10 LỖI NGỮ PHÁP MÀ NGƯỜI MỚI HỌC TIẾNG ANH THƯỜNG MẮC PHẢI

Mục lục [Ẩn]

1. Like – As
“Like”: tương tự như, giống như. Chú ý rằng chúng ta không thể sử dụng “as” theo cách này.
Ví dụ:
· What does Peter do? – He is a teacher like me.
· It is raining again. I hate the weather like this.
· This beautiful house is like a palace.
Trong ba câu trên, “Like” là một giới từ. Nó được theo sau bởi một danh từ hoặc một đại từ: Chúng ta có thể nói “Like (somebody / something) doing something”.
Ví dụ: What is that noise? – It sounds like a baby crying.
“Like” với nghĩa ví dụ như, chẳng hạn như: You can do some sports like horse-riding, car racing, etc.
Ta cũng có thể sử dụng “as” trong trường hợp này: You can do some sports, as horse-riding, car racing, etc.
Chúng ta sử dụng “as” trước chủ ngữ + động từ: We did as we promised.
2. One – a half
Câu sai: “I’ve been in France for one and a half month”.
Câu đúng: “I’ve been in France for one and a half months”.
Trong trường hợp này, “one and a half” lớn hơn một nên danh từ “month” phải ở dạng số nhiều là “months”. Chúng ta không nên tách thành “one month and a half” mặc dù như vậy cũng đúng về ngữ pháp.
3. The UK
Câu sai: “She likes UK very much”
Câu đúng: “She likes the UK very much”.
“UK” là dạng viết tắt của “United Kingdom”; “Kingdom” là một danh từ và trước nó cần một mạo từ (hay quán từ: “a” hoặc “the”). Tuy nhiên chỉ có duy nhất một “United Kingdom” – vương quốc Anh nên ta phải dùng “the United Kingdom”.
4. English
– Câu sai là khi bạn gọi một người đến từ xứ Wales, Scotland, hoặc Ireland là “English” và Câu đúng: Bạn có thể gọi một người đến từ xứ Wales là “Welsh” hoặc “British”, đến từ Scotland là “Scottish” hoặc “British”, từ Ireland là “Irish” (hoặc “Northern Irish” nếu người đó đến từ Bắc Ai-len). “English” chỉ dùng để chỉ người đến từ “England”.
5. Biểu thị sự đồng tình với các câu phủ định
Khi người bạn của bạn nói: “I don’t like cats”.
Bạn đáp lại:
Câu sai: “Me too”
Câu đúng: “Me neither” (hoặc “I don’t, either” hoặc “Neither do I”)
Khi một người dùng dạng phủ định để nói có nghĩa là động từ chính có dùng “NOT” và bạn cũng đồng tình với ý kiến đó, bạn phải nói “Me neither”. Ngược lại khi một người bạn nói: “I dislike cats”. Câu sai: “Me neither” và Câu đúng: “Me too” (hoặc “I dislike cats, too”) Mặc dù ví dụ này cũng diễn tả ý như ví dụ trên nhưng động từ chính của câu “I dislike cats” không dùng “NOT”.
Tất cả các từ này ít nhiều đều giống nhau, chúng đều chỉ một điều gì đó có thể xảy ra, có thể thực hiện được, có thể có thực nhưng chúng được sử dụng trong các ngữ cảnh khác nhau.
6. Maybe – Perhaps – Possibly
“Maybe:” là một từ không trịnh trọng thường được dùng trong ngôn ngữ hàng ngày. Ví dụ: “Are you going to Mary’s party?” – “Hmm… maybe”.
“Perhaps”: là một từ lịch sự hơn, không quá trịnh trọng mà không quá bỗ bã. Đây là một cách thông thường để diễn tả khả năng có thể xảy ra. Ví dụ: “There were 200, perhaps 230 people at the concert”.
“Possibly”: mang nghĩa trịnh trọng hơn 2 từ trên đặc biệt thường được dùng trong thỏa thuận hay bất đồng. Ví dụ: “Do you think she will pass the exam?” Câu trả lời có thể là: “Hmm… possibly, possibly not”. Hoặc: “She may possibly pass the exam”.
Nhìn chung, có sự khác biệt khi dùng: “maybe” chỉ sự thân mật, không trịnh trọng, còn “perhaps” không quá thân mật mà cũng không quá trịnh trọng, “possibly” được dùng hơi trịnh trọng hơn một chút.
7. Hear – Listen
Về ý nghĩa
“Hear”: nghe thoáng qua (“to be aware of sounds with ears” – nghe mà chưa có sự chuẩn bị và chủ tâm trước khi nghe) Ví dụ: I can’t hear very well. (Tôi không thể nghe rõ lắm) – We could hear her singing. (Chúng tôi có thể nghe thấy cô ấy hát)
“Listen”: nghe chú ý và có chủ tâm, ai đó, cái gì vừa mới được nghe thấy (“to pay attention to somebody / something that you can hear”). Ví dụ: We listen carefully to our teacher of English. (Chúng tôi chăm chú nghe giáo viên tiếng Anh của chúng tôi)
Về cách dùng
“Hear” không được dùng trong các thời tiếp diễn.“Hear” đi với động từ nguyên thể có “to” (to – Vinfinitive)
Ví dụ: He has been heard to go to America with his girlfriend. (Nghe đồn anh ta đã đi Mỹ với cô bạn gái).
“Listen” có thể được dùng trong các thời tiếp diễn.
Ví dụ: We are listening to our teacher at the moment.
“Listen” được dùng để lưu ý mọi người một điều gì đó.
Ví dụ: Listen! There is someone knocking at the door.
“Listen” thường đi với giới từ “to”.
Ví dụ: He often listens to music on the bus.
8. Person – People
Cả hai đều là danh từ nhưng khi nào thì dùng “person” khi nào dùng “people”? Trước hết là danh từ số ít và số nhiều. Trong tiếng Anh phần lớn các danh từ số ít được tạo thành danh từ số nhiều bằng cách thêm “-s” vào cuối danh từ. Ví dụ: girl và girls , student và students.
Nhưng một số danh từ có dạng số nhiều bất quy tắc. Ví dụ: child và children, person và people. Vì vậy chúng ta nói: 1 người: “one person” – 2 người: “two people” – nhiều người: “many people”. There were a lot of people at the concert.
"person” cũng được dùng trong một cụm từ có chức năng như một tính từ bổ nghĩa cho danh từ sau nó để tạo thành một cụm danh từ. Trường hợp này không được thêm “-s” vào “person” hay biến đổi “person” thành “people”. Ví dụ: a four – person car (một chiếc xe ô tô 4 chỗ). Tuy nhiên, đôi khi chúng ta gặp từ “persons”. Ví dụ, trong thang máy người ta viết: “five persons only” hay nếu ta nghe tin tức thì từ “persons” cũng được dùng như: “Four persons were injured in the accident”. Từ “persons” được dùng trong ngữ cảnh trịnh trọng là dạng số nhiều mang sắc thái trịnh trọng hơn. Có lúc chúng ta gặp từ “peoples”. Ngoài nghĩa là người, “people” còn được dùng để chỉ một dân tộc “nationality” – tất cả người của một quốc gia như: “the people of Vietnam”.
Khi chúng ta nói về nhiều dân tộc khác nhau, chúng ta phải dùng từ “peoples”: Ví dụ: “the peoples of South America” (các dân tộc Nam Mỹ). Đây là cách dùng hơi khác và ít thông dụng của từ “peoples”
9. Good – Well:
“Good” là một tính từ với nghĩa tốt, giỏi. “Well” thường được coi là trạng từ của “good”.
“Good” thường đi kèm với một số động từ “to be, to seem, to appear, to turn, to look…” và đứng trước danh từ để bổ nghĩa cho danh từ đó “a good student, a good mark…”. Sử dụng tính từ này để miêu tả cái gì đó, hoặc ai đố; nói cách khác sử dụng “good” khi thể hiện ai đó hoặc cái gì đó như thế nào.
“Well” khi được coi là trạng từ của “good” thì thường đi kèm với các động từ thông thường, dùng để miêu tả việc ai đó, hoặc cái gì đó làm gì như thế nào.
Ví dụ:
Câu sai: She did the test good.
Câu đúng: She did the test well.
Tom is a good footballer.
She speaks English well.
He looks good in his new suit.
Ngoài ra “well” còn được coi là tính từ với nghĩa là “khỏe”.
Ví dụ: How is she now? – She’s well.
10. Made of – Made from
“made of”: làm bằng (vật liệu dùng để làm vật đó không thay đổi nhiều so với sản phẩm làm ra, nhìn vào sản phẩm thấy luôn được vật liệu làm ra nó)
“made from”: làm bằng (vật liệu dùng để làm vật đó đã được chế biến và không còn nhìn thấy vật liệu đó nữa)
Ví dụ: Khi muốn nói: “Cái bàn này làm bằng gỗ”
– Ta nói: This table is made of wood.
– Không nói: This table is made from wood.
Nhưng khi muốn nói: “Bánh mì được làm bằng lúa mì”
– Ta nói: Bread is made from wheat.
– Không nói: Bread is made of wheat.
=> Test trình độ Tiếng Anh MIỄN PHÍ: TẠI ĐÂY
 
