MẪU CÂU HỎI GIÚP BẠN BẮT ĐẦU CUỘC NÓI CHUYỆN TỰ NHIÊN
Mục lục [Ẩn]
- 1. Cách bắt chuyện tự nhiên, không gượng ép
- 1.1. Chuẩn bị tâm lý trước khi nói chuyện
- 1.2. Trong quá trình giao tiếp
- 1.3. Chú ý đến nội dung hội thoại
- 2. Những mẫu câu để bắt đầu cuộc hội thoại tự nhiên
- 2.1. Mẫu câu mở đầu hội thoại
- 2.2. Duy trì cuộc hội thoại
- 2.3. Kết thúc đoạn hội thoại
- 3. Lưu ý khi dùng câu hỏi để bắt đầu hội thoại
Hội thoại không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Nó giúp cho người ta hiểu nhau hơn. Nhưng làm thế nào để mở lời, bắt đầu cuộc hội thoại để tự nhiên, không gượng ép lại là vấn đề mà nhiều người đang quan tâm. Để giúp bạn không cảm thấy bối rối khi bắt đầu hội thoại, Langmaster sẽ chia sẻ đến bạn những mẫu câu hỏi để giúp bạn bắt đầu cuộc nói chuyện tự nhiên nhất.
1. Cách bắt chuyện tự nhiên, không gượng ép
Để cho cuộc hội thoại thật tự nhiên, không bối rối, không gượng ép thì bản thân bạn cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.
1.1. Chuẩn bị tâm lý trước khi nói chuyện
Tâm lý hay trạng thái của bạn trước khi bắt đầu cho cuộc hội thoại đóng vai trò quyết định đến thành công của cuộc hội thoại. Chính vì vậy, bạn cần phải điều chỉnh được tâm lý của mình. Hãy thật vui vẻ, thoải mái và quan trọng là phải cởi mở cũng như phản xạ ngôn ngữ nhanh.
1.2. Trong quá trình giao tiếp
Trong khi giao tiếp, luôn giữ thái độ thân thiện cũng như nở nụ cười trên môi cũng là tuyệt chiêu mang đến thành công. Nó vừa giúp bạn có được thiện cảm của người đối diện, lại khiến họ có cảm tình, muốn thoải mái chia sẻ, trò chuyện cùng bạn.
Bên cạnh đó, để làm nên thành công cho cuộc hội thoại, bạn hãy là người chủ động trong mọi câu chuyện. Vận dụng những câu hỏi để bắt đầu, duy trì cuộc hội thoại. Và xa hơn nữa là dùng những lời nhận xét, lời hẹn để kết thúc cuộc hội thoại.
1.3. Chú ý đến nội dung hội thoại
Để cuộc hội thoại diễn ra suôn sẻ, có ý nghĩa, và gây được ấn tượng với người đối diện thì nội dung của cuộc nói chuyện rất quan trọng. Hãy xác định rõ nội dung mình muốn nói. Bên cạnh đó, trong quá trình giao tiếp, bạn hãy biết cách duy trì cũng như kết thúc hội thoại mà để lại được những ấn tượng tốt đẹp trong lòng người khác.
Xem thêm những mẫu câu tiếng anh thông dụng:
=> TOP 1000+ MẪU CÂU GIAO TIẾP TIẾNG ANH THÔNG DỤNG NHẤT
=> 30+ MẪU CÂU GIAO TIẾP CƠ BẢN TIẾNG ANH HÀNG NGÀY BẠN CẦN BIẾT
2. Những mẫu câu để bắt đầu cuộc hội thoại tự nhiên
2.1. Mẫu câu mở đầu hội thoại
Bên cạnh những câu chào quen thuộc, khi bắt đầu cuộc hội thoại, đặc biệt với người nước ngoài, bạn có thể vận dụng những câu hỏi dưới đây. Chúng sẽ làm cho cuộc nói chuyện thêm thú vị hơn.
1. "What is your name?" (Tên bạn là gì?)
Khi có được câu trả lời về tên tuổi của người đang nói chuyện với bạn bạn có thể hỏi thêm những chi tiết nhỏ như:
- That's an interesting name. Is it Chinese / French / Indian, etc.?
(Tên của bạn thật thú vị. Đây là tên theo tiếng Trung/ Pháp/ Ấn Độ….vậy?)
- Who gives you that name? Your father or mother, so on?
(Ai đặt tên cho bạn vậy? Bố bạn hay là mẹ?)
- Does this name have any special meaning?
(Tên này còn có ý nghĩa đặc biệt nào không?)
- It's a pleasure to meet you. Where are you from?
