Học ngoại ngữ, Chăm Chỉ Thôi Liệu Đã Đủ?
Mục lục [Ẩn]
Không đơn giản chỉ là ngữ pháp
Mình đến với môn tiếng Pháp chỉ là tình cờ. Sau khi thi xong kỳ thi tuyển sinh đại học, trong mấy ngày rãnh rỗi chờ kết quả, mình quyết định đăng ký học lớp tiếng Pháp để tránh “nhàn cư vi bất thiện”. Thế là mình vào lớp tiếng Pháp vỡ lòng. Cô giáo tiếng Pháp rất dễ thương, bạn bè trong lớp lại cực kỳ năng nổ nên mình cũng siêng năng lắm. Bạn thấy đấy, mọi thứ bắt đầu rất suông sẻ: môi trường học tập tốt, tâm lý hoàn toàn tự tin, và nhất là rất chăm học. Nhưng qua đến tháng thứ ba, việc học tiếng Pháp bắt đầu trở nên phức tạp hơn.
Chắc các bạn cũng biết tiếng Pháp và tiếng Việt là hai thứ tiếng có nguồn gốc khác nhau, nên có nhiều khác biệt trong cách nói, cách thành lập câu, và ngay trong đặc tính của từ, chữ cũng khác nhau nốt. Nỗi sợ hãi của nhiều học sinh khi học tiếng Pháp là việc phân biệt giống đực và giống cái với “le” và “la”. Điều khiến mình phát hoảng nhất là đến những đồ vật cũng có “đực” và “cái” luôn. Này nhé: cây viết chì (le crayon) là giống đực, cái bàn (la table) là giống cái; cũng là cái bàn, nhưng nếu là bàn viết (le bureau) thì nó lại đổi “giới tính” thành giống đực. Ngoài ra, cả tính từ đi theo danh từ cũng phải chia đực cái cho phù hợp nữa. Ôi thật rắc rối, mà cái này lại chẳng có luật mẹo gì rõ ràng cả, nên chỉ còn cách học thuộc lòng. Vẫn chưa hết, nhắc đến những khó khăn khi học tiếng Pháp thì không thể không nhắc đến ngữ pháp với cách chia động từ và chia thì khá rườm rà.
Với “muôn trùng vây” như vậy, mình bị lạc lối vì không biết phải học tiếng Pháp như thế nào? Luyện nói trước hay luyện đọc trước? Nên chú trọng vào từ vựng hay ngữ pháp đây? Học từ vựng làm sao để mau thuộc và nhớ lâu? Sự lúng túng khiến mình dần quay trở lại cách học ngoại ngữ phổ biến mà mình đã quen thuộc khi còn ngồi dưới mái trường phổ thông: học thuộc lòng. Quyết định này đã dẫn mình đến một sai lầm nghiêm trọng là chỉ chăm chỉ học ngữ pháp. Ngữ pháp tiếng Pháp càng khó, mình càng tập trung học, nghiễm nhiên từ vựng ngay lập tức được đưa xuống hàng thứ hai. Nói như vậy không có nghĩa là mình lơ là việc học từ vựng. Mình vẫn chăm chỉ học từ vựng nhé, mỗi ngày liệt kê từ mới cần học, rồi bắt đầu viết nhiều lần theo kiểu: viết chữ (la table) – đọc to (la table) – dịch nghĩa (cái bàn). Thế là việc học tiếng Pháp của mình đã trở thành việc học một mớ lý thuyết của tiếng Pháp chứ không còn phải là học ngoại ngữ nữa. Kết quả: mình tiến bộ chậm chạp, không thể nói viết trôi chảy như các bạn trong lớp, mình nản lòng và bỏ học. Mình đã thất bại dù vẫn chăm chỉ.
