GIẢI ĐÁP THẮC MẮC LIỆU SINH VIÊN CÓ NÊN ĐI LÀM THÊM HAY KHÔNG

Mục lục [Ẩn]

  • 1. Sinh viên có nên đi làm thêm không? Vì sao?
    • 1.1. Mặt tích cực của việc đi làm thêm của sinh viên
    • 1.2. Mặt hạn chế của việc đi làm thêm của sinh viên
  • 2. Sinh viên muốn đi làm thêm cần lưu ý điều gì?
  • 3. Một số việc làm thêm dành cho sinh viên
  • 4. Một số trang tìm việc uy tín dành cho sinh viên
    • 4.1. Trang tìm việc Ybox.vn
    • 4.2. Trang tìm việc Kenhsinhvien.vn
    • 4.3. Trang tìm việc Careerlink.vn
    • 4.4. Trang tìm việc Vieclam.tuoitre.vn
    • 4.5. Trang tìm việc Vietnamworks.com

“Sinh viên liệu có nên đi làm thêm?” đây là một trong những thắc mắc lớn của các bạn sinh viên cũng như phụ huynh. Với nhiều ý kiến trái chiếu về việc sinh viên đi làm thêm có thể khiến bạn cảm thấy hoang mang. Tuy nhiên lựa chọn nào cũng có mặt tích cực và tiêu cực của nó. Vì vậy bài viết này để giải đáp được những thắc mắc của các bậc phụ huynh cùng với sinh viên mắc phải. Cùng Langmaster tìm hiểu ngay vấn đề liệu sinh viên có nên đi làm thêm hay không nhé!

1. Sinh viên có nên đi làm thêm không? Vì sao?

Những ý kiến trái chiều xoay quanh việc sinh viên đi làm thêm vẫn luôn tồn tại và mâu thuẫn với nhau. Tuy nhiên dù vấn đề nào trong cuộc sống cũng luôn có 2 mặt. Vì thế thay vì để những ý kiến đó tác động 1 chiều đến bạn thì hãy tham khảo mặt lợi và mặt hại của việc đi làm thêm thời sinh viên. Như vậy sẽ giúp bạn tìm hiểu bản thân và điều chỉnh sao cho phù hợp nhất với cuộc sống cá nhân của mình.

null

Sinh viên có nên đi làm thêm không?

1.1. Mặt tích cực của việc đi làm thêm của sinh viên

  • Có cơ hội trải nghiệm thực tế, dày dặn kinh nghiệm hơn

Vào thời điểm năm 1 năm 2 khi mới chập chững làm quen với ngành mới của đại học, bạn chưa hoàn toàn có sự chắc chắn với lựa chọn nghề nghiệp của mình 100%. Thì việc đi làm thêm của sinh viên chính là cơ hội để các bạn khảo sát niềm đam mê của mình. 

Hãy thử nghiệm đa dạng công việc từ việc liên quan đến học thuật, bàn giấy hay việc liên quan đến thể chất. Từ những cảm nhận thực tế sẽ cho bạn cái nhìn đúng đắn nhất về ngành nghề tương lai mà mình làm. 

Ngoài ra bạn cũng có thể tìm kiếm những công việc có liên quan tới chuyên ngành hoặc ứng tuyển thực tập sinh để học hỏi từ đó giúp ích rất nhiều cho kiến thức chuyên môn của bạn. Không chỉ việc va chạm với xã hội lao động sớm sẽ giúp bạn dày dặn hơn, có kinh nghiệm cũng như kỹ năng mềm.

null

Sinh viên có nên đi làm thêm không?

  • Tạo các mối quan hệ chất lượng

Có được các mối quan hệ xã hội chất lượng chính là những cơ hội hay bàn đạp vững chắc cho tương lai của bạn sau này. Việc đi làm thêm chính là một trong những nơi để giúp bạn có thêm những kết nối bạn bè gần xa. Đặc biệt là những người đi trước có kỹ năng chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực chiến. Kết nối tốt với những mối quan hệ như vậy sẽ dạy cho bạn những điều mà trường học không cho bạn cũng như có được định hướng tốt hơn trong thực tế.

  • Có thêm nhiều kiến thức hơn

Sinh viên khác với học sinh ở chỗ đó là cần nhiều kỹ năng mềm và kinh nghiệm thực chiến. Đây là những điều mà việc đi làm thêm hoàn toàn có thế mang lại cho sinh viên. Nhiều bạn chỉ chăm chú với kiến thức sách vở cho nên khi ra trường đi làm thường khó khăn trong việc thích ứng. Do đó đi làm thêm ở thời sinh viên như là bước đệm giúp cho bạn đi dễ dàng hơn ra cuộc sống. 

