CẨM NANG CHI TIẾT CÁCH VIẾT CV BẰNG TIẾNG ANH CHUYÊN NGHIỆP NHẤT
Mục lục [Ẩn]
- I. CV là gì?
- II. Một số sai lầm thường gặp khi viết CV bằng tiếng Anh
- 1. CV không mang tính cá nhân hóa
- 2. Sử dụng động từ yếu - Không làm nổi bật kinh nghiệm bản thân
- 3. Sai ngữ pháp cơ bản
- 4. Sai chính tả
- III. Hướng dẫn viết CV bằng tiếng Anh chi tiết nhất
- 1. Thứ tự các phần khi viết CV bằng tiếng Anh
- 2. Chi tiết về các mục cần có trong CV bằng tiếng Anh
- 3. Một số lưu ý trong quá trình viết CV bằng tiếng Anh
- III. Cách viết email gửi CV bằng tiếng Anh
- 1. Thứ tự các phần khi viết email gửi CV bằng tiếng Anh
- 2. Chi tiết về các nội dung cần có khi viết email gửi CV bằng tiếng Anh
- 3. Các từ, cụm từ nên sử dụng trong email gửi CV bằng tiếng Anh
- 4. Mẫu email gửi CV bằng tiếng Anh chuẩn
- Kết luận
Với sự phát triển và hội nhập mạnh mẽ như ngày nay, rất nhiều nhà tuyển dụng không chỉ từ những công ty nước ngoài, những tập đoàn đa quốc gia mà ngay cả những công ty ở Việt Nam cũng có xu hướng ưu tiên những ứng viên sử dụng CV bằng tiếng Anh. Hiểu được xu hướng đó, Langmaster sẽ hướng dẫn bạn cách viết CV bằng tiếng Anh đơn giản mà vẫn chỉn chu để tạo ấn tượng tốt với các nhà tuyển dụng trong bài viết dưới đây.
I. CV là gì?
CV là dạng viết tắt của Curriculum Vitae (sơ yếu lý lịch). CV sẽ cho biết chi tiết về quá trình học tập, làm việc của ứng viên cùng với các thành tựu, chứng chỉ liên quan, qua đó nhà tuyển dụng có thể nắm được trình độ học vấn, kỹ năng và mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên đó.
CV giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn tổng quát, qua đó xem xét được ứng viên có phù hợp với vị trí mà họ đang tuyển hay không và nếu CV phù hợp, ứng viên đó sẽ được mời đến một buổi phỏng vấn trực tiếp.
Xem thêm: 4 MẸO VIẾT CV BẰNG TIẾNG ANH CHINH PHỤC NHÀ TUYỂN DỤNG
II. Một số sai lầm thường gặp khi viết CV bằng tiếng Anh
1. CV không mang tính cá nhân hóa
Mỗi công việc được mở ứng tuyển đều sẽ có rất nhiều CV được gửi về, do đó một CV mới lạ và riêng biệt sẽ trờ thành điểm thu hút đầu tiên của ứng viên. Tuy nhiên, hiện nay các ứng viên thường sử dụng một nguồn chung để tham khảo dẫn đến hàng ngàn CV đều gần tương tự, sử dụng những từ ngữ vô cùng phổ biến và có thể bắt gặp ở bất kì đơn ứng tuyển nào.
Đặc biệt khi viết các kỹ năng bằng tiếng Anh, điều cần thiết nhất là bạn nêu bật được sự nổi trội của bản thân nhưng hầu hết đều sử dụng các tính từ chung chung, ai cũng dùng được. Nếu bạn là một người sử dụng các nền tảng tìm kiếm việc làm có lương cao hơn như LinkedIn, Upwork, Freelancer,... thì bạn nên cố gắng thể hiện kinh nghiệm của mình trong CV.
Ví dụ:
- Hardworking
- Passionate
- Creative
- Ambitious
- Motivated
- Confident
- Problem-solver
Những tính từ này không sai nhưng không mang tính cá nhân hóa và không khiến bản thân bạn có điểm gì ấn tượng hơn so với những đối tượng khác.
2. Sử dụng động từ yếu - Không làm nổi bật kinh nghiệm bản thân
Ỏ mục kinh nghiệm làm việc, đây sẽ là phần để bạn có thể khiến bản thân trở nên nổi trội với những ứng viên khác. Nhưng đa phần người ứng tuyển vẫn còn sử dụng các động từ yếu (Weak verb action). Ví dụ:
- Work with
- Help assist
- Try
- Make
- Lead
Những động từ này quá mơ hồ và chưa đủ mạnh để gây ấn tượng về kỹ năng và kinh nghiệm vượt bậc, riêng biệt của bạn. Bất kỳ ứng cử viên nào cũng đều có thể sử dụng những động từ này, do đó bạn cũng chỉ đang hòa vào số đông và lướt qua tầm mắt của nhà tuyển dụng.
Thay vào đó hãy sử dụng những động từ mạnh (Strong action verb) để mạnh tính cá nhân hóa, chuyên môn hóa, đa dạng hóa, chuyên môn và phân loại cao hơn.
Ví dụ:
Động từ yếu: made, did
Động từ mạnh: implemented, initiated, facilitated.
Có thể thấy với những động từ mạnh sẽ mang lại sự chuyên nghiệp, tương thích với hệ thống tìm kiếm CV của các nhà tuyển dụng. Từ đó giúp bạn càng nổi bật và tăng cơ hội đến gần hơn với nhà tuyển dụng.
3. Sai ngữ pháp cơ bản
Đây là một lỗi sai mà rất khó có thể bỏ qua và có thể tạo ấn tượng tiêu cực đối với các nhà tuyển dụng về người ứng tuyển.
Trong việc viết CV, khác với từ, về ngữ pháp bạn không cần phải sử dụng quá phức tạp hay cố gắng gây ấn tượng bằng những ngữ pháp khó. Bạn nên sủ dụng những ngữ pháp cơ bản như quá khứ đơn - công việc đã làm, hiện tại đơn/ tiếp diễn - công việc đang làm.