Trung tâm tiếng Anh giao tiếp Langmaster

Trung tâm tiếng Anh giao tiếp Langmaster

Langmaster là trung tâm tiếng Anh giao tiếp DUY NHẤT trên thị trường cam kết chuẩn đầu ra theo CEFR. Không chỉ dừng lại ở việc đào tạo tiếng Anh, chúng tôi muốn truyền cảm hứng cho học viên, thay đổi niềm tin và thói quen để trở thành những người thành đạt có trách nhiệm với gia đình và xã hội!

Nội Dung Hot

KHOÁ HỌC TRỰC TUYẾN 1 KÈM 1

Khoá học trực tuyến
1 kèm 1

  • Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
  • Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
  • Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
  • Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
  • Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.

Chi tiết

null

KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM

  • Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
  • Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
  • Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...

Chi tiết

null

KHÓA HỌC OFFLINE TẠI HÀ NỘI

  • Mô hình học ACE: Học chủ động, Rèn luyện năng lực lõi và môi trường học toàn diện
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, cam kết đạt chuẩn về chuyên môn và năng lực giảng dạy.
  • Áp dụng phương pháp: Siêu phản xạ, Lập trình tư duy (NLP), ELC (Học qua trải nghiệm),...
  • Môi trường học tập toàn diện và năng động giúp học viên “đắm mình” vào tiếng Anh và nâng cao kỹ năng giao tiếp.

Chi tiết


Bài viết khác