Ngoài ra đối với bất kỳ công việc làm thêm nào, từ tay chân cho đến bàn giấy đều bổ sung cho bạn một lượng kiến thức nhất định. Có thể không liên quan tới chuyên ngành của bạn học nhưng giúp ích rất nhiều cho quá trình tư duy. Nếu công việc có liên quan tới chuyên ngành của bạn đang theo học thì đó là một cơ hội tuyệt vời đó.

  • Rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian, quản lý bản thân

Đi làm thêm ở thời sinh viên có nghĩa là bạn cần có sự cân bằng giữa việc học hành, làm việc cũng như nghỉ ngơi. Rất nhiều sinh viên hiện nay dễ cuốn vào công việc làm thêm mà bỏ bê học hành khiến cho kiến thức nền hổng nặng nề. Hoặc việc cố quá sức để cân bằng giữa học và làm khiến cho các bạn ấy tổn hại sức khỏe nghiêm trọng. Vì vậy đây cũng như là một bài kiểm tra khả năng quản lý cũng như lập kế hoạch. 

null

Sinh viên có nên đi làm thêm không?

  • Làm đẹp CV của bạn

Có thể bạn đã biết sau này khi đi tìm việc bạn thường phải viết CV kèm thư giới thiệu bản thân với công ty hay doanh nghiệp. Ở trong CV sẽ có mục kinh nghiệm, nhìn vào đó nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được năng lực của bạn. Những công việc làm thêm có liên quan sẽ được liệt kê trong đó. Khi đó CV của bạn sẽ được chất lượng hơn và mức độ cạnh tranh với ứng viên khác cũng giảm xuống.

  • Kiếm thiêm thu thập, giúp đỡ bố mẹ

Mức lương tối thiểu của công việc bán thời gian mà sinh viên nhận được là khoảng 20.000VNĐ/ giờ. Tùy theo công việc mà mức lương có thể thay đổi, đặc biệt sinh viên hiện nay năng động và giỏi giang có thể kiếm được số tiền đủ để tự chủ tài chính. 

Ngoài việc học hỏi được kiến thức hay kỹ năng thì tiền bạc chính là một trong những mặt tích cực của việc đi làm thêm. Bạn sẽ có được một khoản tiền mỗi tháng để chăm sóc cho bản thân cũng như giúp đỡ cho bố mẹ. Đặc biệt hơn chính là nhận ra được giá trị của đồng tiền. Bạn sẽ thấy được sự vất vả của việc đi làm, bỏ công bỏ sức để nhận được những đồng lương. 

Chắc chắn lúc này bạn sẽ đồng cảm hơn với những số tiền của bố mẹ đã bỏ ra vì mình. Vì thế mà cũng có thể nói việc đi làm thêm sẽ giúp bạn trưởng thành hơn nhiều trong cuộc sống đó.

Xem thêm:

Langmaster - Ngày đầu tiên đi làm nói gì cho CHẤT? - Khóa học tiếng Anh giao tiếp cho người đi làm

69 TỪ VỰNG TIẾNG ANH DÂN CÔNG SỞ PHẢI BIẾT KHI ĐI LÀM - Khóa học tiếng Anh cho người đi làm

null

Sinh viên có nên đi làm thêm không?

1.2. Mặt hạn chế của việc đi làm thêm của sinh viên

  • Dễ khiến việc học bị xao nhoãng

Công việc và học tập thường xen kẽ với nhau vì thế bạn rất dễ bị 1 trong 2 chi phối quá nhiều. Trong đó việc đi làm thêm đa số sẽ chi phối tâm trí của sinh viên. Bởi ở một môi trường mới rất dễ bị cuốn theo và đặc biệt là sức hút của tiền lương. Đặc biệt hiện nay dù công việc partime cũng đã tốn mất khoảng 4 - 5h/ ngày. Nếu không biết sắp xếp hợp lý hay điều chỉnh một số thói quen thì việc bị sao nhãng học tập là hoàn toàn xảy ra. 

Dù việc đi làm thêm cung cấp cho bạn nhiều điểm tích cực nhưng vẫn luôn nên nhớ nhiệm vụ hàng đầu của sinh viên chính là học tập. Kiến thức nền chính là nền móng khiến cho mọi công việc sau này của bạn trở nên chắc chắn hơn.

