Những kinh nghiệm quý báu trong các phương pháp học tiếng Anh của những người thành đạt, với vốn kinh nghiệm tích lũy sau bao năm tháng hẳn sẽ là cần thiết và là tài liệu quý giá cho các bạn, những người mới chập chững theo học anh văn cơ bản, đang học mà chưa rõ mục đích và hướng đi…. Nhận được sự cần thiết đó, Mình xin tổng hợp tiếp những kinh nghiệm góp nhặt được trên internet nhằm cung cấp đủ lượng kiến thức cần thiết giúp các bạn thành công trên con đường của mình.
Chúng tôi nhận được khá nhiều câu hỏi kiểu như :
- Mình bắt đầu học tiếng Anh, mình nên học tài liệu nào?
- Mình muốn học viết tiếng Anh theo dạng academic thì dùng tài liệu nào?
- Mình muốn nói tốt tiếng Anh?
- Mình muốn học Ielts/ Toefl/ Toeic…
- Mình muốn học ngữ pháp tiếng Anh nâng cao, nên dùng sách gì?
Bài viết này hi vọng sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn – từ trình độ cơ bản, chưa biết gì cho đến kỹ năng giao tiếp tự tin & đọc, viết academic cho các kỳ thi chuẩn hóa như Ielts/ Toefl,…
Đối với các bạn mới bắt đầu học tiếng Anh, với vốn tiếng Anh giao tiếp chưa nhiều: lời khuyên đầu tiên đối với bạn là học cuốn English Grammar in Use Third Edition with Answers. Lý do là vì đây là cuốn ngữ pháp liền mạch, cấu trúc hợp lý, cô đọng và dễ hiểu nhất mà hầu như ai mới bắt đầu học tiếng Anh đều sử dụng. Mỗi bài học đều đi kèm các câu ví dụ và hình ảnh, so sánh, các bài học được sắp xếp rất khoa học và có bài tập cùng lời giải để có thể tự học. Nếu bạn để ý thì hầu hết khi dạy ngữ pháp các thầy cô giáo đều lấy bài tập và ví dụ từ cuốn này. Các bạn có thể thích phương pháp học với phần mềm máy tính, nếu bạn muốn có thể tham khảo các phần mềm như The Rosetta Stone, Face 2 Face, Tell me morehoặc các phần mềm từ vựng, ngữ pháp như Cambridge Grammar of English CDRom…
Trong khi học Ngữ pháp thì bạn có thể kết hợp để học nghe tiếng Anh. Có 2 phương pháp chủ đạo: Phương pháp 1 là nghe theo 1 giáo trình nào đó về nghe, cách này là cách truyền thống, recommend cho các sách theo cuốn này là cuốn Listen Carefully; cuốn này rất rất cơ bản, bạn có thể thấy nó dễ, nhưng theo mình thì bắt đầu nên học kỹ quyển này. Sau đó nếu thấy sách có hơi dễ thì tiếp tục học theo giáo trình Tactics for Listening Basic. Đây là giáo trình mà nhiều khóa học nghe nói tại các trung tâm tiếng Anh sử dụng.
Phương pháp 2 là phương pháp nghe bị động, nghĩa là bạn sẽ cố gắng nghe nhiều nhất có thể, và chủ yếu nghe những gì thực tế trong giao tiếp, qua tv, đài. Bạn nghe nhưng không cần phải hiểu toàn bộ, không cần phải bắt được tất cả các từ. Chỉ cần lặp đi lặp lại một cách thường xuyên cách nghe này thì sau khi đã quen, bạn sẽ có thể nghe và nắm được các âm, giọng nói của người nước ngoài khi nói tiếng Anh, điều này rất quan trọng. Để sử dụng phương pháp này, mình recommend các tài liệu sau: Pimsleur English hoặc Effortless English (đây là cả 1 phương pháp học tiếng anh cơ bản theo phương pháp nghe của A.J. Hodge & khó hơn so với Pimsleur); kết hợp cùng 6 minutes English của BBC, VOA,… miễn là bạn nghe và thực hành nghe thường xuyên.
Ngoài ra đọc cũng là một kỹ năng khá cần thiết, vì trong khi đọc bạn sẽ học được các cấu trúc câu mà có thể chưa biết, chưa gặp, cũng như từ mới, các cách diễn đạt,… Theo mình thì cách tốt nhất để rèn kỹ năng này là bạn sử dụng các tài liệu luyện đọc dành cho các kỳ thi như Ielts, Toefl,… Bạn thử tham khảo cuốn "Reading in 15 minutes a day" này.
Còn với học nói, thì cách tốt nhất để học nói, theo mình, là bắt trước khi nghe người khác nói. Bạn hãy nói theo khi xem phim, nghe nhạc, học nghe Pimsleur hoặc Effortless English. Nếu kỹ năng nói tiếng Anh của bạn còn hạn chế thì nên học nghe nhiều, để có thể tự tin và hiểu khi người khác nói, sau đó nói theo. Bạn nên tham khảo thêm loạt Video Misterduncan để học, đây là loạt bài học tiếng Anh ngắn từ 5-10 phút, khá hay và đơn giản.
