TỔNG HỢP CÁC PHRASAL VERB THÔNG DỤNG KHI HỌC TIẾNG ANH GIAO TIẾP

Mục lục [Ẩn]

  • I. Phrasal verb là gì?
  • II. Cấu tạo của phrasal verb
  • III. Cách sử dụng của phrasal verb
    • 1.  Phrasal verb là nội động từ, nội động từ không có tân ngữ đi kèm
    • 2. Phrasal verb là ngoại động từ có tân ngữ đi kèm
    • 3. Một số phrasal verb là ngoại động từ thì không thể chèn tân ngữ vào giữa, tân ngữ đứng sau giới từ
    • 4. Một số phrasal verb là ngoại động từ có thể chèn được tân ngữ ở cả 2 vị trí
  • IV. 100+ phrasal verb thông dụng trong tiếng Anh giao tiếp
    • 1. Phrasal verb với Take
    • 2. Phrasal verb với Look
    • 3. Phrasal verb với Turn
    • 4. Phrasal verb với Go 
    • 5. Phrasal verb với Fall
    • 6. Phrasal verb với Make
    • 7. Phrasal verb với Bring
    • 8. Phrasal verb với Break
    • 9. Phrasal verb chứa động từ "(To) be"
    • 10. Phrasal verb với Fill
    • 11. Phrasal verb với Get
    • 12. Phrasal verb với Keep
    • 13. Một số phrasal verb thông dụng khác
  • V. Cách học thuộc phrasal verb đơn giản và hiệu quả nhất
    • 1. Học theo từng chủ đề
    • 2. Học từng cặp động từ
    • 3. Học trong ngữ cảnh
    • 4. Sử dụng flashcard
    • 5. Đọc và nghe những tài liệu bằng tiếng Anh 
    • 6. Thực hành và sử dụng phrasal verb thường xuyên
  • VI. Các lỗi thường gặp của người học tiếng Anh khi dùng phrasal verb và cách khắc phục
    • 1. Không hiểu rõ cách dùng phrasal verb trong văn phong chính xác
    • 2. Sử dụng quá nhiều phrasal verb
    • 3. Không thường xuyên luyện tập
    • 4. Tự nghĩ ra phrasal verb
    • 5. Lỗi sai chính tả
  • VII. Bài tập phrasal verb có đáp án
    • 1. Bài tập
    • 2. Đáp án
  • Kết luận

Phrasal verb (Cụm động từ) trong tiếng Anh thường xuất hiện nhiều trong văn nói cũng như các kỳ thi. Tuy nhiên, cụm động từ trong tiếng Anh rất đa dạng, khó nhớ khiến cho nhiều bạn không biết cách sử dụng. Chính vì thế, hãy cùng Langmaster khám phá các phrasal verb thông dụng ngay dưới đây nhé.

I. Phrasal verb là gì?

Phrasal verb (Cụm động từ) là sự kết hợp giữa một động từ với 1 hoặc hai tiểu từ (particles). Các tiểu từ này có thể là trạng từ (adverb) hoặc giới từ (preposition). Thông thường, sau khi thêm các tiểu từ này vào sau, nghĩa của cụm động từ sẽ thay đổi hoàn toàn. Chẳng hạn, "give up" (từ bỏ) là một phrasal verb, được tạo thành bằng cách kết hợp động từ "give" với giới từ "up". 

Ví dụ:

  • The weather is picking up lately, isn’t it? (Thời tiết có vẻ tốt hơn rồi nhỉ)
  • Can you pick up my friend after football practice? (Bạn có thể đón bạn của tôi sau buổi tập bóng được không)

Thực tế, phrasal verb sử dụng phổ biến trong cả văn nói và văn viết. Các phrasal verb rất quan trọng trong tiếng Anh bởi chúng tạo ra nhiều ý nghĩa khác nhau và thường được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày. Vì thế, để có thể sử dụng tiếng Anh như người bản ngữ thì bạn nhất định học được các phrasal verb thường gặp trong bài viết này nhé.

Xem thêm: TỔNG HỢP KIẾN THỨC VỀ TỪ LOẠI TRONG TIẾNG ANH KHÔNG THỂ BỎ QUA!

II. Cấu tạo của phrasal verb

null

Như đã nói phía trên, phrasal verb bao gồm một động từ và một hoặc nhiều giới từ hoặc phó từ đi kèm. Thông thường, giới từ hoặc phó từ này sẽ thay đổi vị trí trong câu tùy thuộc vào ý nghĩa mà người nói muốn truyền đạt.

Cấu trúc của phrasal verb có thể là:

  1. Động từ + giới từ: Ví dụ: look at (nhìn vào), listen to (nghe), depend on (phụ thuộc vào).
  2. Động từ + phó từ: Ví dụ: walk away (rời đi), run out (hết), speak up (nói to hơn).
  3. Động từ + giới từ + phó từ: Ví dụ: get on with (tiếp tục), look forward to (mong đợi), put up with (chịu đựng).

Với mỗi phrasal verb, sự kết hợp giữa động từ, giới từ và phó từ sẽ tạo ra một nghĩa mới và phải được học và sử dụng trong ngữ cảnh thích hợp để truyền đạt ý nghĩa chính xác.

Xem thêm: CÁC CỤM ĐỘNG TỪ THÔNG DỤNG TRONG TIẾNG ANH

III. Cách sử dụng của phrasal verb

Phrasal verb được sử dụng phổ biến trong tiếng Anh, tuy nhiên cách sử dụng như thế nào? Hãy tham khảo ngay dưới đây:

1.  Phrasal verb là nội động từ, nội động từ không có tân ngữ đi kèm

Ví dụ: 

  • She suddenly showed up (Cô ấy đột ngột xuất hiện)
  • When I grow up, I want to be a teacher (Khi lớn lên, tôi muốn trở thành một giáo viên).

2. Phrasal verb là ngoại động từ có tân ngữ đi kèm

Ví dụ:

  • I am looking for my glasses (Tôi đang tìm kính của mình)
  • I look after my father (Tôi giống với bố tôi)

3. Một số phrasal verb là ngoại động từ thì không thể chèn tân ngữ vào giữa, tân ngữ đứng sau giới từ

Ví dụ: 

  • My brother ran into an old friend yesterday. They are looking into the problem. (Anh trai tôi tình cờ gặp một người bạn cũ ngày hôm qua. Họ đang xem xét vấn đề.)
  • My car broke down at the side of the highway in the snowstorm (Xe của tôi bị hỏng bên lề đường cao tốc trong cơn bão tuyết.)

