phí phù hợp với tài chính của bạn.
- Lựa chọn ngành học:
Xem xét kỹ về triển vọng nghề nghiệp và tiềm năng kiếm tiền sau khi tốt nghiệp khi lựa chọn ngành học. Một ngành có triển vọng tốt trong việc kiếm được việc làm cao hơn sẽ giúp bạn thu hồi chi phí học tập nhanh hơn.
- Lựa chọn trọ:
Để lựa chọn trọ sao cho tiết kiệm thì bạn cần xem xét các điều kiện của trọ như: Có xa trường hay không, tiện nghi như thế nào…? Nếu như muốn tiết kiệm khoản này thì tốt nhất bạn nên nộp đơn ở ký túc xá nếu được. Còn không hãy lựa chọn nhà trọ không quá gần trường vì có thể đắt, và một không gian đủ thoái mái để ở cân đối với tài chính của bạn.
- Tiết kiệm chi phí ăn uống:
Để tiết kiệm khoản này thì tốt hơn hết bạn nên nấu cơm ở phòng để đảm bảo vệ sinh lẫn tiết kiệm. Bạn có thể mua đồ ăn ở quê để tích trữ nếu khoảng cách địa lý không quá xa xôi. Và bỏ thói quen ăn vặt hay đi chơi nhiều thì khoản tiền này sẽ tiết kiệm được kha khá đó.
- Tiết kiệm chi phí di chuyển:
Nếu như đi xe buýt hay xe đạp thì không quá đáng kể. Vì xe buýt bạn có thể đóng tiền theo tháng và xe đạp tốn khá ít chi phí. Còn đối với xe máy cần chi phí đổ xăng do đó hãy tiết kiệm đoạn đường đi nhất có thể.
Cách chi tiêu để tiết kiệm cho sinh viên
Xem thêm:
=> GIẢI ĐÁP THẮC MẮC LIỆU SINH VIÊN CÓ NÊN ĐI LÀM THÊM HAY KHÔNG
=> TOP NHỮNG KỸ NĂNG CẦN THIẾT CHO SINH VIÊN
Như vậy bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về chi phí của một sinh viên học đại học là bao nhiêu. Hy vọng đây với những thông tin này có thể giúp ích cho bạn trong quá trình học tập và có được cuộc sống sinh viên như mong ước. Hãy truy cập Langmaster nhiều hơn để có thêm những tin tức bổ ích hơn nhé!
Nội Dung Hot
Khoá học trực tuyến
1 kèm 1
- Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
- Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
- Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
- Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
- Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.
KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM
- Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
- Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
- Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
- Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...
KHÓA HỌC OFFLINE TẠI HÀ NỘI
- Mô hình học ACE: Học chủ động, Rèn luyện năng lực lõi và môi trường học toàn diện
- Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, cam kết đạt chuẩn về chuyên môn và năng lực giảng dạy.
- Áp dụng phương pháp: Siêu phản xạ, Lập trình tư duy (NLP), ELC (Học qua trải nghiệm),...
- Môi trường học tập toàn diện và năng động giúp học viên “đắm mình” vào tiếng Anh và nâng cao kỹ năng giao tiếp.
Bài viết khác
Bạn muốn thiết kế một slide thuyết trình, báo cáo vừa đẹp, vừa nhanh vậy thì chắc chắn bạn cần tìm hiểu về những trang web làm powerpoint miễn phí.
Các app nói chuyện với người nước ngoài ngày càng phổ biến, giúp bạn luyện tập kỹ năng nghe nói tiếng Anh dễ dàng. Cùng Langmaster tìm hiểu ngay dưới đây nhé.
Tham khảo và tải ngay bộ đề thi đánh giá năng lực 2023 của các trường để ôn tập bạn nhé!
Đặt Biệt danh tiếng Anh dần trở nên phổ biến bởi chúng sẽ thể hiện 1 phần ý nghĩa của con người. Khám phá ngày cùng Langmaster nhé!
Cùng tìm hiểu Cố lên tiếng Anh là gì? Một số cách nói cố lên trong tiếng Anh chuẩn xác nhất nhé!