  • Sức khỏe bị ảnh hưởng

Việc vừa đi học vừa đi làm sẽ khiến cho bạn chịu một sự áp lực không hề nhỏ. Vừa cần phải cân bằng thời gian học lẫn thời gian làm thêm cộng với việc phải ăn uống và ngủ nghỉ đầy đủ. Còn chưa kể một số công việc chân tay có thể gây mất nhiều sức dễ gây đến mệt mỏi. Trái ngược là một số công việc bàn giấy lại ít hoạt động, không linh hoạt tay chân nhiều/

Vì vậy cần nhận biết được thời gian, năng lực của mình để lựa chọn công việc làm thêm sao cho không ảnh hưởng tới sức khỏe.

  • Dễ bị lừa bán sức lao động, mất tiền

Lựa chọn công việc không phù hợp đã có thể gây ra sao nhãng học tập và sức khỏe yếu đi. Thêm vào đó hiện tại xã hội tồn tại những người lừa đảo giả danh nhà tuyển dụng. Họ lợi dụng sự ngây thơ cùng với mong muốn có việc làm của sinh viên để lừa lọc, đặc biệt là việc đóng tiền cọc để đi làm. Ngoài ra một số đơn vị còn trả lương thấp hơn so với năng lực của nhân viên, hay thậm chí tồi tệ hơn là bùng lương. Đây là một trong những điểm hạn chế cần lưu ý nhất để bước đầu làm việc của bạn được suôn sẻ. 

Xem thêm:

=> SINH VIÊN LÀM THÊM “ĐƯỢC” VÀ “MẤT” NHỮNG GÌ? - TS LÊ THẨM DƯƠNG

=> TS LÊ THẨM DƯƠNG KHUYẾN KHÍCH SINH VIÊN KHÔNG NÊN ĐI LÀM THÊM?

null

Sinh viên có nên đi làm thêm không?

2. Sinh viên muốn đi làm thêm cần lưu ý điều gì?

Như đã nói, việc đi làm thêm luôn tồn tại mặt tích cực và tiêu cực. Có những bạn sinh viên đi làm thêm mà học hỏi được rất nhiều thứ, có bạn lại không thể cân bằng được việc học và làm. Vậy nên việc đi làm thêm của sinh viên không hoàn toàn nghiêng về mặt nào cả. Bạn cần dựa trên năng lực của bản thân để lựa chọn xem liệu mình có nên đi làm thêm hay không. Nếu muốn có một công việc làm thêm, bạn cần lưu ý sau:

  • Chọn việc làm thêm phù hợp thời gian và sức khỏe

Lựa chọn công việc làm thêm phù hợp cần dựa trên 2 tiêu chí đó là: Phù hợp với thời gian, đảm bảo được sức khỏe. Bạn nên làm thêm khi thực sự có thời gian với nó, nếu như lịch học tại trường quá dày thì nên xem xét có nên đi làm hay không. Bởi việc gì cũng cần có sự chuyên tâm nhất định đồng thời là việc quản lý thời gian tốt. 

Yếu tố thứ 2 là sức khỏe cần đặc biệt quan tâm bởi sức khỏe không đủ đáp ứng thì bạn sẽ không có khả năng trụ lâu với công việc này. Với một số công việc chân tay, hãy nhìn nhận rõ năng lực của bản thân trước khi ứng tuyển nhé.

  • Việc học vẫn là quan trọng nhất

Dù bạn có thành công trong việc đi làm thêm như thế nào thì bạn vẫn đóng vai trò là một sinh viên. Mà nhiệm vụ quan trọng nhất của sinh viên chính là việc học. Bởi kiến thức vẫn luôn là nền móng cho mọi sự thành công sau này. Ngoài ra công việc làm thêm không chắc chắn gắn bó 100% sau này với tương lai nhưng kiến thức thì ngược lại.

  • Nên lựa chọn công việc phù hợp với chuyên ngành của bạn

Việc làm thêm nói chung đã có nhiều mặt tích cực nhưng nếu tìm được công việc đúng chuyên ngành của bạn thì lợi ích sẽ nhân 2. Đây chính xác là việc vừa học vừa làm đúng chất, không chỉ chuyên tâm vào công việc mà bạn còn được trau dồi thêm nhiều kiến thức thực tế. Từ đó bạn sẽ hiểu hơn về chuyên ngành cũng như có định hướng rõ trong tương lai về nghề nghiệp của mình.

null

Sinh viên muốn đi làm thêm cần lưu ý điều gì?