Điều quan trọng nhất là sử dụng cơ bản nhưng phải đúng với các ngữ cảnh và tránh không để bất kỳ sự nhầm lẫn ngữ pháp nào xảy ra.
4. Sai chính tả
Từ vựng là một kho tàng kiến thức rộng lớn, không hẳn ai cũng có thể nhớ hết tất cả từ vựng để có thể sử dụng được như mình mong muốn. Việc sai chính tả ắt hẳn không ít người mắc phải nhưng đây là một lỗi không nên hiện hữu trong CV của bạn. Tốt nhất bạn nên sử dụng các công cụ hỗ trợ chữa lỗi chính tả như Grammarly hay Google Docs.
Tuy nhiên có một lời khuyên rằng bạn nên tìm hiểu và sử dụng những từ vựng chuyên ngành để thể hiện sự thấu hiểu của bản thân với ngành và càng làm nổi bật kinh nghiệm của bạn so với ứng cử viên khác.
ĐĂNG KÝ NGAY:
- Khóa học tiếng Anh giao tiếp OFFLINE
- Khóa học tiếng Anh giao tiếp TRỰC TUYẾN NHÓM
- Khóa học tiếng Anh giao tiếp TRỰC TUYẾN 1 kèm 1
- Khóa học tiếng Anh giao tiếp dành riêng cho người đi làm
III. Hướng dẫn viết CV bằng tiếng Anh chi tiết nhất
1. Thứ tự các phần khi viết CV bằng tiếng Anh
- Thông tin cá nhân (Personal Information)
- Tiêu đề CV (CV Title)
- Giới thiệu bản thân (CV Summary)
- Kinh nghiệm làm việc (Work Experience)
- Trình độ học vấn (Education)
- Kỹ năng (Skills)
- Điểm mạnh & Điểm yếu (Strengths & Weaknesses)
- Thành tích & Giải thưởng (Achievements & Awards)
- Licenses & Certifications (Bằng cấp & Chứng chỉ)
Lưu ý: Nếu bạn là sinh viên mới ra trường và cần viết CV mà không có kinh nghiệm, hoặc nếu bạn đã tốt nghiệp từ một trường có danh tiếng trong vòng 5 năm trở lại, hãy đặt phần học vấn của bạn lên trên kinh nghiệm làm việc. Còn nếu bạn đã có kinh nghiệm làm việc, hãy để mục kinh nghiệm làm việc lên trước.
Xem thêm: CÁCH VIẾT EMAIL BẰNG TIẾNG ANH CHUẨN CHUYÊN NGHIỆP!
2. Chi tiết về các mục cần có trong CV bằng tiếng Anh
2.1. Thông tin cá nhân (Personal Details)
Phần Thông tin cá nhân (Personal Details) nghe thì tưởng chừng vô cùng đơn giản nhưng thực chất, nhiều người lại mắc rất nhiều lỗi sai khi viết mục này, chẳng hạn như thiếu thông tin, sai thông tin hay sử dụng email không chuyên nghiệp.
Để tránh sai sót, bạn có thể tham khảo hướng dẫn sau đây bao gồm các thông tin cơ bản nhà tuyển dụng muốn nắm bắt:
- Họ tên
Sử dụng tên đầy đủ của bạn như trong CCCD làm tiêu đề của CV, có thể kèm tên tiếng Anh - Ngày tháng năm sinh
Nên viết tháng bằng tiếng Anh để tránh nhầm lẫn thứ tự. Mục thông tin này có thể bỏ nếu bạn đang ứng tuyển vào các công ty, tập đoàn tại Bắc Mỹ hay châu Âu. - Địa chỉ
Ở dòng tiếp theo, hãy ghi những thông tin mà nhà tuyển dụng cần biết để có thể liên hệ với bạn. Ở mức tối thiểu, hãy liệt kê địa chỉ nhà, địa chỉ email và số điện thoại của bạn. Một số ứng viên cũng liệt kê ID Skype, trang LinkedIn và trang web cá nhân của họ.
Lưu ý:
- Trình bày các nội dung một cách rành mạch, rõ ràng;
- Có thể thêm một câu châm ngôn hay câu nói truyền cảm hứng ngắn gọn để tạo ấn tượng;
- Tránh đặt những địa chỉ email thiếu chuyên nghiệp và không nghiêm túc như girlkute@yahoo.com.vn, thay vào đó, hãy sử dụng những email chứa tên thật như: ngnhanhtrang@gmail.com.
Ví dụ về mục “Personal Details” trong CV tiếng Anh:
Truong Ha Vy (Keira Truong)
(+84) 982-777-338
keiratruong@gmail.com
linkedin.com/keiratruong
2.2. Tiêu đề CV (CV Title)
Ngay dưới mục tên, bạn có thể sử dụng một tiêu đề ngắn gọn để thu hút nhà tuyển dụng. Một mẹo nho nhỏ và hiệu quả là hãy thêm các chức danh công việc và kỹ năng nghề nghiệp chính hay thành tích ưu tú để CV của bạn không bị trộn lẫn trong hàng trăm hồ sơ của các ứng viên khác khác.
2.3. Giới thiệu bản thân (CV Summary))
Giới thiệu bản thân (CV Summary) hay còn gọi là About me - một đoạn giới thiệu ngắn gọn về bản thân và mục tiêu nghề nghiệp.
Phần này thường được đặt ở đầu trang và à một trong những điểm chạm đầu tiên để thu hút nhà tuyển dụng ngay từ những dòng đầu đọc CV. Đây được xem là phần đắt giá có thể giúp bạn lọt vào tầm ngắm của nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, rất nhiều người lại xem nhẹ phần này mà viết một cách rập khuôn, sáo rỗng hay thậm chí không đưa vào CV.
Khi viết About me, trước tiên bạn hãy suy nghĩ về:
- Bạn là ai, đang làm việc trong ngành gì, đã ở vị trí nào, có bao nhiêu năm kinh nghiệm? Nếu bạn đang đi học có thể ghi cụ thể sinh viên năm thứ mấy, đang học tại trường nào?
Ví dụ: Korea Teacher with 5 years experience in Korea training for learners of varying abilities and levels.