4. Một số phrasal verb là ngoại động từ có thể chèn được tân ngữ ở cả 2 vị trí

Ví dụ: 

  • “She looked the number up in the phone book.” hoặc “She looked up the number in the phone book.” (Cô tra số trong danh bạ)
  • “My mother wakes up me.” hoặc “My mother wakes me up.” (Mẹ tôi đánh thức tôi)

Xem thêm: ĐỘNG TỪ TRONG TIẾNG ANH LÀ GÌ? (VERB) - PHÂN LOẠI, VỊ TRÍ VÀ BÀI TẬP

IV. 100+ phrasal verb thông dụng trong tiếng Anh giao tiếp

Dưới đây là tổng hợp phrasal verb thông dụng trong tiếng Anh giao tiếp để bạn tham khảo:

1. Phrasal verb với Take

null

1. Take up (Bắt đầu học hoặc thực hành một kỹ năng mới)
Ví dụ: I'm thinking about taking up yoga to improve my flexibility.
(Tôi đang nghĩ đến việc tập yoga để cải thiện sự linh hoạt của mình.)

2. Take over (nắm quyền kiểm soát, chiếm đoạt)
Ví dụ: The new CEO plans to take over the company next month.
(Giám đốc điều hành mới có kế hoạch tiếp quản công ty vào tháng tới.)

3. Take off (cất cánh, bắt đầu thành công)
Ví dụ:
- The plane will take off in 10 minutes.
(Máy bay sẽ cất cánh trong 10 phút nữa.)
- My business really took off after I started advertising online.
(Doanh nghiệp của tôi thực sự phát đạt sau khi tôi bắt đầu quảng cáo trực tuyến.)

4. Take out (rút tiền, đưa ra ngoài, đưa ai đó đi)
Ví dụ:
- Can you take out some money from the ATM?
(Bạn có thể rút một ít tiền từ máy ATM không?)
- Let's take the kids out for pizza tonight.
(Tối nay dẫn bọn trẻ đi ăn pizza nhé.)

5. Take back (nhận lại, thu hồi)
Ví dụ: I need to take back that book I lent you.
(Tôi cần lấy lại cuốn sách mà tôi đã cho bạn mượn.)

6. Take on (đảm nhận, nhận lấy)
Ví dụ: I don't want to take on any more work this week.
(Tôi không muốn đảm nhận thêm bất kỳ công việc nào trong tuần này.)

7. Take in (thu nhận, hiểu được)
Ví dụ: I couldn't take in all the information at once.
(Tôi không thể tiếp nhận tất cả thông tin cùng một lúc.)

8. Take apart (tháo ra thành từng mảnh, phân tích chi tiết)
Ví dụ: I need to take apart this engine to see what's wrong with it.
(Tôi cần phải tháo động cơ này ra để xem có vấn đề gì với nó.)

9. Take down (ghi lại, viết lại)
Ví dụ: Can you take down the address for me? 

10. Take care of (chăm sóc, quản lý)
Ví dụ: You need to take care of my plants while I'm on vacation.
(Bạn cần phải chăm sóc cây của tôi trong khi tôi đang đi nghỉ.)

11. Take sth in stride (đối phó với thách thức một cách bình tĩnh)
Ví dụ: He took the bad news in stride and continued with his work.
(Anh ấy đón nhận tin xấu một cách bình tĩnh và tiếp tục với công việc của mình)

12. Take sth for granted (coi nhẹ, xem thường)
Ví dụ: Don't take your health for granted.
(Đừng coi nhẹ sức khỏe của bạn.)

13. Take a rain check (hẹn lần sau)
Ví dụ: Can I take a rain check on that dinner invitation?
(Tôi có thể hẹn lần sau cho lời mời ăn tối đó không?)

14. Take it easy (thư giãn, bình tĩnh)
Ví dụ: You've been working too hard. You need to take it easy for a while.
(Bạn đã làm việc quá chăm chỉ. Bạn cần phải thư giãn một thời gian.)

15. Take a hike (đi đi, biến đi)
Ví dụ: I told him to take a hike when he asked me to lend him money again.
(Tôi bảo anh ta biến đi khi anh ta yêu cầu tôi cho anh ta vay tiền lần nữa.)

16. Take after (giống ai đó)
Ví dụ: She takes after her mother with her love for music.
(Cô ấy giống mẹ mình ở tình yêu dành cho âm nhạc.)

17. Take advantage of (lợi dụng, tận dụng tình huống để đạt được lợi ích cá nhân):
Ví dụ: He always tries to take advantage of his position to get what he wants.
(Anh ta luôn cố gắng lợi dụng vị trí của mình để đạt được điều mình muốn.)

18. Take to (yêu thích, bắt đầu thích thú và trở nên giỏi ở một môn học hoặc hoạt động)
Ví dụ: She took to playing guitar when she was a teenager.
(Cô bắt đầu yêu thích chơi guitar khi còn là một thiếu niên.)

19. Take in (lừa gạt)
Ví dụ: The scam artist took me in with his convincing story.
(Kẻ lừa đảo đã lừa gạt tôi bằng câu chuyện đầy thuyết phục của anh ta.)

20. Take a chance (liều, dám thử, nắm bắt cơ hội)
Ví dụ: I decided to take a chance and apply for the job even though I didn't meet all the requirements.
(Tôi quyết định nắm bắt cơ hội và nộp đơn xin việc mặc dù tôi không đáp ứng tất cả các yêu cầu.)

Xem thêm: 20 PHRASAL VERB VỚI TAKE THÔNG DỤNG BẠN CẦN BIẾT

2. Phrasal verb với Look

null

1. Look after (chăm sóc)
Ví dụ: She looks after her sick mother.
(Cô ấy chăm sóc mẹ đang bị bệnh.)

2. Look around (nhìn quanh)
Ví dụ: We looked around the new house.
(Chúng tôi đã nhìn quanh ngôi nhà mới.)

3. Look away (nhìn sang phía khác)
Ví dụ: She looked away from the accident.
(Cô ấy nhìn sang phía khác tránh xa tai nạn.)

4. Look back (nhìn lại)
Ví dụ: He looked back at his school days.
(Anh ấy nhìn lại những ngày học trường.)

5. Look down on (coi thường)
Ví dụ: He looks down on people who don't have a degree.
(Anh ta coi thường những người không có bằng cấp.)

6. Look for (tìm kiếm)
Ví dụ: I'm looking for my keys.
(Tôi đang tìm chìa khóa.)

7. Look forward to (mong đợi)
Ví dụ: We're looking forward to our vacation.
(Chúng tôi mong đợi kỳ nghỉ của mình.)

8. Look in on (ghé thăm)
Ví dụ: She looked in on her friend on the way home.
(Cô ấy ghé thăm bạn của mình trên đường về.)

9. Look into (trao đổi, xem xét)
Ví dụ: The company is looking into the problem.
(Công ty đang xem xét vấn đề.)

10. Look out for (cẩn thận, đề phòng)
Ví dụ: Look out for the dog on your way home.
(Cẩn thận trên đường về, có chú chó ở đó.)