(Rất vui khi quen biết bạn. Bạn đến từ đâu vậy?)
2. "Where are you from?" (Bạn đến từ đâu?)
- Where is XYZ?
(XYZ là ở đâu vậy?)
- What is XYZ like?
(XYZ trông như thế nào?)
- How long have you lived there?
(Bạn sống ở đó bao lâu rồi?)
- Do you like living here?
(Bạn có thích sống ở đó không?)
3. "Where do you live?"(Bây giờ bạn sống ở đâu?)
- Do you live in an apartment or house?
(Bạn sống ở nhà riêng hay là chung cư?)
- Do you like that neighborhood?
(Bạn có thích môi trường xung quanh ở đó không?)
- Do you live with your family?
(Bạn có sống với gia đình bạn không?)
- How many people live there?
(Có bao nhiêu người sống với bạn?)
4. "What do you do?" (Bạn làm nghề gì?)
- Do you graduate from the school?
(Bạn đã ra trường chưa?)
* Nếu câu trả lời là No thì các bạn có thể hỏi tiếp
- What school are you learning?
(Bạn đang học ở trường nào?)
- What is your major?
(Chuyên ngành chính của bạn là gì?)
* Nếu câu trả lời là Yes bạn có thể tiếp tục với những câu hỏi sau:
- Which company do you work for?
(Bạn đang làm việc cho công ty nào?)
- How long have you had that job?
(Bạn làm công việc đó được bao lâu rồi?)
- Do you like your job?
(Bạn có thích công việc đó không?)
- What's the best / worst thing about your job?
(Điều tuyệt vời nhất/ tồi tệ nhất của công việc đó là gì?)
- What do you like best / least about your job?
(Điều gì làm bạn thích nhất/ không thích nhất trong công việc của bạn?)
5. Hobbies / Free Time (Sở thích và thời gian rảnh rỗi)
Khi hỏi về sở thích của ai đó những câu hỏi thường thấy là:
- What do you like doing in your free time?
(Bạn thích làm gì vào thời gian rảnh rỗi?)
- Can you play tennis / golf / soccer / etc.?
(Bạn có thể chơi tennis/ golf/ bóng đá…không?)
- How long have you played tennis /golf /soccer /etc.?
(Bạn chơi tennis/ golf/ bóng đá được bao lâu rồi?)
- Who do you play tennis /golf /soccer /etc. with?
(Bạn chơi tennis/ golf/ bóng đá với ai vậy?)
- What kind of films / food do you enjoy?
(Bạn thích loại phim/ loại thức ăn nào?)
- Where do you often go to watch movies?
(Bạn thường đi xem phim ở đâu?)
- How often do you watch films / eat out?
(Bạn có thường xuyên đi xem phim hay đi ăn ngoài không?)
- Who do you often go with?
(Bạn thường đi với ai?)
Hãy tự tin là người mở đầu cuộc hội thoại, bạn sẽ thấy những trải nghiệm này thật thú vị và ý nghĩa.
2.2. Duy trì cuộc hội thoại
Sau khi đã thành công với việc mở đầu, bạn hãy tiếp tục là người định hướng và duy trì cuộc hội thoại với những câu hỏi dưới đây:
- Bạn có thể vận dụng những câu hỏi về thời tiết. Bởi đây là chủ đề hay được người nước ngoài nói đến mỗi khi nói chuyện với nhau.
- How do you feel about the weather today?
(Bạn cảm nhận như thế nào về thời tiết ngày hôm nay?)
- What is the season in your country now?
(Thời tiết ở nước bạn hiện tại đang là mùa gì?)
- Do you like the weather in Vietnam?
(Thời tiết ở Việt Nam bạn có thích không?)
- What is your favorite season?
(Mùa bạn yêu thích là mùa nào?)
- What do you usually do in [mùa]..
(Bạn thường làm gì vào mùa….)
- Sau đó chúng ta có thể tiếp tục với những câu hỏi liên quan đến du lịch Việt Nam như:
- Where did you travel last time?
(Lần cuối cùng bạn đi du lịch là khi nào?)
- How many countries have you been to around the world??/ How many countries have you traveled to around the world??
(Bạn đã đi thăm được bao nhiêu quốc gia trên thế giới rồi?)
- Why do you traveled to Vietnam?
(Tại sao bạn lại chọn Việt Nam để du lịch?)
- How long have you been to Vietnam?
(Bạn đến Việt Nam bao lâu rồi?)
- How many times have you been to Vietnam?
(Đây là lần thứ mấy bạn đến du lịch Việt Nam?)