- Bạn sở hữu những kỹ năng đặc biệt nào, cả về kỹ năng cứng lẫn kỹ năng mềm? Hãy đưa ra 1-2 kỹ năng, chứng chỉ, thành tích cụ thể bạn đã đạt đ trong quá trình học tập hoặc công việc trước đó. Điểm này sẽ khiến CV của bạn trở nên khác biệt so với các ứng cử viên khác.
Ví dụ: Developed a flexible teaching style that caters to the needs of each student and create a positive learning environment and encourage students to and maximize their potential.
- Quan trọng nhất, mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng trong thời gian tới là gì? Vì sao bạn đam mê với công việc này?
Ví dụ: Inspiring and empowering students to achieve fluency and proficiency in the Korean language.
Khi đã xác định được và trả lời những câu hỏi trên, bạn có thể tiến hành viết mục About me một cách hoàn chỉnh. Nhưng hãy nhớ rằng chỉ nên viết ngắn gọn, xúc tích trong 3-4 dòng. Đừng viết quá dài dòng sẽ càng khiến CV của bạn trở nên lê thê, từ đó càng khiến nhà tuyển dụng bỏ qua và không có hứng thú.
Ví dụ về mục “Career Objective” trong CV tiếng Anh:
- A devoted and thorough researcher who is fully dedicated to the study of Civil Law. Extensive experience presenting to big student groups, hosting seminars, and peer mentoring at the university level. Published in various scholarly journals and a host of important conferences.
(Dịch: Một người nghiên cứu tận tụy và kỹ lưỡng, người hoàn toàn cống hiến cho việc nghiên cứu Luật Dân sự. Có nhiều kinh nghiệm trình bày trước các nhóm sinh viên lớn, tổ chức hội thảo và cố vấn đồng đẳng ở cấp đại học. Được xuất bản trên các tạp chí học thuật khác nhau và một loạt các hội nghị quan trọng.) - To make use of my two years experience of fanpage administration, event planning, and marketing abilities with Langmaster.
Work in a young, dynamic workplace where I may gain knowledge to benefit the company. In the next two years, I want to work for your company as the marketing manager.
(Dịch: Để tận dụng kinh nghiệm hai năm quản trị fanpage, tổ chức sự kiện và khả năng tiếp thị của tôi với Langmaster.
Làm việc trong môi trường trẻ trung, năng động, nơi tôi có thể tiếp thu kiến thức để mang lại lợi ích cho công ty. Trong hai năm tới, tôi mong muốn làm việc cho công ty của anh/chị với vị trí giám đốc tiếp thị.) - A social media savvy. Brand ambassador with a track record of producing great posts for Facebook, Instagram, and TikTok. Having a strong enthusiasm for skincare, makeup, and fashion. Fluent in English, Korean, and Japanese and has a certificate in corporate branding and marketing.
(Dịch: Một người hiểu biết về mạng xã hội. Đại sứ thương hiệu với thành tích tạo ra các bài đăng tuyệt vời cho Facebook, Instagram và TikTok. Có niềm đam mê mãnh liệt đối với chăm sóc da, trang điểm và thời trang. Thông thạo tiếng Anh, Hàn, Nhật và có chứng chỉ về xây dựng thương hiệu doanh nghiệp và tiếp thị.)
Xem thêm: ABOUT ME TRONG CV LÀ GÌ ? HƯỚNG DẪN CÁCH VIẾT ABOUT ME TRONG CV ĐƠN GIẢN
ĐĂNG KÝ NGAY:
- Khóa học tiếng Anh giao tiếp OFFLINE
- Khóa học tiếng Anh giao tiếp TRỰC TUYẾN NHÓM
- Khóa học tiếng Anh giao tiếp TRỰC TUYẾN 1 kèm 1
- Khóa học tiếng Anh giao tiếp dành riêng cho người đi làm
2.4. Kinh nghiệm làm việc (Work Experience)
Đây là phần các nhà tuyển dụng chú ý nhiều nhất trong CV của ứng viên. Do đó, hãy cẩn thận đưa ra một bản phác thảo về các kinh nghiệm làm việc liên quan của bạn từ xưa cho đến nay, bắt đầu với những vị trí gần đây nhất mà bạn đảm nhận. Đối với mỗi vị trí, hãy ghi lại các thông tin dưới đây trong mục “Work Experience":
- Chức danh công việc
- Tên công ty, địa điểm làm việc
- Thời gian bắt đầu và kết thúc công việc (tháng/năm)
- Những nhiệm vụ, công việc chính
- Giải thưởng hoặc thành tích tiêu biểu (nếu có)
Hãy cố gắng sắp xếp thông tin này vào các trường riêng biệt để nhà tuyển dụng có nắm bắt được các thông tin này nhanh chóng. Ví dụ:
Bạn cũng nên thể gạch đầu dòng các nhiệm vụ, thành tích công việc chính của mình dưới mỗi chức danh công việc. Hãy cố gắng lựa chọn các gạch đầu dòng liên quan nhất đến vai trò bạn đang ứng tuyển. Ví dụ, nếu bạn đang ứng tuyển vào vị trí trợ giảng, hãy đảm bảo rằng kinh nghiệm giảng dạy của bạn được nhấn mạnh hơn là khả năng nghiên cứu.
Lưu ý:
- Nên bắt đầu các gạch đầu dòng bằng một động từ ở thì quá khứ (hoặc một động từ ở thì hiện tại nếu đang mô tả vai trò công việc mà bạn hiện đang đảm nhiệm).
- Nên tránh sử dụng đại từ “I” (tôi), mặc dù bỏ mất đại từ này có thể khiến bạn cảm thấy hơi không tự nhiên!