11. Look over (xem qua, kiểm tra)
Ví dụ: She looked over the documents before signing them.
(Cô ấy xem qua tài liệu trước khi ký.)

12. Look through (đọc kĩ, xem xét kỹ)
Ví dụ: He looked through the report before submitting it.
(Anh ta đã xem xét kĩ báo cáo trước khi nộp.)

13. Look to (mong muốn, trông mong)
Ví dụ: They are looking to make a profit this year.
(Họ hy vọng kiếm được lợi nhuận trong năm nay.)

14. Look up (tra cứu, tìm kiếm)
Ví dụ: I looked up the word in the dictionary.
(Tôi tra từ đó trong từ điển.)

15. Look up to (ngưỡng mộ, tôn trọng)
Ví dụ: She looks up to her parents as role models.
(Cô ấy ngưỡng mộ bố mẹ mình như là những hình mẫu hướng tới.)

16. Look through (đọc qua, xem qua)
Ví dụ: I need to look through these documents before the meeting.
(Tôi cần xem qua các tài liệu này trước cuộc họp.)

17. Look beyond (nhìn xa hơn)
Ví dụ: You need to look beyond his appearance and get to know him as a person.
(Bạn cần nhìn xa hơn vẻ ngoài của anh ấy và tìm hiểu anh ấy như một con người.)

18. Look upon (coi trọng, xem như)
Ví dụ: He looks upon his job as a privilege.
(Anh ta coi công việc của mình là một đặc quyền.)

19. Look out (cẩn thận, cảnh giác)
Ví dụ: Look out, there's a car coming!
(Cẩn thận, có một chiếc xe đang đến!)

20. Look away (nhìn sang phía khác)
Ví dụ: She looked away when he started talking about his ex-girlfriend.
(Cô nhìn đi chỗ khác khi anh bắt đầu nói về bạn gái cũ của mình.)

Xem thêm: HỌC NGAY 20+ PHRASAL VERB VỚI LOOK PHỔ BIẾN NHẤT

3. Phrasal verb với Turn

null

1. Turn around (quay lại, xoay người)
Ví dụ: She turned around to see who was calling her name.
(Cô ấy quay lại để xem ai đang gọi tên mình.)

2. Turn away (quay đi, từ chối)
Ví dụ: He turned away from the job offer because it didn't pay enough.
(Anh ấy từ chối lời mời làm việc vì họ không trả đủ tiền.)

3. Turn down (từ chối, giảm âm lượng)
Ví dụ: She turned down the invitation to the party because she had other plans.
(Cô ấy từ chối lời mời dự tiệc vì cô ấy đã có kế hoạch khác.)

4. Turn up (xuất hiện, tăng âm lượng)
Ví dụ: He turned up unexpectedly at the party.
(Anh ấy xuất hiện bất ngờ tại bữa tiệc.)

5. Turn off (tắt, làm mất hứng thú)
Ví dụ: The bad smell turned me off from eating the food.
(Mùi hôi khiến tôi không thể ăn thức ăn.)

6. Turn on (bật, làm nóng lên)
Ví dụ: Can you turn on the air conditioning? It's hot in here.
(Bạn có thể bật điều hòa không khí? Ở đây nóng quá.)

7. Turn into (biến thành)
Ví dụ: The caterpillar turned into a butterfly.
(Sâu biến thành bướm.)

8. Turn out (hoá ra)
Ví dụ: It turned out that he was telling the truth all along.
(Hóa ra bấy lâu nay anh đều nói thật.)

9. Turn up (tìm thấy, phát hiện)
Ví dụ: I turned up my lost keys in the kitchen.
(Tôi đã tìm thấy chìa khóa bị mất trong nhà bếp.)

10. Turn over (lật ngược, chuyển giao)
Ví dụ: He turned over a new leaf and started living a healthier lifestyle.
(Anh ấy đã thay đổi và bắt đầu sống một lối sống lành mạnh hơn.)

11. Turn to (hướng tới, xin giúp đỡ)
Ví dụ: When she needed advice, she turned to her best friend.
(Khi cần lời khuyên, cô tìm đến người bạn thân nhất của mình.)

12. Turn in (nộp bài, đi ngủ)
Ví dụ: I need to turn in my essay by midnight.
(Tôi cần nộp bài luận của mình trước nửa đêm.)

13. Turn back (quay trở lại, trở về)
Ví dụ: We had to turn back because the road was closed.
(Chúng tôi phải quay lại vì con đường đã bị đóng.)

14. Turn aside (làm xa đi, tránh né)
Ví dụ: She turned aside to avoid the big puddle on the sidewalk.
(Cô rẽ sang một bên để tránh vũng nước lớn trên vỉa hè.)

15. Turn on to (thích thú, phát hiện ra)
Ví dụ: He turned on to jazz music when he was in college.
(Anh ấy thích nhạc jazz khi còn học đại học.)

16. Turn off to (không thích, không quan tâm)
Ví dụ: She turned off to the idea of studying abroad after hearing about the cost.
(Cô đã từ bỏ ý định đi du học sau khi nghe về chi phí.)

17. Turn up for (tham gia, xuất hiện)
Ví dụ: He didn't turn up for the meeting even though he said he would.
(Anh ấy đã không đến dự cuộc họp mặc dù anh ấy đã nói là sẽ đến.)

18. Turn up with (đến với, mang theo)
Ví dụ: She turned up with a box of chocolates as a gift.
(Cô ấy mang theo một hộp sôcôla như một món quà.)

19. Turn around on (phụ thuộc vào, thay đổi tư thế)
Ví dụ: The whole plan turned around on the availability of the budget.
(Toàn bộ kế hoạch phụ thuộc vào sự sẵn có của ngân sách.)

20. Turn round (quay lại, xoay người)
Ví dụ: He turned round and walked away without saying a word.
(Anh ấy quay người bước đi không nói một lời.)

Xem thêm: 40+ PHRASAL VERB VỚI TURN THÔNG DỤNG BẠN BIẾT CHƯA?

4. Phrasal verb với Go 

1. Go on (tiếp tục)
Ví dụ: Please go on with your story, I'm interested in hearing more.
(Hãy tiếp tục với câu chuyện của bạn, tôi muốn nghe nhiều hơn.)

2. Go over (xem lại, kiểm tra)
Ví dụ: I need to go over my notes before the exam.
(Tôi cần xem qua các ghi chép của mình trước kỳ thi.)

3. Go through (trải qua, trải nghiệm)
Ví dụ: She went through a difficult time after losing her job.
(Cô đã trải qua một thời gian khó khăn sau khi mất việc.)

4. Go out (đi chơi, hẹn hò)
Ví dụ: They went out for dinner to celebrate their anniversary.
(Họ đi ăn tối để chúc mừng ngày kỷ niệm của họ.)