- What places have you been to in Vietnam?
(Bạn đã đến những địa danh nào ở Việt Nam rồi?)
- How long will you stay here?
(Bạn dự định ở Việt Nam trong bao lâu?)
- Are you traveling alone or with your family?
(Bạn đi một mình hay đi cùng gia đình vậy?)
- Do you try Vietnamese Food? Is it delicious?
(Bạn có thích đồ ăn Việt Nam không? Chúng có hợp khẩu vị của bạn không?)
- How do you think about Vietnam and Vietnamese people?
(Bạn thấy đất nước và con người Việt Nam thế nào?)
Xem thêm những mẫu câu tiếng anh thông dụng:
=> 25+ MẪU CÂU GIAO TIẾP THÔNG DỤNG TIẾNG ANH NHẤT ĐỊNH PHẢI NHỚ!
=> 80 MẪU CÂU HỌC TIẾNG ANH GIAO TIẾP NHƯ NGƯỜI BẢN ĐỊA
2.3. Kết thúc đoạn hội thoại
Để kết thúc hội thoại mà vẫn tạo được dư âm tốt trong lòng người đối diện, bạn hãy vận dụng những mẫu câu dưới đây:
- Before I leave, can I take a photo with you?
(Trước khi chia tay, mình muốn chụp với bạn tấm ảnh kỷ niệm được không?)
- It’s very nice to talk to you.
(Rất vui được trò chuyện với bạn.)
- Keep in touch.
(Luôn giữ liên lạc nhé.)
- It’s been great seeing you again:
( Thật tuyệt nếu gặp lại bạn.)
- Have a nice day.
(Chúc bạn một ngày vui vẻ!)
3. Lưu ý khi dùng câu hỏi để bắt đầu hội thoại
Trong quá trình giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp với người nước ngoài, bên cạnh việc ghi nhớ mẫu câu thì bạn cũng cần lưu ý không hỏi những vấn đề liên quan đến vấn đề riêng tư cá nhân.
- Cân nặng
Đây là vấn đề tối kị khi giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp với chị em phụ nữ. Bởi tăng cân hoặc có thân hình không cân đối là điều nhiều chị em đang không muốn nhắc đến.
Đặc biệt, câu hỏi “Are you pregnant?” (Chị có bầu à?) là điều tối kị mà chúng ta nhắc đến khi bắt đầu cuộc hội thoại. Nó giống như một sự châm chọc về hình thể của họ vậy. Nó khiến cho cuộc hội thoại đi vào bế tắc. Đối phương cũng không có cảm tình với bạn.
- Diện mạo
Không ai muốn diện mạo, ngoại hình của mình bị mang ra làm đề tài nói chuyện. Vì vậy, bạn cần hạn chế những câu hỏi sau:
- Oh my God, are you OK?
(Chúa ơi, Bạn có ổn không?)
- Why do you look so ___ (tired, older)?
(Sao trông bạn già thế nhỉ?)
- Didn’t you wear make-up?
(Bạn không trang điểm à?)
Ngoài ra, những vấn đề như thu nhập cá nhân, tình trạng hôn nhân và gia đình… bạn cũng tránh đề cập đến.
XEM THÊM:
=> 25+ MẪU CÂU GIAO TIẾP THÔNG DỤNG TIẾNG ANH NHẤT ĐỊNH PHẢI NHỚ!
=> 13 MẪU CÂU TIẾNG ANH GIAO TIẾP THEO CHỦ ĐỀ CÔNG VIỆC BẠN CẦN BIẾT
Bài viết trên, Langmaster đã giúp bạn biết được những mẫu câu hỏi để bắt đầu cuộc hội thoại tự nhiên. Hy vọng chúng sẽ giúp cho bạn làm chủ được cuộc hội thoại của mình. Đồng thời để lại ấn tượng đẹp trong lòng người đối diện. Chúc bạn thành công!
Nội Dung Hot
Khoá học trực tuyến
1 kèm 1
- Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
- Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
- Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
- Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
- Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.
KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM
- Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
- Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
- Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
- Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...
KHÓA HỌC OFFLINE TẠI HÀ NỘI
- Mô hình học ACE: Học chủ động, Rèn luyện năng lực lõi và môi trường học toàn diện
- Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, cam kết đạt chuẩn về chuyên môn và năng lực giảng dạy.
- Áp dụng phương pháp: Siêu phản xạ, Lập trình tư duy (NLP), ELC (Học qua trải nghiệm),...
- Môi trường học tập toàn diện và năng động giúp học viên “đắm mình” vào tiếng Anh và nâng cao kỹ năng giao tiếp.