Xem thêm:

=> HƯỚNG DẪN VIẾT CV XIN VIỆC CHUYÊN NGHIỆP CHO MỌI NGÀNH NGHỀ

=> CÁCH VIẾT CV XIN THỰC TẬP CHO TẤT CẢ CÁC NGÀNH ẤN TƯỢNG NHẤT

3. Một số việc làm thêm dành cho sinh viên

Nhiều bạn sinh viên có nhu cầu đi làm nhưng lại không biết làm việc gì để mang lại nhiều lợi ý. Vì vậy bài viết này sẽ gợi ý cho bạn những công việc làm thêm dành cho sinh viên dưới đây:

  • Làm người sáng tạo nội dung: Đây đa số là công việc theo hình thức online, tức là bạn sẽ nhận việc làm CTV viết bài/quay video/design ảnh cho các agency. Mức lương nhận được hoàn toàn dựa trên khối lượng công việc bạn làm được.
  • Làm sales (Nhân viên kinh doanh): Đối với công việc này không cần đòi hỏi quá nhiều kỹ thuật chuyên môn mà lương thưởng lại hấp dẫn. Vì thế bạn có thể tìm những công việc như vậy để ứng tuyển.
  • Trợ giảng/gia sư: Đây là công việc dường như là phổ biến nhất của sinh viên. Đa số sau khi thi đại học có được nguồn kiến thức lớn, bạn có thể tận dụng nó để kiếm tiền.
  • Chăm sóc khách hàng: Tương tự như nhân viên kinh doanh, công việc chăm sóc khách hàng cần lắng nghe và hiểu tâm tư khách. Không cần quá nhiều kỹ thuật đặc biệt chuyên môn mà bạn vẫn có thể làm.
  • Các công việc liên quan đến dịch vụ: Ngoài ra nếu yêu thích sự năng động, tiếp xúc với nhiều người có thể tìm đến những công việc phụ như. Ví dụ như: Phục vụ tại nhà hàng-quán ăn, tổ chức sự kiện, chăm sóc trẻ em…
  • Biên dịch viên/ Dịch thuật: Có kiến thức về ngoại ngữ sẽ khiến bạn dễ dàng tìm được những công việc liên quan đến dịch thuật. Như dịch sách, báo, tài liệu hay video Youtube…

Xem thêm: 

=> TOP NHỮNG KỸ NĂNG CẦN THIẾT CHO SINH VIÊN

=> KHÁI NIỆM VÀ CÁCH DÙNG SỞ HỮU CÁCH TRONG TIẾNG ANH

4. Một số trang tìm việc uy tín dành cho sinh viên

Để tránh gặp phải tình trạng bị lừa đảo dẫn đến mất tiền, mất niềm tin vào thị trường lao động. Bạn hãy tham khảo ngay một số trang Web uy tín tìm việc dành cho sinh viên dưới đây:

4.1. Trang tìm việc Ybox.vn

Ybox.vn là trang tin dành cho giới trẻ Việt Nam, được cho là nơi hội tụ những nhà tuyển dụng uy tín nhất. Các tin tuyển dụng được đăng và cập nhật thường xuyên đa dạng các công việc. Ở giao diện của Web được thiết kế các bộ lọc vậy nên bạn có thể dễ dàng tìm được công việc phù hợp với mình. Ví dụ tìm kiếm công việc CTV báo chí, bạn hãy sử dụng bộ lọc để ứng tuyển vị trí CTV và lĩnh vực báo chí.

Hơn nữa không chỉ tin liên quan đến tuyển dụng, Ybox.vn còn hội tụ thông tin về các loại học bổng trong và ngoài nước. Đồng thời với đó là những dự án cộng đồng giúp bạn nâng cao kỹ năng.

4.2. Trang tìm việc Kenhsinhvien.vn

Nghe cái tên trang web bạn đã có thể hình dung ra nơi đây hội tụ những nhà tuyển dụng chuyên chiêu mộ sinh viên. Mặc dù thiết kế giao diện không quá bắt mắt nhưng các tin tuyển dụng vẫn thường xuyên được cập nhật. Vì vậy nếu các bạn sinh viên muốn tìm được công việc ưng ý thì đây là trang web đáng để tham khảo. 