5. Go off (nổ, reo chuông)
Ví dụ: The alarm clock went off at 6 am.
(Đồng hồ báo thức kêu lúc 6 giờ sáng.)

6. Go along (đi cùng, đồng ý)
Ví dụ: I'll go along with your plan if you explain it to me.
(Tôi sẽ đồng ý với kế hoạch của bạn nếu bạn giải thích nó cho tôi.)

7. Go for (thích, chọn)
Ví dụ: She decided to go for the blue dress instead of the red one.
(Cô quyết định chọn chiếc váy màu xanh thay vì màu đỏ.) 

8. Go without (không có, thiếu)
Ví dụ: We had to go without electricity for two days during the storm.
(Chúng tôi đã phải mất điện trong hai ngày trong cơn bão.)

9. Go in for (thích, tham gia)
Ví dụ: She goes in for swimming and yoga to stay fit.
(Cô ấy đi bơi và tập yoga để giữ dáng.)

10. Go back (trở lại, quay về)
Ví dụ: He went back to his hometown after living abroad for 10 years.
(Anh trở về quê hương sau 10 năm sống ở nước ngoài.)

11. Go by (tuân theo, trôi qua)
Ví dụ: We should go by the rules and not cheat.
(Chúng ta nên tuân theo các quy tắc và không gian lận.)

12. Go against (đối lập, chống lại)
Ví dụ: This goes against everything we believe in.
(Điều này đi ngược lại tất cả những gì chúng ta tin vào.)

13. Go up (tăng lên)
Ví dụ: The price of gasoline has gone up recently.
(Giá xăng đã tăng lên gần đây.)

15. Go down (giảm xuống)
Ví dụ: The temperature has gone down since yesterday.
(Nhiệt độ đã giảm kể từ hôm qua.)

16. Go on with (tiếp tục)
Ví dụ: He ignored the interruption and went on with his presentation.
(Anh phớt lờ sự gián đoạn và tiếp tục bài thuyết trình của mình.)

17. Go around (lưu thông, quanh quẩn)
Ví dụ: There is a lot of traffic going around the city.
(Có rất nhiều giao thông lưu thông quanh thành phố.)

18. Go for it (làm điều gì mạnh mẽ, quyết tâm)
Ví dụ: You have the skills to win, so go for it!
(Bạn có những kỹ năng để giành chiến thắng, vì vậy hãy làm điều đó!)

19. Go by (được biết đến bởi)
Ví dụ: He goes by the name "Max" but his real name is "Maxwell".
(Anh ấy được biết đến bởi tên là "Max" nhưng tên thật của anh ấy là "Maxwell".)

20. Go after (đuổi theo, săn đuổi)
Ví dụ: The police went after the thief but he managed to escape.
(Cảnh sát đuổi theo tên trộm nhưng hắn đã trốn thoát.)

21. Go into (nghiên cứu, thảo luận)
Ví dụ: We need to go into more detail before making a decision.
(Chúng ta cần đi vào chi tiết hơn trước khi đưa ra quyết định.)

Xem thêm: TỔNG HỢP 20+ PHRASAL VERB VỚI GO

5. Phrasal verb với Fall

null

1. Fall apart (đổ vỡ, tan rã)
Ví dụ: The old building was falling apart and needed to be demolished.
(Tòa nhà cũ đã sụp đổ và cần phải được phá bỏ.)

2. Fall for (tin, yêu)
Ví dụ: She fell for him the moment she met him.
(Cô đã yêu anh ngay khi gặp anh.)

3. Fall in with (hợp tác, đồng ý)
Ví dụ: They fell in with the plan and started working on it immediately.

4. Fall out (rơi ra, xảy ra tranh cãi)
Ví dụ: His tooth fell out while he was eating an apple. They fell out over a silly argument.

5. Fall through (thất bại, không thành công)
Ví dụ: The deal fell through at the last minute due to a disagreement.
(Thỏa thuận đã thất bại vào phút cuối do bất đồng.)

6. Fall back on (dựa vào)
Ví dụ: If his business fails, he can fall back on his savings.
(Nếu công việc kinh doanh của anh ấy thất bại, anh ấy có thể dựa vào số tiền tiết kiệm của mình.)

7. Fall behind (đứng sau, chậm tiến độ)
Ví dụ: He fell behind in his studies and had to work harder to catch up.
(Anh ấy bị tụt hậu trong học tập và phải học chăm chỉ hơn để bắt kịp.)

8. Fall in love (yêu)
Ví dụ: They fell in love during their trip to Italy.
(Họ phải lòng nhau trong chuyến du lịch đến Ý.)

9. Fall off (rơi xuống, giảm bớt)
Ví dụ: The number of visitors to the museum has fallen off in recent years.
(Số lượng du khách đến bảo tàng đã giảm trong những năm gần đây.)

Xem thêm: 10+ PHRASAL VERB WITH GIVE BẠN NÊN BIẾT

6. Phrasal verb với Make

null

1. Make up (bịa chuyện, trang điểm, bù đắp)
Ví dụ:
- She made up a story to explain her absence.
(Cô bịa ra một câu chuyện để giải thích sự vắng mặt của mình.)
- She spent an hour making herself up for the party.
(Cô ấy đã dành một giờ để trang điểm cho bữa tiệc.)
- The company will make up for the lost time by working overtime.
(Công ty sẽ bù đắp thời gian đã mất bằng cách làm thêm giờ.)

2. Make out (nhận ra, hiểu, đọc)
Ví dụ:
- I can't make out what he's saying.
(Tôi không thể hiểu anh ấy đang nói gì.)
- Can you make out the small print in this document?
(Bạn có thể đọc được chữ in nhỏ trong tài liệu này không?)

3. Make for (đi về phía, tấn công)
Ví dụ:
- The cat made for the door when it heard the noise.
(Con mèo đi ra phía cửa khi nghe thấy tiếng động.)
- The troops made for the enemy's stronghold.
(Đội quân tấn công vào thành trì của kẻ thù.)

4. Make do (giải quyết với những gì có sẵn)
Ví dụ: We had to make do with what we had in the fridge.
(Chúng tôi phải nấu ăn với những gì chúng tôi có trong tủ lạnh.)

5. Make off (tẩu thoát)
Ví dụ: The thief made off with the jewelry while the owner was away.
(Tên trộm đã tẩu thoát cùng với đồ trang sức khi người chủ đi vắng.)

6. Make over (đổi mới, sửa chữa)
Ví dụ: They made over the old house and turned it into a cozy bed and breakfast.
(Họ cải tạo lại ngôi nhà cũ và biến nó thành một nhà nghỉ chỉ phục vụ bữa sáng ấm cúng.)