Đặc biệt, khi mô tả kinh nghiệm bằng tiếng Anh, để CV và kinh nghiệm bạn tích lũy được trở nên đặc biệt, hãy sử dụng những động từ mạnh (Strong action verb) để mang đến tính cá nhân hóa cũng như sự mới lạ so với các ứng viên khác. Thay vì chỉ sử dụng những động từ phổ biến mà ai cũng dùng được như did, made, worked with, lead, helped…
Strong action verb sẽ giúp CV của bạn tương thích với hệ thống ATS (Applicant tracking system). ATS là một hệ thống tìm kiếm và chọn lọc các từ khóa về kinh nghiệm làm việc và kỹ năng của ứng viên trong CV để đối chiếu với bản mô tả công việc mà nhà tuyển dụng yêu cầu. Hệ thống sẽ giúp nhanh chóng xác định CV của bạn có phù hợp hay không? Do đó sử dụng những động từ mạnh sẽ là tiền đề tốt, cơ hội giúp bạn gây ấn tượng tốt và tăng mức độ tin tưởng với doanh nghiệp.
Dưới đây là những động từ mạnh mà bạn có thể tham khảo để đưa vào CV của mình:
- Implemented
- Generated
- Established
- Designed
- Produced
- Developed
- Initiated
- Handled
- Advised
- Conducted
- Demonstrated
- Consulted
Một công thức dễ dàng để bạn có thể áp dụng khi viết mục này cho mọi nghề nghiệp như sau:
Vai trò + kỹ năng + công cụ + thành tựu
Ví dụ về mục “Work Experience” trong CV tiếng Anh:
Senior IT Specialist | ABC Corporation, Hanoi
07/2018 - 05/2020
- Supported the installation of different Windows client software on more than 225,000 workstations.
- Control PCI compliance for key Windows components including the Java Runtime, Silverlight, and .NET Framework.
- Developed and improved automated technologies to fulfill everyday tasks and lessen workload; led projects that minimized manual effort.
(Dịch: Chuyên gia CNTT cấp cao | Công ty cổ phần ABC, Hà Nội
07/2018 - 05/2020
- Hỗ trợ cài đặt các phần mềm máy khách Windows khác nhau trên hơn 225.000 máy trạm.
- Kiểm soát việc tuân thủ PCI đối với các cấu phần chính của Windows bao gồm Java Runtime, Silverlight và .NET Framework.
- Phát triển và cải tiến các công nghệ tự động để hoàn thành các công việc hàng ngày và giảm bớt khối lượng công việc; dẫn dắt các dự án nhằm giảm thiểu thao tác thủ công.)
Xem thêm:
=> CÁCH VIẾT EMAIL GỬI CV XIN VIỆC CHUẨN, GÂY ẤN TƯỢNG VỚI NHÀ TUYỂN DỤNG
2.5. Trình độ học vấn (Education)
Langmaster lại lưu ý thêm cho bạn một lần nữa rằng nếu bạn đang viết CV cho một vị trí liên quan tới học thuật, chưa có hoặc ít kinh nghiệm làm việc hay tốt nghiệp từ một trường danh tiếng trong 5 năm trở lại thì hãy đặt phần trình độ học vấn lên trước kinh nghiệm làm việc.
Ở phần trình độ học vấn, bạn cũng nên chú ý viết ngắn gọn và rõ ràng bởi đây cũng là một phần mà các nhà tuyển dụng rất quan tâm và là một trong những yếu tố tiên quyết đánh giá mức độ phù hợp của bạn với vị trí mà công ty đang tuyển dụng. Ở mục này, hãy đưa ra các thông tin về trường học, ngành học, GPA và các chứng chỉ, các hoạt động ngoại khoá và thành tựu trong quá trình học. Trong trường hợp bạn đạt GPA tương đối thấp thì có thể bỏ qua phần này mà chỉ ghi tên trường và chuyên ngành học.
Bạn cũng không cần phải liệt kê các cấp học dưới Đại học trong CV của mình mà chỉ nên trình bày hệ Đại học và cao hơn (nếu có). Nếu bạn có bằng Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ, hãy nhớ thêm tiêu đề của luận án và người hướng dẫn của bạn.
Ví dụ về mục “Education” trong CV tiếng Anh:
Bachelor’s Degree in International Law
Diplomatic Academy of Vietnam | Hanoi, Vietnam
2021 - 2025
2.6. Kỹ năng (Skills)
Kỹ năng cứng (Hard Skills) là kỹ năng chuyên môn riêng biệt để giải quyết một công việc cụ thể và được tích lũy thông qua quá trình học tập. Các kỹ năng cứng có thể chứng minh được bằng các con số, doanh thu và dễ dàng gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Dưới đây là một số từ vựng về kỹ năng cứng được chia theo từng lĩnh vực mà bạn có thể tham khảo để áp dụng cho CV của mình.
a. Sale/ Service
- Prospecting: Tìm kiếm khách hàng.
- Sales Lead Generation: Tạo ra khách hàng tiềm năng.
- Sales Closing: Chốt Sales.
- Lead Qualification: Nhận định khách hàng tiềm năng.
- Product/Industry Knowledge: Kiến thức về sản phẩm, ngành nghề.
- Business English: Tiếng Anh kinh doanh.
- Contract Negotiation: Thương lượng hợp đồng.
- Customer Service: Chăm sóc khách hàng
b. Marketing
- Content Marketing: Sáng tạo nội dung.
- Strategic Planning: Lập kế hoạch chiến lược.
- Email Marketing: Viết email quảng bá.
- Advertising: Quảng cáo.
- Campaign Management: Quản lý chiến dịch.
- Project Management: Quản lý dự án.
- Budgeting: Quản lý ngân sách.
- Market Research: Nghiên cứu thị trường.
- Proposal Writing: Viết trình bày đề xuất.
- Social Media Marketing; Truyền thông mạng xã hội.
- Video Production: Sản xuất video.
- Aesthetic Sensibility: Độ nhạy về thẩm mỹ.
c. IT - Technical
- Programming Language: Ngôn ngữ lập trình
- Troubleshooting: Xử lý sự cố
- Data Structure: Cấu trúc dữ liệu
- Data Security: An toàn thông tin
- Testing & Debugging: Kiểm tra và sửa bug.
- Prototyping: Tạo mẫu phần mềm.
- Cloud Management: Quản lý đám mây
- Agile Development: Phát triển phần mềm linh hoạt
- Front-end Development: Lập trình giao diện website.
- Back-end Development: Lập trình hậu trường website.
d. Financial
- Accounting Skills: Kỹ năng kế toán nói chung.