Bây giờ, sau gần 5 năm trời nhìn lại, mình nhận thấy sai lầm của mình không phải vì mình quá chăm chỉ, mà vì mình không có phương pháp học phù hợp. Abraham Lincoln, vị tổng thống nổi tiếng của nước Mỹ đã từng nói “Nếu cho tôi 6 giờ để đốn 1 cái cây, tôi sẽ dành 4 giờ đầu để mài sắc lưỡi rìu.” Cũng vậy, để học tốt một ngoại ngữ, nhất là học tiếng Anh thì ngoài cần cù siêng năng, bạn cũng cần trang bị cho mình một phương pháp học đúng đắn. Nếu chỉ chăm chỉ mà không có phương pháp, bạn sẽ rất khó khăn để học tốt tiếng Anh. Đó là chưa nói đến việc học tập mà không có phương pháp sẽ làm bạn chán nản khi thấy mình tiến bộ chậm chạp, và việc học tiếng Anh dần trở thành một nỗi sợ hơn là niềm vui.
Rút kinh nghiệm từ thất bại trong việc học tiếng Pháp, mình đã thay đổi phương pháp học tiếng Anh của mình, và mình đã thành công. Phương pháp hoi thoai tieng Anh của mình bây giờ là chú trọng nâng cao vốn từ vựng qua việc đọc hiểu những đoạn văn trong sách giáo trình và nghe hiểu những đoạn hội thoại trong máy mp3. Cách học từ vựng hồi xưa của mình theo kiểu viết từ vựng thành hai cột Anh - Việt không phải là cách tối ưu để học từ và nhớ từ. Cách học này khiến mình tiếp thu từ vựng một cách bị động, và chỉ hiểu từ thông qua nghĩa tiếng Việt. Điều này dẫn đến hậu quả là mình chỉ biết nghĩa từ mà không biết cách dùng từ. Theo mình, để học từ nhớ lâu thì cần học từ trong những ngữ cảnh cụ thể vì như vậy bạn không những nhớ từ mà còn biết cách sử dụng từ sao cho đúng. Còn về ngữ pháp, bây giờ mình đã bỏ thói quen học thuộc ngữ pháp rồi. Mình chỉ đọc ngữ pháp để tham khảo mà thôi, phần lớn mình học cách dùng ngữ pháp qua việc đọc mấy bài hội thoại và bài văn trong sách giáo trình. Lúc luyện đọc thấy chỗ nào dùng ngữ pháp khó thì mình lên mạng tìm hiểu hoặc tham khảo trong sách.
Với phương pháp học tiếng Anh giao tiếp này, cộng với những nỗ lực luyện tập không mệt mỏi, mình đã thành công. Tiếc là khi nhận ra phương pháp học này thì khoảng thời gian học tiếng Pháp đã chỉ còn là dĩ vãng. Bây giờ ngoài hai câu chào hỏi “Bon jour” và “Au revoir”, mình chẳng còn nhớ gì nữa cả. Thật là đau lòng quá đi!
Nội Dung Hot
Khoá học trực tuyến
1 kèm 1
- Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
- Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
- Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
- Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
- Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.
KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM
- Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
- Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
- Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
- Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...
KHÓA HỌC OFFLINE TẠI HÀ NỘI
- Mô hình học ACE: Học chủ động, Rèn luyện năng lực lõi và môi trường học toàn diện
- Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, cam kết đạt chuẩn về chuyên môn và năng lực giảng dạy.
- Áp dụng phương pháp: Siêu phản xạ, Lập trình tư duy (NLP), ELC (Học qua trải nghiệm),...
- Môi trường học tập toàn diện và năng động giúp học viên “đắm mình” vào tiếng Anh và nâng cao kỹ năng giao tiếp.
Bài viết khác
Luyện viết tiếng Anh theo chủ đề là một trong các cách đơn giản để có thể cải thiện kỹ năng viết. Cùng tìm hiểu 33 chủ đề đơn giản và thú vị nhất trong bài sau nhé!
Mở đầu bài thuyết trình ấn tượng là cách để bạn dễ dàng thu hút sự chú ý của người nghe. Cùng theo chân Langmaster nắm ngay những bí quyết để mở đầu một bài thuyết trình hấp dẫn nhé!
Cách xưng hô trong tiếng Anh như thế nào cho đúng nhất? Tìm hiểu ngay chủ đề thú vị này cùng với Langmaster nhé!
Bằng B1 tiếng Anh là một trong những trình độ cơ bản trong thang năng lực tiếng Anh. Cùng Langmaster tìm hiểu ngay về thông tin này nhé!
Khung giờ vàng để học tập hiệu quả nhất là thời điểm nào? Cùng tiếng Anh giao tiếp Langmaster khám phá ngay phần kiến thức này nhé!