7. Make up for (bù đắp, đền bù)
Ví dụ: He tried to make up for his mistake by working harder than ever.
(Anh cố gắng bù đắp lỗi lầm của mình bằng cách làm việc chăm chỉ hơn bao giờ hết.)

8. Make out with (có mối quan hệ tình cảm)
Ví dụ: They made out with each other at the party.
(Họ có mối quan hệ tình cảm với nhau tại bữa tiệc.)

9. Make up with (hàn gắn quan hệ, làm lành)
Ví dụ: After a big fight, they made up with each other and became friends again.
(Sau một cuộc chiến lớn, họ đã làm lành với nhau và trở thành bạn bè một lần nữa.)

10. Make into (biến đổi, chuyển đổi)
Ví dụ: The artist made the old church into a beautiful gallery.
(Người nghệ sĩ đã biến nhà thờ cũ thành một phòng trưng bày tuyệt đẹp.)

Xem thêm: CÁC PHRASAL VERB VỚI MAKE THƯỜNG DÙNG NHẤT

7. Phrasal verb với Bring

null

1. Bring up (nuôi dưỡng, đề cập đến)
Ví dụ:
- He was brought up by his grandparents.
(Anh ấy đã được nuôi nấng bởi ông bà của mình.)
- She brought up the topic of salary in the meeting.
(Cô ấy đưa ra chủ đề về tiền lương trong cuộc họp.)

2. Bring on (gây ra (hậu quả không mong muốn))
Ví dụ:
- The rainy weather brought on my headache.
(Trời mưa làm tôi đau đầu.)
- Eating too much sugar can bring on diabetes.
(Ăn nhiều đường có thể gây ra bệnh tiểu đường.)

3. Bring about (gây ra, mang lại)
Ví dụ:
- The new regulations brought about many changes in the company.
(Các quy định mới mang lại nhiều thay đổi trong công ty.)
- The protests brought about political reform.
(Các cuộc biểu tình gây ra cải cách chính trị.)

4. Bring down (đánh bại, làm suy yếu)
Ví dụ:
- The opposition party tried to bring down the ruling government.
(Đảng đối lập đã cố gắng hạ bệ chính phủ cầm quyền.)
- The scandal brought down the CEO of the company.
(Vụ bê bối đã hạ bệ CEO của công ty.)

5. Bring along (đem theo)
Ví dụ:
- Don't forget to bring along your ID card.
(Đừng quên mang theo CMND.)
- She brought her sister along to the party.
(Cô ấy đưa em gái của cô ấy cùng đến bữa tiệc.)

6. Bring out (đưa ra, bày tỏ, sản xuất, làm cho cái gì trở nên rõ ràng hoặc tỏa sáng hơn, đưa ra hoặc thúc đẩy)
Ví dụ:
- The artist's new exhibition brings out the beauty of nature in a unique way.
(Triển lãm mới của nghệ sĩ làm nổi bật vẻ đẹp của thiên nhiên theo một cách độc đáo.)
- The new collection brought out by the designer is stunning.
(Bộ sưu tập mới do nhà thiết kế mang đến thật tuyệt vời.)

7. Bring in (kiếm tiền, giới thiệu, thuê)
Ví dụ:
- The company brought in a lot of profits last year.
(Công ty đã kiếm được rất nhiều lợi nhuận trong năm ngoái.)
- The manager brought in a new employee to the team.
(Người quản lý đã giới thiệu một nhân viên mới vào nhóm.)

8. Bring to (đưa ai đó tỉnh lại sau khi ngất xỉu)
Ví dụ: They had to bring him to the hospital after he fainted.
(Họ phải đưa anh ta đến bệnh viện sau khi anh ta ngất đi.)

9. Bring round (làm cho ai đó đổi ý)
Ví dụ: After some convincing, she managed to bring him round to her point of view.
(Sau một hồi thuyết phục, cô đã thuyết phục được anh ta về quan điểm của mình.)

10. Bring up to date (cập nhật, nâng cấp)
Ví dụ: We need to bring up the website to date with the latest features.
(Chúng tôi cần cập nhật trang web với các tính năng mới nhất.)

Xem thêm: 15 PHRASAL VERB VỚI BRING PHỔ BIẾN NHẤT

8. Phrasal verb với Break

null

1. Break up (chia tay, phá vỡ, giải tán)
Ví dụ:
- They broke up after being in a relationship for five years.
(Họ chia tay sau 5 năm yêu nhau.)
- The police had to break up the fight.
(Cảnh sát đã phải giải tán cuộc đánh nhau.)

2. Break down (hỏng, đổ vỡ, suy giảm, phân tích chi tiết)
Ví dụ:
- My car broke down on the way to work this morning.
(Xe của tôi bị hỏng trên đường đi làm sáng nay.)
- The negotiations broke down due to a lack of agreement.
(Cuộc đàm phán đổ vỡ do không đạt được thỏa thuận.)

3. Break in (đột nhập, phá vỡ, làm mềm điều gì đó mới bằng cách sử dụng nó một vài lần)
Ví dụ:
- Someone broke in and stole my laptop last night.
(Ai đó đã đột nhập và lấy cắp máy tính xách tay của tôi đêm qua.)
- It takes some time to break in a new pair of shoes so they feel comfortable to wear.
(Phải mất một thời gian để làm mềm một đôi giày mới để họ cảm thấy thoải mái khi mang..)

4. Break out (bùng nổ, trốn thoát)
Ví dụ:
- The prisoners broke out of jail and are still on the loose.
(Các tù nhân đã vượt ngục và vẫn đang tự do.)
- A rash broke out on her skin after using a new lotion.
(Da của cô ấy bị phát ban sau khi sử dụng một loại kem dưỡng da mới.)

5. Break away (tách rời, ly khai, chia tay, rời nhóm)
Ví dụ:
- The province decided to break away from the country and form its own government.
(Tỉnh quyết định ly khai khỏi đất nước và thành lập chính phủ của riêng mình.)
- The rebel group broke away from the main organization and formed a new one.
(Nhóm phiến quân đã tách khỏi tổ chức chính và thành lập một tổ chức mới.)

6. Break off (cắt đứt, chấm dứt, rút lui)
Ví dụ:
- The negotiations broke off after hours of discussion without reaching an agreement.
(Cuộc đàm phán chấm dứt sau nhiều giờ thảo luận mà không đạt được sự đồng thuận.)
- He broke off the engagement and returned the ring to her.
(Anh hủy bỏ hôn ước và trả lại nhẫn cho cô.)

7. Break through (xuyên qua, đột phá)
Ví dụ:
- The army was finally able to break through the enemy lines and win the battle.
(Cuối cùng nghĩa quân đã chọc thủng được phòng tuyến của địch và giành thắng lợi.)
- The company's new product was able to break through the market and gain a large share of customers.
(Sản phẩm mới của công ty có khả năng bứt phá trên thị trường và chiếm được thị phần khách hàng lớn.)

