NGUYÊN TẮC 2: HỌC SÂU LÀ CHÌA KHÓA ĐỂ NẮM VỮNG KỸ NĂNG NÓI TIẾNG ANH
Mục lục [Ẩn]
- 1. Học sâu là gì?
- 2. Cách học sâu
- 3. Thực hành
Vấn đề của hầu hết các lớp học ngôn ngữ thường đi quá nhanh đến nỗi học sinh không thể nắm vững được tài liệu trước khi chuyển sang bài mới. Vì vậy để đạt được hiệu quả, chúng ta cần thực hiện nguyên tắc thứ 4 của Langmaster Learning System là dành nhiều thời gian và học thật sâu.
1. Học sâu là gì?
Học sâu có nghĩa là học tiếng Anh đến điểm mà nói và hiểu đều tự động. Mọi người thường biết quá nhiều ngữ pháp và từ vựng tiếng Anh theo chủ đề nhưng họ lại không biết chúng sâu sắc. Đối với kỹ năng nói, bạn thường thực hiện quá trình dịch từ vựng và phân tích ngữ pháp, cố gắng để hiểu người khác nói gì, hoặc cố gắng để người khác hiểu mình. Việc làm này rất không hiệu quả. Langmaster Learning System sẽ tập trung vào việc đào tạo để nắm bắt ngôn ngữ.
Học sâu có nghĩa là lặp đi lặp lại những gì bạn đã học được, để nó đi vào tiềm thức của bạn, bạn hiểu nó và tự động hiểu nghĩa cũng như nói nó một cách tự động. Điều này rất khác biệt với cách bạn học ở trường. Hầu hết các học sinh đều phải chịu áp lực để học nhanh. Học sinh bị ép phải học nhiều ngữ pháp và từ vựng hàng tuần. Các giáo viên thì phụ thuộc nhiều vào giáo trình, và cố gắng hoàn thành theo giáo trình. Vấn đề ở đây là các học sinh lại quên các kiến thức đó một cách nhanh chóng, hoặc hiểu nó một cách sơ xài và không thể sử dụng nó.
Để hiểu hơn về việc học sâu, hãy lấy ví dụ về người chơi golf chuyên nghiệp. Người chơi golf chuyên nghiệp có thể thuần thục trò chơi và tiến bộ bằng cách nào? Kỹ năng cơ bản của golf là swing (cú xoay người đánh bóng). Một người chơi chuyên nghiệp sẽ luyện tập swing ít nhất 500 lần mỗi ngày. Họ sẽ không bao h nói “Ok,Tôi đã biết swing rồi, tôi đi học các kỹ năng khác.” Họ hiểu rằng cách tốt nhất để họ chơi giỏi là thành thạo kỹ năng cơ bản. Họ luyện tập chúng mỗi ngày, mỗi tháng có thể cả đời.
Ghi nhớ rằng, hiểu biết là thứ gì đó bạn phân tích và nghĩ về. Còn kỹ năng là thứ bạn thực sự làm. Hiểu biết về thì quá khứ, hiện tại… cũng vô dụng. Bạn phải sử dụng được chúng ngay lập tức, tự động trong các cuộc đối thoại. Bạn cần nói tiếng Anh chứ không phải hiểu tiếng Anh.
2. Cách học sâu
Nếu điều này nghe quen thuộc với bạn, thì cũng đừng tuyệt vọng. Bạn có thể tiến gần hơn đến mục tiêu nói tiếng Anh thành thạo của bạn chỉ bằng việc điều chỉnh cách học của bạn. Bạn chỉ cần chậm lại và lặp lại những thứ bạn đã học. Ghi nhớ rằng, đây không phải là một cuộc đua. Điểm mấu chốt không phải là ghi nhớ, hay học thuộc lòng các cụm từ, mà là cần thực sự hiểu sâu các cụm từ mà bạn đang học.
Tại Langmaster, mỗi bài học phải được học ít nhất trong 7 ngày. Bạn phải lập đi lặp lại nó để hiểu một cách sâu sắc, kể cả khi bạn đã hiểu nội dung của bài học sau lần nghe thứ 2. Tại sao vậy? Nếu bạn nghe ít hơn 7 ngày, bạn sẽ không đủ đê bạn hiểu bài học. Bạn mới chỉ dừng ở giai đoạn hiểu, chứ không hiểu sâu. Bạn sẽ phải đi qua quá trình dịch, phân tích để hiểu nó, cũng như cần thời gian để nhớ lại trước khi nói nó ra. Đây là điều không thể trong khi bạn giao tiếp. Vậy nên bạn cần học sâu. Hãy lặp đi lặp lại bài học ít nhất là một tuần.
Nếu bạn có một bài báo hay một podcast, hay bất cứ thứ gì mà bạn thích nghe, đừng chỉ nghe nó một lần. Một lần là không đủ, 5 lần cũng không đủ. Bạn nên nghe bài báo, bài nói, bất kỳ bài nghe nào khoảng 30 lần. Hay có lẽ 50 lần, 100 lần hay thậm chí nhiều hơn.
Sau khi bạn học các từ vựng trong đó, hãy tiếp tục nghe. Bởi biết được từ vựng có nghĩa là bạn có thể làm bài thì và nói nghĩa của từ, nhưng khi bạn nghe, bạn có hiểu được ngay không? Bạn có thể sử dụng từ một cách nhanh chóng, dễ dàng và tự động không? Nếu câu trả lời là không, bạn cần học lại, bạn cần nghe lại bài nghe đó thật nhiều lần. Đây là một trong những bí quyết để nói nhanh và để thực sự học ngữ pháp và sử dụng ngữ pháp chính xác.