- Bookkeeping: Kỹ năng ghi sổ.
- Auditing: Kiểm toán.
- Budgeting: Quản lý ngân sách.
- Business Acumen: Nhạy bén trong kinh doanh.
- Payroll Management: Quản lý bảng lương.
- Financial Statement Analysis: Phân tích báo cáo tài chính.
- Risk Assessment: Đánh giá rủi ro.
Trong khi đó, kỹ năng mềm (Soft Skills) là những kỹ năng cá nhân hoặc khả năng sáng tạo có thể đến một cách tự nhiên, thường thiên về đặc điểm tính cách cá nhân và năng lực xã hội của một người. Những kỹ năng mềm thường bổ trợ thêm cho kỹ năng cứng để quá trình làm việc trở nên hiệu quả hơn. Tuy nhiên, chúng thường không thể chứng minh được mà chỉ có thể được đánh giá khi bạn trực tiếp được làm việc với doanh nghiệp.
Ví dụ về các kỹ năng mềm bằng tiếng Anh:
- Empathy: Đồng cảm
- Interpersonal Skills: Kỹ năng giao tiếp xã hội
- Conflict Resolution: Giải quyết mâu thuẫn
- Improvisation:Ứng biến
- Mentoring: Đào tạo, cố vấn
- Public Speaking: Phát biểu trước đám đông
- Creativity: Sáng tạo
- Negotiation: Đàm phán
- Leadership: Lãnh đạo
- Networking: Xây dựng mạng lưới xã hội
- Decision-making: Đưa ra quyết định
- Problem-solving: Giải quyết vấn đề
- Critical Thinking: Tư duy phản biện
Vì vậy, để nhà tuyển dụng có thể đánh giá được toàn diện nhất năng lực và phẩm chất của bạn, bạn hãy liệt kê các kỹ năng bằng tiếng Anh với cả những kỹ năng mềm và kỹ năng cứng nổi bật của bản thân trong CV nhé nhé!
ĐĂNG KÝ NGAY:
- Khóa học tiếng Anh giao tiếp OFFLINE
- Khóa học tiếng Anh giao tiếp TRỰC TUYẾN NHÓM
- Khóa học tiếng Anh giao tiếp TRỰC TUYẾN 1 kèm 1
- Khóa học tiếng Anh giao tiếp dành riêng cho người đi làm
2.7. Điểm mạnh & Điểm yếu (Strengths & Weaknesses)
Các điểm mạnh đương nhiên sẽ khiến bạn trở nên nổi bật và tạo ấn tượng tốt đối với nhà tuyển dụng, vậy thì điểm yếu sẽ có tác dụng gì? Điểm yếu nhằm đem tới cho nhà tuyển dụng một cái nhìn đa chiều về bạn, qua đó có thể thấy được tinh thần cầu tiến của bạn. Chính vì thế, nếu CV tiếng Anh của bạn vẫn còn ngắn, sơ sài và chưa dài đủ tầm 1 trang giấy A4 thì hãy cân nhắc đưa mục này vào trong CV nhé!
Vậy làm thế nào để trình bày điểm mạnh, điểm yếu trong CV tiếng Anh vừa nổi bật vừa chuyên nghiệp?
Ví dụ về mục “Strengths” trong CV tiếng Anh:
- Quickly adjust to new changes (Nhanh chóng thích nghi với những thay đổi mới)
- Kindness and assurance (Lòng tốt và sự đảm bảo)
- Ability to connect team members and remain calm under pressure Understanding of graphic design tools (Khả năng kết nối các thành viên trong nhóm và giữ bình tĩnh trước áp lực Hiểu biết về các công cụ thiết kế đồ họa)
Ví dụ về mục “Weaknesses” trong CV tiếng Anh:
- Perfectionism (Sự cầu toàn)
- Having different areas of interest at once (Có các lĩnh vực yêu thích khác nhau cùng một lúc)
- Finding it difficult to refuse coworkers' requests (Khó lòng từ chối yêu cầu của đồng nghiệp)
- Lack of Excel proficiency (Thiếu sự thành thạo Excel)
- Lack of self-assurance while presenting fresh ideas (Thiếu tự tin khi trình bày những ý tưởng mới)
2.8. Thành tích & Giải thưởng (Achievements & Awards)
Việc đề cập đến các giải thưởng mà bạn đã nhận được được trong quá trình học tập và làm việc là hết sức quan trọng trong việc tạo ưu thế cho bạn so với các ứng viên. Tuy nhiên, nếu bạn không có quá nhiều giải thưởng để điền vào phần này, hãy cân nhắc kết hợp thêm phần Trợ cấp & Học bổng (Grants & Scholarships).
Khi viết phần này, hãy bao gồm tiêu đề của giải thưởng, cơ quan trao giải (hoặc trường đại học), địa điểm và ngày trao giải.
Ví dụ “Achievements & Awards” trong CV tiếng Anh:
- Best Customer Service of the Year, ABC Corporation, Hanoi, Vietnam, Aug 2018
- The Courtauld Art Writing Award, The Red Institute, London, UK, Feb 2019
2.9. Bằng cấp & Chứng chỉ (Licenses & Certifications)
Đây là phần để bạn liệt kê tất cả những bằng cấp, chứng chỉ từ các khóa đào tạo ngoài, chẳng hạn như bằng lái xe, giấy phép hành nghề, chứng chỉ ngôn ngữ và khóa đào tạo chuyên nghiệp mà bạn đã hoàn thành và liên quan tới công việc bạn ứng tuyển. Chẳng hạn, bạn có thể đề cập tới những khóa học mà bạn đã tham gia về các kỹ năng mềm như khả năng lãnh đạo, giao tiếp hoặc tư duy sáng tạo.
Đối với phần Bằng cấp & Chứng chỉ, bạn cũng cần phải cung cấp tên của bằng cấp và nơi cấp bằng.