Xem thêm: 15 PHRASAL VERB WITH PUT THƯỜNG GẶP NHẤT

9. Phrasal verb chứa động từ "(To) be"

null

1. Be after (tìm kiếm, theo đuổi)
Ví dụ:
- I think he's after a promotion.
(Tôi nghĩ rằng anh ấy đang tìm kiếm một sự thăng chức.)
- The police are after the bank robbers.
(Cảnh sát đang đuổi theo những tên cướp ngân hàng.)

2. Be down (trầm cảm, buồn bã)
Ví dụ:
- She's been feeling down since she broke up with her boyfriend.
(Cô ấy đã cảm thấy suy sụp kể từ khi cô ấy chia tay bạn trai cũ.)
- I was feeling a bit down yesterday.
(Tôi đã cảm thấy một chút buồn bã ngày hôm qua.)

3. Be in for (chuẩn bị đối mặt với điều gì đó không tốt)
Ví dụ: We're in for a storm this weekend.
(Chúng tôi đang chuẩn bị đối mặt với một cơn bão vào cuối tuần này.)

4. Be out of (hết, không còn nữa)
Ví dụ:
- I'm out of milk, so I need to go to the store.
(Tôi hết sữa nên tôi cần phải đi siêu thị.)
- He's out of patience with his boss.
(Anh ấy hết kiên nhẫn với sếp rồi.)

5. Be up to (làm điều gì đó, đang dự định làm gì đó)
Ví dụ
- What are you up to this weekend?
(Bạn định làm gì vào cuối tuần này?)
- I'm not sure what he's up to, but it can't be good.
(Tôi không chắc anh ấy định làm gì, nhưng nó không thể tốt được.)

Xem thêm: CÁCH NHẬN BIẾT DANH TỪ, ĐỘNG TỪ, TÍNH TỪ, TRẠNG TỪ TRONG TIẾNG ANH

10. Phrasal verb với Fill

null

1. Fill up (đổ đầy, làm đầy)
Ví dụ: Can you fill up my glass with water, please?
(Bạn có thể đổ đầy ly nước của tôi được không?)

2. Fill in (điền vào (mẫu đơn, biểu mẫu))
Ví dụ: Can you please fill in your name and address on the form?
(Bạn có thể vui lòng điền tên và địa chỉ của bạn vào mẫu đơn được không?)

3. Fill out (hoàn thành (mẫu đơn, biểu mẫu))
Ví dụ: I need to fill out this application for a job.
(Tôi cần hoàn thành đơn xin việc này.)

4. Fill in for (thay thế ai đó trong việc làm gì đó)
Ví dụ: John is sick today, so I have to fill in for him at work.
(John bị ốm hôm nay, vì vậy tôi phải thay thế anh ấy tại nơi làm việc.)

5. Fill with (đầy với cái gì đó)
Ví dụ: The vase was filled with beautiful flowers.
(Chiếc lọ chứa đầy những bông hoa xinh đẹp.)

11. Phrasal verb với Get

null

1. Get up (thức dậy)
Ví dụ: I usually get up at 6 am to go to work.
(Tôi thường thức dậy lúc 6 giờ sáng để đi làm.)

2. Get on (lên tàu, máy bay, xe bus,...)
Ví dụ: We need to get on the bus before it leaves.
(Chúng ta cần lên xe buýt trước khi nó rời đi.)

3. Get off (xuống tàu, máy bay, xe bus,...)
Ví dụ: We have to get off the train at the next stop.
(Chúng ta phải xuống tàu ở điểm dừng tiếp theo.)

4. Get over (vượt qua, khắc phục)
Ví dụ:
- It took me a long time to get over the loss of my dog.
(Tôi đã mất một thời gian dài để vượt qua nỗi đau mất con chó của mình.)
- She needs to get over her fear of public speaking.
(Cô ấy cần khắc phục nỗi sợ nói trước công chúng.)

5. Get along with (hòa hợp, có quan hệ tốt với ai đó)
Ví dụ: I get along with my colleagues at work.
(Tôi hòa đồng với các đồng nghiệp của tôi tại nơi làm việc.)

6. Get away (trốn thoát, đi xa)
Ví dụ:
- The thief got away before the police arrived.
(Tên trộm đã biến mất trước khi cảnh sát đến.)
- We need to get away from the city for a weekend.
(Chúng ta cần đi xa khỏi thành phố trong một ngày cuối tuần.)

7. Get by (xoay xở, sống qua ngày)
Ví dụ: She is having a hard time getting by on her small salary.
(Cô ấy đang gặp khó khăn xoay xở với mức lương ít ỏi của mình.)

8. Get together (tụ tập, họp mặt)
Ví dụ: Let's get together for dinner this weekend.
(Hãy cùng tụ tập ăn tối vào cuối tuần này.)

Xem thêm: TỔNG HỢP 15+ PHRASAL VERB WITH GET HỮU DỤNG

12. Phrasal verb với Keep

null

1. Keep up (tiếp tục, duy trì, cố gắng theo kịp)
Ví dụ:
- She needs to keep up her English practice to improve her skills.
(Cô ấy cần tiếp tục luyện tập tiếng Anh để cải thiện kỹ năng của mình.)
- He is trying to keep up with the fast-paced changes in the industry.
(Anh ấy đang cố gắng theo kịp những thay đổi nhanh chóng trong ngành.)

2. Keep on (tiếp tục, làm gì đó một cách liên tục)
Ví dụ:
- She kept on talking even though nobody was listening.
(Cô ấy tiếp tục nói mặc dù không có ai lắng nghe.)
- He kept on working late into the night to finish the project.
(Anh ấy làm việc liên tục đến tận đêm khuya để hoàn thành dự án)

3. Keep away (tránh xa)
Ví dụ: He kept away from his ex-girlfriend after their breakup.
(Anh tránh xa bạn gái cũ sau khi họ chia tay.)

4. Keep in (giữ lại, không cho phép đi ra ngoài)
Ví dụ: Please keep the cat in the house until we get back.
(Vui lòng giữ con mèo trong nhà cho đến khi chúng tôi quay lại.)

5. Keep to (tuân thủ, giữ vững)
Ví dụ: He needs to keep to the rules of the company.
(Anh ấy cần tuân thủ các quy tắc của công ty.)

6. Keep from (ngăn cản, không cho phép)
Ví dụ: He tried to keep his daughter from going out with her new boyfriend.
(Ông ấy cố ngăn con gái mình đi chơi với bạn trai mới.)

6. Keep out (không cho vào, không cho phép tham gia)
Ví dụ:
- The sign says "Keep Out" so we should not go inside.
(Biển báo "Tránh ra" vì vậy chúng ta không nên vào bên trong.)
- He was kept out of the meeting because he didn't have the required documents.
(Anh ấy đã không được phép tham gia cuộc họp vì anh ấy không có các tài liệu cần thiết.)