Đó là bí mật. Đừng bao giờ dừng lại. Bạn chỉ cần ôn lại nhiều hơn. Hãy tập trung vào các từ, động từ và cụm từ phổ biến qua việc nghe và sau đó lặp đi lặp lại nhiều lần. Khi bạn làm điều này, bạn sẽ phát triển được “cảm giác về tính chính xác” và sẽ có thể sử dụng tiếng Anh tự nhiên và nhanh chóng hơn.
Có lẽ nghĩ rằng đây là một công việc nhàm chán, nghe đi nghe lại một bài trong một thời gian dài. Tất nhiên điều này có thể xảy ra. Cách tốt nhất để tránh sự buồn chán là chọn loại tài liệu hấp dẫn đối với bạn.
Bạn tìm tài liệu hấp dẫn bằng cách nào? Có một cách là học về những thứ bạn thích trong tiếng Anh. Chẳng hạn, nếu bạn thích các tiểu thuyết lãng mạn trong tiếng mẹ đẻ, hãy tìm phiên bản tiếng Anh của nó, hoặc ngược lại, bạn thích các quyển sách được dịch từ tiếng Anh, hãy tìm bản gốc của nó. Hay tìm các sách nói và nghe chúng mỗi ngày. Hãy tìm nguyên bản của cuốn sách và đọc nó khi bạn đang nghe. Nếu bạn yêu thích kinh doanh, hãy học về kinh doanh trong tiếng Anh. Hãy sử dụng tiếng Anh như một phương tiện để tiếng thu các kiến thức và kỹ năng khác. Hãy tập trung nhiều hơn vào các tài liệu hấp dẫn, thì bạn càng cảm thấy dễ dàng khi nghe chúng nhiều lần.
3. Thực hành
Hãy chọn một bài nghe có độ dài khoảng 10 phút. Đây sẽ là bài nghe của bạn trong một tuần. Hãy nghe bài nghe này một vài lần. Lặp lại quá trình mỗi ngày trong tuần tiếp theo. Cố gắng để nắm vững nó. Ý tưởng là bạn không cần cố gắng ghi nhớ bài nghe, nhưng thay vào đó bạn hiểu chúng. Hãy tưởng tượng sau mỗi lần nghe và hiểu vè bài nói, nó sẽ đi sâu vào não của bạn. Giống như hạt giống bạn reo trong não, hãy tưới nước cho nó bằng việc nghe đi nghe lại nhiều lần.
Sau khi bạn đã nắm vững bài nghe đầu tiên, hãy chọn hai bài nghe bổ sung. Mỗi bài nghe dài khoảng 5-20 phút. Hãy nghe chúng theo cách bạn thực hiện với bài nghe đầu tiên.
Bạn sẽ nhận thấy mình đang trải qua nhiều giai đoạn học tập khác nhau khi thực hiện điều này. Hãy cố gắng hiểu rõ các giai đoạn này. Giai đoạn đầu tiên sẽ là không hiểu gì. Giai đoạn 2, là khi bạn có thể nghe hiểu các cụm từ mà không cần xem lại chúng. Giai đoạn 3, bạn nghe và hiểu từ một các tự động, có thể phản ứng một cách ngay lập tức. Bạn cần bao nhiêu thời gian để đặt đến trình độ này?
Bạn sẽ tiến bộ nhanh đến mức nào và cần đến bao nhiêu lần nghe lại? Phần lớn phụ thuộc vào tinh thần của bạn trong mỗi lần nghe. Bạn có thư giãn không? Có hứng thú không? Việc lặp lại chỉ với một nửa sự tập trung và ít năng lượng sẽ kém hiệu quả hơn việc lặp lại kèm theo năng lượng cảm xúc. Vậy khi bạn mở bài nghe, hãy đứng dậy, di chuyển xung quang và đọc to các cụm từ.
Để tránh sự nhàm chán trong khi lặp đi lặp lại việc nghe, bạn có thể thay đổi cách tiếp cận bài nghe. Ngày đầu tiên, chỉ tập trung học từ vựng. Trong ngày tiếp theo, hãy chơi một trò hiểu bài nói mà không cần bài khóa. Ngày tiếp theo, hãy mở từng câu, đọc to, bắt chước nhịp điệu, cảm xúc, của người nói. Ngày tiếp theo lại bắt đầu bằng cách đọc hai câu môt…Bằng cách này bạn sẽ không nhàm chán trong khi học, và vẫn đảm bảo việc lặp đi lặp lại bài học.
Nguyên tắc thứ 2 - Học sâu, lặp đi lặp lại những gì đã học là các để tiếng Anh đi vào tiềm thức của bạn
Nội Dung Hot
Khoá học trực tuyến
1 kèm 1
- Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
- Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
- Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
- Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
- Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.
KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM
- Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
- Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
- Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
- Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...
KHÓA HỌC OFFLINE TẠI HÀ NỘI
- Mô hình học ACE: Học chủ động, Rèn luyện năng lực lõi và môi trường học toàn diện
- Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, cam kết đạt chuẩn về chuyên môn và năng lực giảng dạy.
- Áp dụng phương pháp: Siêu phản xạ, Lập trình tư duy (NLP), ELC (Học qua trải nghiệm),...
- Môi trường học tập toàn diện và năng động giúp học viên “đắm mình” vào tiếng Anh và nâng cao kỹ năng giao tiếp.