Ví dụ:
- English C2 (8.0), International English Language Testing System (IELTS)
- Undergraduate Travel Grant, University of Melbourne, Melbourne, 2021
- Full, clean driver’s license
Xem thêm:
=> CÁCH VIẾT CV XIN THỰC TẬP CHO TẤT CẢ CÁC NGÀNH ẤN TƯỢNG NHẤT
=> HƯỚNG DẪN VIẾT CV TIẾNG ANH CHUYÊN NGHIỆP, ẤN TƯỢNG
3. Một số lưu ý trong quá trình viết CV bằng tiếng Anh
3.1. Hãy luôn nhớ phải đặt tiêu đề
Rất nhiều CV tiếng Anh đặt tên tiêu đề là ”Curriculum Vitae”. Tuy nhiên, việc đó hoàn toàn không cần thiết bởi bản thân nó đã là sơ yếu lý lịch. Bạn nên đặt tiêu đề là tên của mình được viết to và in đậm ngay giữa trang giấy để CV gây ấn tượng ngày với nhà tuyển dụng.
VD: Nguyen Anh Duong - Content Creator
3.2. Sử dụng tiếng Anh đơn giản
Kỹ năng viết của bạn không tốt? Bạn không biết nhiều từ hoa mỹ? Đừng quá lo lắng như vậy, bởi trước hàng trăm đơn xin việc mỗi ngày thì giữa một CV được viết đơn giản, dễ đọc và một CV dùng toàn từ khó, bạn nghĩ nhà tuyển dụng sẽ lựa chọn cái nào? Thay vì sử dụng cấu trúc danh từ hóa như “affecting the solution of” thì hãy sử dụng động từ “solving” của nó một cách đơn thuần.
3.3. Sử dụng động từ dưới dạng V-ing
Khi liệt kê trong CV tiếng Anh, bạn nên bắt đầu bằng một động từ và phải nhất quán về dạng, cách chia tất cả các động từ đó. Và để CV trở nên trang trọng hơn, hãy sử dụng động từ dưới dạng V-ing. Đồng thời, cách viết như vậy sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ dàng nắm bắt nhanh và chính xác những ý bạn muốn trình bày. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc CV của bạn sẽ có nhiều cơ hội lọt vào vòng phỏng vấn hơn.
3.3. Viết những câu ngắn gọn, súc tích
CV tiếng Anh yêu cầu phải trình bày thật ngắn gọn nhưng đầy đủ và sinh động. Bởi thế trong CV bạn không cần thiết phải viết thành những câu văn hoàn chỉnh mà có thể phân tách thành những mảng câu (fragment) hoặc có thể bỏ qua những mạo từ a, an, the
Ví dụ, thay vì viết:
I was involved in the creation and implementation of statistical reports for a large metropolitan hospital, which required the use of spreadsheet software for cost analysis and, in addition, the creation of a database to track patient visits.
Hãy viết:
- Created and implemented statistical reports for a large metropolitan hospital.
- Analyzed costs with spreadsheet software.
- Created a database to track patient visits.
3.4. Tránh sử dụng sáo ngữ (những từ sáo rỗng)
Sáo ngữ trong CV bằng tiếng Anh được hiểu là những từ, cụm từ sáo rỗng thường được ứng viên sử dụng để tự khẳng định bản thân một cách chung chung, trừu tượng, mơ hồ mà không có minh chứng thực tế. Chính vì vậy, việc đưa các từ sáo rỗng vào CV xin việc là một lựa chọn không hợp lý, có thể khiến hình ảnh ứng viên bạn mong muốn xây dựng "chìm nghỉm" trong hàng trăm bộ hồ sơ mà nhà tuyển dụng nhận được.
25 từ sau được cho là khá hay nhưng hãy cẩn thận khi đưa vào CV tiếng Anh của mình:
- Aggressive (adj): Năng nổ
- Ambitious (adj): Tham vọng
- Competent (adj): Có khả năng
- Creative (adj): Sáng tạo
- Detail-oriented (adj): Chú ý đến từng chi tiết nhỏ
- Determined (adj): Quyết đoán
- Efficient (adj): Hiệu quả
- Experienced (adj): Kinh nghiệm
- Flexible (adj): Linh hoạt
- Goal-oriented (adj): Định hướng mục tiêu tốt
- Hard-working (adj): Chăm chỉ
- Independent (adj): Độc lập
- Innovative (adj): Đột phá trong suy nghĩ
- Knowledgeable (adj): Có kiến thức tốt
- Logical (adj): Suy nghĩ logic
- Motivated (adj): Có khả năng thúc đẩy người khác làm việc
- Meticulous (adj): Tỉ mỉ
- People person (n): Người của công chúng
- Professional (adj): Phong cách làm việc chuyên nghiệp
- Reliable (adj): Đáng tin cậy
- Resourceful (adj): Tháo vát
- Self-motivated (adj): Có khả năng tự tạo ra động lực cho bản thân
- Successful (adj): Thành công
- Team player (n): Kỹ năng làm việc nhóm tốt
- Well-organized (adj): Có khả năng tổ chức công việc tốt
ĐĂNG KÝ NGAY:
- Khóa học tiếng Anh giao tiếp OFFLINE
- Khóa học tiếng Anh giao tiếp TRỰC TUYẾN NHÓM
- Khóa học tiếng Anh giao tiếp TRỰC TUYẾN 1 kèm 1
- Khóa học tiếng Anh giao tiếp dành riêng cho người đi làm
III. Cách viết email gửi CV bằng tiếng Anh
Nếu bạn đã hoàn thành một CV bằng tiếng Anh đầy đủ và chuyên nghiệp mà vẫn loay hoay không biết làm sao để viết một chiếc email phù hợp để gửi cho nhà tuyển dụng, hay tham khảo tiếp phần hướng dẫn viết CV bằng tiếng Anh chi tiết dưới đây!
1. Thứ tự các phần khi viết email gửi CV bằng tiếng Anh
Bạn có thể tham khảo cấu trúc email xin việc bằng tiếng Anh chuẩn gồm 5 phần chính dưới đây:
- Tiêu đề email
- Lời chào trong email
- Lời giới thiệu trong email
- Lý do ứng tuyển và điểm mạnh
- Kết luận
- Các file đính kèm
- Kết thúc email và chữ ký
Lưu ý: Khi viết email gửi CV xin việc bằng tiếng Anh, bạn cần phải sử dụng từ ngữ súc tích, trang trọng, không được sử dụng các cách viết tắt trong tiếng Anh. Đặc biệt, bạn không nên viết I'm mà phải viết đầy đủ là I am.