Xem thêm: KEEP UP WITH: ĐỊNH NGHĨA, CẤU TRÚC VÀ BÀI TẬP (CÓ ĐÁP ÁN)

13. Một số phrasal verb thông dụng khác

null

1. Call off (hủy bỏ)
Ví dụ: The concert was called off due to the bad weather.
(Buổi hòa nhạc đã bị huỷ bỏ do thời tiết xấu.)

2. Come across (tình cờ gặp)
Ví dụ: I came across an old friend from high school at the supermarket.
(Tôi tình cờ gặp một người bạn cũ thời trung học ở siêu thị.)

Xem thêm: 20+ PHRASAL VERB VỚI COME THÔNG DỤNG NHẤT

3. Come up with (nghĩ ra, đưa ra)
Ví dụ:
- She came up with a brilliant idea for the project.
(Cô ấy đã đưa ra một ý tưởng tuyệt vời cho dự án.)
- He came up with a plan to save the company.
(Anh ấy đã đưa ra một kế hoạch để cứu lấy công ty.)

4. Cut down on (giảm bớt, cắt giảm)
Ví dụ: She needs to cut down on her caffeine intake to improve her sleep.
(Cô ấy cần cắt giảm lượng caffein để cải thiện giấc ngủ.)

5. Figure out (tìm hiểu, giải quyết)
Ví dụ:
- Can you help me figure out how to use this new software?
(Bạn có thể giúp tôi tìm hiểu cách sử dụng phần mềm mới này không?)
- She needs to figure out that problem.
(Cô ấy cần giải quyết vấn đề đó.)

6. Hang out (đi chơi)
Ví dụ: They like to hang out at the coffee shop after work.
(Họ thích đi chơi ở quán cà phê sau giờ làm việc.)

7. Put off (hoãn lại)
Ví dụ: They had to put off the wedding until next year because of the pandemic.
(Họ phải hoãn đám cưới sang năm sau vì đại dịch.)

8. Pick up (nhặt lên, đón, học nhanh, cải thiện, gia tăng đột biến)
Ví dụ:
- Nhặt lên: I saw a dollar bill on the sidewalk and picked it up.
(Tôi nhìn thấy một tờ đô la trên vỉa hè và nhặt nó lên.)
- Đón ai đó: Can you pick me up from the airport?
(Bạn có thể đón tôi từ sân bay không?)
- Học nhanh, nắm bắt thông tin: She is really good at picking up new languages.
(Cô ấy thực sự giỏi trong việc học ngôn ngữ mới.)
- Cải thiện, trở nên tốt hơn: Business is picking up after a slow start to the year.
(Công việc kinh doanh đang khởi sắc sau một khởi đầu chậm chạp trong năm.)
- Gia tăng đột biến: The wind started to pick up, so we decided to head back to shore.
(Gió bắt đầu nổi lên nên chúng tôi quyết định quay trở lại bờ.)

9. Run into (gặp gỡ tình cờ)
Ví dụ: I ran into an old friend at the grocery store.
(Tôi tình cờ gặp một người bạn cũ ở cửa hàng tạp hóa.)

10. Set up (thiết lập, lắp đặt, thành lập)
Ví dụ:
- They set up a new business in the city center.
(Họ thành lập một doanh nghiệp mới ở trung tâm thành phố.)
- He set up the computer system for the office.
(Anh ấy thiết lập hệ thống máy tính cho văn phòng.)

ĐĂNG KÝ NGAY:

V. Cách học thuộc phrasal verb đơn giản và hiệu quả nhất

Học thuộc phrasal verb là một quá trình tương đối tốn thời gian và công sức, yêu cầu người học cần phải kiên trì và chăm chỉ. Bên cạnh đó, để có thể đạt được kết quả tốt, người học cũng cần phải áp dụng phương pháp học đúng. Dưới đây là một số bí quyết học thuộc phrasal verb đơn giản và hiệu quả nhất giúp học 1000 phrasal verb thông dụng:

1. Học theo từng chủ đề

Phân loại các phrasal verb theo chủ đề sẽ giúp bạn dễ dàng học và nhớ chúng hơn. Ví dụ, học các phrasal verb liên quan đến việc ăn uống như "eat out" (đi ăn ngoài), "take away" (mua mang về) hoặc các phrasal verb liên quan đến việc du lịch như "check in" (làm thủ tục nhận phòng) hoặc "set off" (khởi hành).

2. Học từng cặp động từ

Học từng cặp động từ phrasal verb giúp bạn nắm bắt được cấu trúc và ý nghĩa của phrasal verb một cách hiệu quả. Khi học từng cặp động từ, bạn có thể so sánh và phân biệt được các phrasal verb khác nhau dựa trên giới từ hoặc phó từ đi kèm. Ví dụ, "look for" và "look after" đều có động từ là "look", nhưng nghĩa của chúng hoàn toàn khác nhau.

Ngoài ra, khi học phrasal verb theo từng cặp động từ, bạn có thể sử dụng chúng trong giao tiếp hàng ngày một cách tự nhiên hơn, thay vì chỉ đơn thuần học những từ một cách cơ bản.

3. Học trong ngữ cảnh

Học phrasal verb trong ngữ cảnh là cách hiệu quả nhất để bạn hiểu và sử dụng phrasal verb một cách tự nhiên và chính xác. Khi học phrasal verb chỉ riêng từng từ, bạn có thể hiểu được nghĩa cơ bản của chúng, nhưng sẽ khó để bạn sử dụng chúng một cách chính xác và tự nhiên trong giao tiếp hàng ngày.

Học phrasal verb trong ngữ cảnh còn giúp bạn tránh được những sai lầm phổ biến khi sử dụng phrasal verb. Một số phrasal verb có nhiều ý nghĩa khác nhau và có thể dễ dàng bị nhầm lẫn, nếu bạn không hiểu rõ ngữ cảnh. Ví dụ, "put off" có thể có nghĩa là hoãn lại, nhưng cũng có thể có nghĩa là làm ai đó chán ngấy hoặc không muốn làm điều gì đó nữa. Nếu bạn không hiểu rõ ngữ cảnh, bạn có thể dễ dàng sử dụng sai nghĩa của phrasal verb và dẫn đến sự hiểu lầm trong giao tiếp.

4. Sử dụng flashcard

Sử dụng flashcard là một trong những cách hiệu quả để học phrasal verb. Flashcard là các thẻ bài nhỏ có in chữ hoặc hình ảnh trên đó, giúp bạn học tập một cách hấp dẫn và nhanh chóng.