Ngoài có chức năng là đăng thông tin tuyển dụng thì bạn có thể vào đây để đọc những câu chuyện bổ ích. Nó sẽ giúp bạn có thêm tư duy, kiến thức và nhân cách để chuẩn bị hành trang với thị trường lao động.

4.3. Trang tìm việc Careerlink.vn

Đây là trang web có nguồn tuyển dụng công việc dành cho sinh việc cực kỳ đa dạng. Bạn chỉ cần tìm kiếm từ khóa “partime” đã cho ra hàng trăm kết quả. Vì vậy nếu muốn có nhiều lựa chọn công việc để phù hợp với bản thân thì Careerlink.vn là gợi ý hết sức tuyệt vời đó.

Đặc biệt hơn tại đây còn cho phép bạn tạo CV miễn phí chỉ qua những thao tác đơn giản. Đây là một điểm cộng của trang web vì đối tượng sinh viên còn chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tạo CV.

ĐĂNG KÝ NGAY:

4.4. Trang tìm việc Vieclam.tuoitre.vn

Vieclam.tuoitre.vn có tiền thân là báo Tuổi trẻ, chuyên đăng tin tuyển dụng công việc dành cho sinh viên. Tương tự với một số web có giao diện thông minh, bạn có thể lọc công việc dựa trên vị trí, địa điểm và lĩnh vực. 

Nguồn thông tin tuyển dụng tại đây thì cực kỳ dồi dào, bởi mỗi từ khóa tìm kiếm thường ra vài trăm kết quả. Đây là một trang thông tin dành cho mọi đối tượng, đặc biệt là các bạn sinh viên. 

4.5. Trang tìm việc Vietnamworks.com

Đối tượng của Vietnaworks.com khá rộng, dành cho tất cả mọi người muốn tìm kiếm việc làm. Đây là đối tác của nhiều doanh nghiệp và nhãn hàng lớn như: Manulife, Vingroup, Techcombank… Vì thế bạn hoàn toàn có thể tìm được những công việc “xịn” dành cho mình. Tuy nhiên đi kèm với đó là những yêu cầu tiêu chuẩn khá cao về chuyên môn và kỹ năng.

Trang tìm việc này phù hợp hơn với những người đi làm rồi hoặc đã có kinh nghiệm. Nhưng bạn cũng có thể tham khảo một số vị trí yêu cầu không quá cao hoặc tìm hiểu JD công ty mình mơ ước. Để lấy làm tiêu chuẩn giúp bản thân mình cố gắng hơn sau này.

=> ĐĂNG KÝ TEST TRÌNH ĐỘ TIẾNG ANH MIỄN PHÍ

Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc cho bạn đọc về vấn đề liệu sinh viên có nên đi làm thêm hay không. Đây là một chủ đề khá thú vị cũng như cần được chia sẻ cho các bạn sinh viên ngay lúc nào. Đi làm hay không cũng đều có mặt lợi và hại bởi thế hãy dựa trên nhu cầu và năng lực để lựa chọn chính xác nhất nhé. Theo dõi Langmaster để đọc thêm nhiều chia sẻ hữu ích nữa!

Trung tâm tiếng Anh giao tiếp Langmaster

Trung tâm tiếng Anh giao tiếp Langmaster

Langmaster là trung tâm tiếng Anh giao tiếp DUY NHẤT trên thị trường cam kết chuẩn đầu ra theo CEFR. Không chỉ dừng lại ở việc đào tạo tiếng Anh, chúng tôi muốn truyền cảm hứng cho học viên, thay đổi niềm tin và thói quen để trở thành những người thành đạt có trách nhiệm với gia đình và xã hội!

Nội Dung Hot

KHOÁ HỌC TRỰC TUYẾN 1 KÈM 1

Khoá học trực tuyến
1 kèm 1

  • Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
  • Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
  • Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
  • Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
  • Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.

Chi tiết

null

KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM

  • Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
  • Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
  • Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...

Chi tiết

null

KHÓA HỌC OFFLINE TẠI HÀ NỘI

  • Mô hình học ACE: Học chủ động, Rèn luyện năng lực lõi và môi trường học toàn diện
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, cam kết đạt chuẩn về chuyên môn và năng lực giảng dạy.
  • Áp dụng phương pháp: Siêu phản xạ, Lập trình tư duy (NLP), ELC (Học qua trải nghiệm),...
  • Môi trường học tập toàn diện và năng động giúp học viên “đắm mình” vào tiếng Anh và nâng cao kỹ năng giao tiếp.

Chi tiết


Bài viết khác