2. Chi tiết về các nội dung cần có khi viết email gửi CV bằng tiếng Anh
2.1. Tiêu đề email
Tiêu đề email là một trong những thứ đầu tiên nhà tuyển dụng xem xét liệu họ có mở email của bạn hay không. Vì vậy, bạn nên xác định rõ ràng chủ đề của nội dung email và mục đích của email để đưa vào phần tiêu đề này. Khi gửi CV tiếng Anh qua email, bạn có thể để tiêu đề với cấu trúc [Vị trí công việc - Tên đầy đủ của bạn].
Ví dụ:
Customer Relations Specialist - Nguyen Thanh Vinh
Lưu ý: Một số vị trí tuyển dụng yêu cầu ứng viên tuân thủ theo một hướng dẫn cụ thể đối với tiêu đề email. Do đó, bạn nên đọc kỹ thông tin tuyển dụng trước khi ứng tuyển nhé!
2.2. Lời chào trong email
Mặc dù có nhiều cách hay để chào hỏi trong thư điện tử, nhưng đối với một email “formal" như email xin việc, bạn nên sử dụng một số lời mở đầu nhất định.
Trước khi viết lời mở đầu, bạn cần nắm được người bạn đang gửi email tới là ai và ở bộ phận nào. Sau khi bạn biết tên của người đó, một số lời chào cho email gửi CV tiếng Anh chuyên nghiệp sẽ như sau:
- Dear Hiring Manager(’s tên),
- Dear Mr/Mrs + [tên họ],
- Dear Sir/Madam,
- Hi + [tên bộ phận/phòng ban] team,
- To whom it may concern,
2.3. Lời giới thiệu trong email
Lời giới thiệu trong email của bạn cho thấy bạn là ai và quan trọng hơn là bạn đang mong muốn điều gì từ phía công ty. Nói một cách ngắn gọn,lời giới thiệu trong email của bạn phải là một bản trình bày ngắn gọn về CV của bạn. Dưới đây là một số ví dụ về cách định dạng phần này để gửi CV qua email:
- My name is Hoang Nam. I would like to apply for the Financial Specialist position at Langmaster, as advertised on your website.
(Dịch: Tôi tên là Hoàng Nam. Tôi muốn ứng tuyển vào vị trí Chuyên gia tài chính tại Langmaster, như được quảng cáo trên trang web của công ty.) - My full name is Hoang Tu Anh. I'm writing to submit my application for the position of Data Analyst that is currently open at your company. Please refer to the documents that are attached.
(Dịch: Tên đầy đủ của tôi là Hoàng Tú Anh. Tôi viết thư này để gửi đơn ứng tuyển cho vị trí Chuyên viên phân tích dữ liệu hiện đang được tuyển dụng tại công ty. Vui lòng tham khảo các tài liệu được đính kèm bên dưới.) - I am Thao Nguyen. I've included my CV and work samples for the DAC Group position of Sales Consultant.
(Dịch: Tôi là Thảo Nguyên. Tôi đã đính kèm CV và mẫu công việc của mình cho vị trí Tư vấn bán hàng của Tập đoàn DAC.)
2.4. Lý do ứng tuyển và điểm mạnh
Sau lời chào và phần giới thiệu, phần tiếp theo là phần quan trọng nhất nêu ra năng lực và lý do bạn quan tâm đến công việc bạn đang ứng tuyển, cũng như điều gì đã khiến công ty này nổi bật hơn tất cả những công ty khác trong quá trình tìm việc làm của bạn.
Những nội dung bạn nên đưa vào khi đã có kinh nghiệm:
- Thành tích nổi bật trong quá trình làm việc
- Những vị trí, công việc liên quan từng đảm nhận trong quá khứ
- Trình độ chuyên môn liên quan đến yêu cầu trong phần mô tả công việc
Những nội dung bạn nên đưa vào khi chưa có kinh nghiệm:
- Công việc thực tập hoặc bán thời gian có liên quan tới công việc đang ứng tuyển
- Thành tựu đạt được trong quá trình học tập liên quan tới lĩnh vực tuyển dụng
- Các chứng chỉ hoặc khóa học có liên quan
- Hoạt động ngoại khoá, dự án cá nhân có liên quan
Lưu ý: Bạn chỉ nên liệt kê thay vì đi sâu vào các mục này trong email xin việc. Không giống như trong CV tiếng Anh, những gì bạn cần viết ở đây nên ngắn gọn. Và hãy khôn ngoan khi lựa chọn trong những thành tích có liên quan để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng!
2.5. Kết luận
Phần này là phần cuối cùng trước khi kết thúc email và ký tên. Bạn nên nói rằng bạn rất mong đợi gặp nhà tuyển dụng để họ có thể hiểu thêm về kinh nghiệm và trình độ của bạn. Bạn cũng nên cảm ơn nhà tuyển dụng và bạn hoan nghênh các câu hỏi cũng như rất mong nhận được phản hồi từ họ.
Ví dụ:
I would appreciate the chance to interview so that we can discuss more about my qualifications. Thank you for taking the time to read through my resume and cover letter. I look forward to hearing from you soon.
(Dịch: Tôi rất trân trọng cơ hội được tham gia buổi phỏng vấn để chúng ta có thể thảo luận sâu hơn về trình độ của tôi. Cảm ơn anh/chị đã dành thời gian đọc qua sơ yếu lý lịch và thư xin việc của tôi. Tôi mong sẽ nhận được sự hồi âm từ anh/chị.)