Hãy ghi chú các phrasal verb trên một flashcard, viết động từ ở phía trước và giới từ hoặc phó từ ở phía sau. Sau đó, đặt chúng ở một nơi dễ nhìn và lật qua lại để học thuộc.

5. Đọc và nghe những tài liệu bằng tiếng Anh 

Khi đọc và nghe tài liệu bằng tiếng Anh, bạn sẽ gặp phải nhiều từ vựng mới và phrasal verb. Điều này giúp bạn mở rộng vốn từ vựng của mình và nâng cao khả năng sử dụng phrasal verb một cách tự nhiên. Người học cũng sẽ hiểu được ngữ cảnh và cách sử dụng phrasal verb trong một môi trường thực tế và biết cách phát âm đúng.

6. Thực hành và sử dụng phrasal verb thường xuyên

Thực hành sử dụng phrasal verb trong giao tiếp hàng ngày sẽ giúp bạn nhớ chúng nhanh hơn và áp dụng chúng một cách tự nhiên. Ngoài ra, khi sử dụng phrasal verb thường xuyên, bạn sẽ phát triển tư duy ngôn ngữ và cách sử dụng ngôn ngữ một cách tự nhiên. 

Xem thêm:

=> TRANSITIVE VERB - NGOẠI ĐỘNG TỪ TRONG TIẾNG ANH

=> NỘI ĐỘNG TỪ (INTRANSITIVE VERB): CÁCH DÙNG VÀ BÀI TẬP CÓ ĐÁP ÁN

null

VI. Các lỗi thường gặp của người học tiếng Anh khi dùng phrasal verb và cách khắc phục

1. Không hiểu rõ cách dùng phrasal verb trong văn phong chính xác

Một số người học tiếng Anh có thể không biết cách sử dụng phrasal verb trong văn phong chính xác. Điều này có thể khiến văn bản hoặc câu nói trở nên không chính xác hoặc thiếu chuyên nghiệp. Ví dụ, người học có thể sử dụng động từ sai hoặc không sử dụng giới từ phù hợp. Để khắc phục, người học nên đọc nhiều tài liệu bằng tiếng Anh và học kỹ cách sử dụng phrasal verb trong các tình huống khác nhau, từ văn phong hội thoại đến văn phong chuyên nghiệp.

2. Sử dụng quá nhiều phrasal verb

Một số người học tiếng Anh có thể sử dụng quá nhiều phrasal verb trong bài nói hoặc bài viết của họ. Điều này có thể khiến bài viết hoặc bài nói trở nên khó hiểu hoặc gây sự nhàm chán cho người nghe hoặc đọc. Để khắc phục, người học nên học cách sử dụng phrasal verb một cách hợp lýcân đối trong các bài nói hoặc bài viết của mình.

3. Không thường xuyên luyện tập

Một số người học tiếng Anh không thường xuyên luyện tập sử dụng phrasal verb, dẫn đến quên phrasal verb hoặc không thể sử dụng phrasal verb một cách tự nhiên. Để khắc phục, người học nên thường xuyên luyện tập sử dụng phrasal verb và tạo các câu ví dụ để tăng khả năng nhớ và sử dụng phrasal verb một cách tự nhiên.

4. Tự nghĩ ra phrasal verb

Một số người học tiếng Anh thậm chí còn tự nghĩ ra phrasal verb của riêng mình, nhưng thực chất, chúng đôi khi không được sử dụng trong tiếng Anh hoặc mang nghĩa khác xa phỏng đoán. Để khắc phục lỗi này, bạn nên học phrasal verb từ các nguồn đáng tin cậytham khảo ở các ngữ cảnh thực tế.

5. Lỗi sai chính tả

Đây cũng là một lỗi tương đối phổ biến khi sử dụng phrasal verb. Ví dụ, người học có thể viết "turn up" thành "tern up". Để khắc phục lỗi này, bạn nên luôn kiểm tra chính tả và sử dụng các công cụ kiểm tra chính tả trực tuyến hoặc từ điển chính thống.

ĐĂNG KÝ NGAY:

VII. Bài tập phrasal verb có đáp án

1. Bài tập

Bài tập 1: Chọn phrasal verb phù hợp

1. She (came up with/ came into/ went back) a solution.

2. Could you (point out/ find out/ turn out) what time they need to arrive?

3. My children (come up/ come down/ come to) with an ear infection even before their first birthday.

4. Most people (get up/ get out/ get over) a cold within two weeks.

5. I can’t wait to (get back/ get off/ get rid of) that ugly old couch.

Bài tập 2: Điền phrasal verb thích hợp vào chỗ trống

1. Could my friend ………. this application form, please?

2. I’ll never talk to you again. We ……….!

3. If he doesn't ………., we can’t hear you.

4. She is tired because she ………. too late last night.

5. The plane ………. late because of the bad weather.

2. Đáp án

Bài tập 1

1. came up with

2. find out

3. come down

4. get over

5. get rid of

Bài tập 2

1. fills in

2. are through

3. speak up

4. stayed out

5. takes off / took off

Kết luận

Như vậy, bài viết trên đã đưa ra các phrasal verb thông dụng nhất trong tiếng Anh cùng các bài tập phrasal verb lớp 9 để bạn có thể tham khảo và luyện tập. Hy vọng sẽ giúp bạn nâng cao trình độ tiếng anh của mình hơn nhé. Ngoài ra, đừng quên truy cập Langmaster thường xuyên để cập nhật các bài học tiếng Anh mới nhất mỗi ngày nhé.

Trung tâm tiếng Anh giao tiếp Langmaster

Trung tâm tiếng Anh giao tiếp Langmaster

Langmaster là trung tâm tiếng Anh giao tiếp DUY NHẤT trên thị trường cam kết chuẩn đầu ra theo CEFR. Không chỉ dừng lại ở việc đào tạo tiếng Anh, chúng tôi muốn truyền cảm hứng cho học viên, thay đổi niềm tin và thói quen để trở thành những người thành đạt có trách nhiệm với gia đình và xã hội!

Nội Dung Hot

KHOÁ HỌC TRỰC TUYẾN 1 KÈM 1

Khoá học trực tuyến
1 kèm 1

  • Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
  • Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
  • Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
  • Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
  • Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.

Chi tiết

null

KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM

  • Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
  • Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
  • Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...

Chi tiết

null

KHÓA HỌC OFFLINE TẠI HÀ NỘI

  • Mô hình học ACE: Học chủ động, Rèn luyện năng lực lõi và môi trường học toàn diện
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, cam kết đạt chuẩn về chuyên môn và năng lực giảng dạy.
  • Áp dụng phương pháp: Siêu phản xạ, Lập trình tư duy (NLP), ELC (Học qua trải nghiệm),...
  • Môi trường học tập toàn diện và năng động giúp học viên “đắm mình” vào tiếng Anh và nâng cao kỹ năng giao tiếp.

Chi tiết


Bài viết khác