Chú ý là việc học từ mới cũng quan trọng nhé, bạn sẽ không học từ mới một cách riêng lẻ, mà hãy học nó trong ngữ cảnh, chú ý học khi gặp bất kỳ một từ mới nào, mà bạn cảm thấy là nó quan trọng. Bạn có thể sử dụng các từ điển như Oxford Advanced Learner’s Dictionary (7th hoặc 8th – mỗi bản có 1 cái hay riêng), từ điển của Longman hay Cambridge đều được. Hãy tập thói quen tra từ và nghĩa bằng tiếng Anh, nếu bạn muốn sử dụng từ điển Anh-Việt, tham khảo Từ điển Babylon hoặc Lingoes; các bộ từ điển này có các gói từ điển của Oxford, Longman, Cambridge lẫn Lạc Việt, Anh Việt.
Việc học tiếng Anh giao tiếp cơ bản như trên cần thời gian khoảng 5-6 tháng để bạn có thể nắm và sử dụng vững tiếng Anh (đây là một quãng thời gian dài và yêu cầu sự kiên trì). Sau khi đã có kiến thức nền tảng về Tiếng Anh tốt, hãy cố gắng sử dụng nó nhiều nhất có thể, bây giờ là lúc bạn sử dụng tiếng Anh trong cuộc sống: đọc báo, lướt web bằng tiếng Anh (ví dụ như mình hay đọc arsenal.com – vì mình là fan Arsenal & nghe BBC…) nói chung là sử dụng tiếng Anh trong đời sống, giả sử như gặp một từ lạ mà mình chưa biết nghĩa, cố gắng đoán nó trong ngữ cảnh, và rồi kiểm tra lại bằng cách tra từ điển.
Xem phim cũng là một cách học nghe nói rất tốt (ngoài ra còn luyện giọng và giải trí nữa). Bạn làm theo hướng dẫn này để tìm phụ đề phim, sau đó thì xem với phụ đề tiếng Anh. Không cần phải hiểu hết nội dung phim, khi không hiểu, hãy cố gắng đoán ý phim và ý người nói. Phụ đề tiếng Anh bên dưới đảm bảo bạn sẽ nghe được từng chữ. Bạn có thể bắt đầu bằng phim Extra English hoặc bất cứ bộ phim nào bạn tải được trên mạng (chú ý nên tải những bộ phim mang ý nghĩa giáo dục, phim tài liệu, khoa học, hoặc series phim truyền hình tiếng Anh – vì những phim này giọng của người nói rất chuẩn, từ ngữ được sử dụng rất thành thạo và sinh động, thực tế). Nếu bạn dự định du học thì nên tham khảo bộ phim Friends, một bộ phim hài mang đậm văn hóa Mỹ & phương Tây.
Đây cũng là thời gian bạn nên bắt đầu học thêm về một trong các kỳ thi như Toeic, Ielts, Toefl. Muốn luện thi TOEIC tốt, Theo nghiên cứu thì bạn sẽ học và thu được hiệu quả tốt hơn nếu có một mục tiêu rõ ràng, và một trong các kỳ thi trên sẽ giúp bạn tập trung & nỗ lực hơn, điều này sẽ mang lại kết quả cao hơn. Nếu bạn học về kinh tế thì nên biết về Toeic, vì đây là chứng chỉ gần như bắt buộc (Ielts cũng được nhưng khó hơn Toeic), Ielts dành cho du học các nước nói tiếng Anh không phải Mỹ, như Châu Âu, Úc & New Zeland, Singapore,… còn Toefl thì dành cho các nước nói tiếng Anh Bắc Mỹ: Mỹ, Canada, được chấp nhận ở một số nước khác như Singapore… Đối với giai đoạn này bạn có thể tham khảo một (hoặc một vài) cuốn trong các cuốn sách sau:
- Developing Skills for the TOEIC Test
- Academic Writing for IELTS Sam McCarter
- Objective IELTS Intermediate
- How To Master Skills For The TOEFL iBT Listening
- The Official Guide to the New Toefl Ibt
- IELTS Writing by Mat Clark…
Xem thêm:
Hoặc vào các mục Toefl/ Ielts/ Toeic để tìm tài liệu phù hợp với mục đích của bạn.
Nếu bạn đã hoàn thành và đạt được các chứng chỉ với điểm số cao (Toeic khoảng > 880 ; Ielts > 7; hay Toelf > 80) thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm về kỹ năng tiếng Anh của mình. Tuy nhiên nếu tiếp tục muốn trau dồi tiếng Anh thì bạn nên học thêm, đến lúc này thì mình tin là bạn sẽ tự có thể biết là mình cần gì, thiếu gì để học.
Sưu tầm
=> Test trình độ Tiếng Anh MIỄN PHÍ: TẠI ĐÂY