2.6. Các file đính kèm
Tiếp theo đó, bạn nhớ đính kèm các tài liệu quan trọng trong thư ứng gửi CV bằng tiếng Anh của mình, gồm có:
- CV
- Cover letter (thư xin việc bằng tiếng Anh) (thường không bắt buộc nhưng bạn nên gửi kèm)
- Portfolio cá nhân (nếu có)
- Chứng chỉ ngoại ngữ (nếu có)
Lưu ý khi gửi các file đính kèm:
- Tiêu đề ngắn gọn và chuyên nghiệp, ví dụ: [Tên file]_[Tên bạn]
- File không bị lỗi, chưa mở quyền truy cập và chứa virus
- Gửi đúng file nhà tuyển dụng yêu cầu
- Các file gửi đều nên liên quan tới công việc đang ứng tuyển
2.7. Kết thúc email và chữ ký
Phần này tương đối đơn giản, bạn chỉ cần tuân thủ theo như khi viết email trang trọng trong tiếng Anh kèm theo chữ ký điện tử của bạn với tên đầy đủ và thông tin liên hệ.
Các cách kết thúc email chuyên nghiệp và chuẩn:
- Sincerely,
- Kind regards,
- Best regards,
- Respectfully,
- With gratitude,
Ví dụ kết thúc và chữ ký điện tử email chuyên nghiệp:
Sincerely,
Keira Luong
Keira Luong / Truong Ha Vy (Ms.)
keiratruong@langmaster.com
(+84) 982-777-338
linkedin.com/keiratruong
Xem thêm:
- CÁCH VIẾT ĐOẠN VĂN GIỚI THIỆU BẢN THÂN BẰNG TIẾNG ANH ẤN TƯỢNG
- BÍ KÍP LUYỆN NÓI TIẾNG ANH GIỚI THIỆU BẢN THÂN ĐẶC SẮC
3. Các từ, cụm từ nên sử dụng trong email gửi CV bằng tiếng Anh
- (to) acquire: thu được
- (to) accomplish: đạt được
- (to) be eager to: thiết tha, háo hức
- (to) be thrilled about: hào hứng
- (to) be interested in: có hứng thú, quan tâm tới
- (to) be passionate about: có đam mê
- (to) motivate: thúc đẩy, động viên
- (to) look forward to: mong chờ
- (to) improve: cải thiện, tiến bộ
- (to) welcome: đón nhận
4. Mẫu email gửi CV bằng tiếng Anh chuẩn
Tiêu đề email: [Vị trí ứng tuyển] - [Tên của bạn]
Nội dung email gửi CV bằng tiếng Anh:
Dear Hiring Manager,
My name is [tên đầy đủ của bạn], and I'm writing to apply for [chức danh công việc] position at [tên công ty ứng tuyển]. I'm certain that, with my [số năm kinh nghiệm] years of [lĩnh vực nghề nghiệp đang ứng tuyển] experience, I'll be a good fit for this role.
Please find my CV attached and [các file đính kèm khác] so you can review my qualifications in more detail. I would be delighted to get the chance to talk with you about how I might contribute more.
Thank you for your time and consideration.
With gratitude,
[Chữ ký]
[Tên tiếng Anh/Tên đầy đủ (Mr./Ms./Mrs.)]
[Địa chỉ email]
[Số điện thoại]
[LinkedIn]
Ví dụ email gửi CV xin việc đầy đủ trong tiếng Anh:
Tiêu đề email: Job Application - Operations Manager, Job ID #AD28 - Nguyen Trong Hoang
Nội dung mẫu email gửi CV bằng tiếng Anh:
Dear Mr. Nam,
My name is Nguyen Trong Hoang. The position of Operations Manager at DAC Global has my full attention. I've attached my resume and cover letter to this email for your review.
I have four years of experience in operations management, process improvement, and capital projects. I wish to be a member of a group that fulfills DAC Global's mission. I was in charge of daily management of 50 workers. Additionally, I think DAC Global has the financial stability and strength to support my desire to expand my knowledge.
Thank you for your time and please feel free to contact me if you have any questions.
Sincerely,
[Chữ ký]
Nguyen Trong Hoang
Operations Manager
hoang.nguyentr@langmaster.com
(+84) 786-657-228
Kết luận
Như vậy, Langmaster vừa hướng dẫn bạn chi tiết và đầy đủ cách viết CV bằng tiếng Anh cũng như cách viết email gửi CV bằng tiếng Anh chuyên nghiệp và đầy đủ nhất. Hy vọng với bài viết trên, bạn có thể dễ dàng hoàn thành một hồ sơ xin việc như ý và nhanh chóng chinh phục được vị trí làm việc mà mình mong muốn. Chúc bạn thành công!
ĐĂNG KÝ NGAY:
Nội Dung Hot
Khoá học trực tuyến
1 kèm 1
- Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
- Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
- Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
- Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
- Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.
KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM
- Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
- Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
- Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
- Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...
KHÓA HỌC OFFLINE TẠI HÀ NỘI
- Mô hình học ACE: Học chủ động, Rèn luyện năng lực lõi và môi trường học toàn diện
- Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, cam kết đạt chuẩn về chuyên môn và năng lực giảng dạy.
- Áp dụng phương pháp: Siêu phản xạ, Lập trình tư duy (NLP), ELC (Học qua trải nghiệm),...
- Môi trường học tập toàn diện và năng động giúp học viên “đắm mình” vào tiếng Anh và nâng cao kỹ năng giao tiếp.
Bài viết khác
Luyện viết tiếng Anh theo chủ đề là một trong các cách đơn giản để có thể cải thiện kỹ năng viết. Cùng tìm hiểu 33 chủ đề đơn giản và thú vị nhất trong bài sau nhé!
Mở đầu bài thuyết trình ấn tượng là cách để bạn dễ dàng thu hút sự chú ý của người nghe. Cùng theo chân Langmaster nắm ngay những bí quyết để mở đầu một bài thuyết trình hấp dẫn nhé!
Cách xưng hô trong tiếng Anh như thế nào cho đúng nhất? Tìm hiểu ngay chủ đề thú vị này cùng với Langmaster nhé!
Bằng B1 tiếng Anh là một trong những trình độ cơ bản trong thang năng lực tiếng Anh. Cùng Langmaster tìm hiểu ngay về thông tin này nhé!
Khung giờ vàng để học tập hiệu quả nhất là thời điểm nào? Cùng tiếng Anh giao tiếp Langmaster khám phá ngay phần kiến thức này nhé!