ĐẦU XUÂN KHAI TRÍ - HỌC TIẾNG ANH HẾT Ý

GIẢM GIÁ LÊN ĐẾN 10.000.000Đ

Ưu đãi cực HOT, bấm nhận ngay!

10+ BÍ QUYẾT TẠO ĐỘNG LỰC HỌC TIẾNG ANH CHO BÉ BA MẸ NÊN ÁP DỤNG

Ba mẹ đang tìm kiếm cách tạo động lực học tiếng Anh hiệu quả để con phát triển kỹ năng ngôn ngữ? Vì sao thử mọi cách mà trẻ vẫn không thích học tiếng Anh? Đây là những câu hỏi khiến phụ huynh đau đầu trong quá trình nuôi dạy trẻ.

Hiểu được điều đó, tiếng Anh giao tiếp Langmaster bật mí với ba mẹ 10+ bí quyết tạo động lực học tiếng Anh hay nhất, khơi gợi sự thích thú của con với tiếng Anh. Đồng thời, cùng khám phá điều gì khiến con thích và không thích học tiếng Anh trong bài viết dưới đây nhé!

I. Điều gì khiến bé có động lực học tiếng Anh?

Lý do khiến bé có động lực học tiếng Anh

Lý do khiến bé có động lực học tiếng Anh

1. Động lực bên trong (Vì bé thích học, thích khám phá)

Động lực bên trong đến từ niềm yêu thích thực sự của bé đối với việc học ngôn ngữ. Bé thích học, thích khám phá, vui chơi và tiến bộ. Đặc biệt, bé thích tiếng Anh và tận hưởng quá trình chinh phục ngôn ngữ này.

Đây chính là động lực tốt nhất mà cha mẹ nên xây dựng cho trẻ. Động lực bên trong giúp bé đạt được nhiều thành tựu hơn khi học tiếng Anh. Bé có ý thức mạnh mẽ về cam kết cá nhân, kiên trì và sáng tạo. Ba mẹ có thể tạo điều kiện cho bé đi du lịch và khám phá nền văn hóa đa dạng của thế giới, thúc đẩy bé tự mình học hỏi tiếng Anh nhiều hơn để trải nghiệm điều mới.

2. Động lực bên ngoài

Khác với động lực bên trong, động lực bên ngoài đến từ các yếu tố bên ngoài thúc đẩy trẻ phải học tiếng Anh, chẳng hạn như vượt qua kỳ thi, đạt được phần thưởng nào đó hay ảnh hưởng từ ba mẹ. Động lực bên ngoài chỉ có tác dụng khi bé có mục tiêu cụ thể. 

Nghiên cứu cho thấy cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kỹ năng học tập của con. Nếu ba mẹ có thái độ và hành động đúng đắn, trẻ sẽ được tiếp thêm can đảm và tự tin thực hiện niềm yêu thích tiếng Anh của mình. Cha mẹ có thể khuyến khích bé học tiếng Anh bằng các phần thưởng khi con hoàn thành mục tiêu hay cùng con học tập.

Tuy nhiên, không phải phần thưởng nào cũng tạo động lực cho bé học tiếng Anh. Ba mẹ nên chọn phần quà gắn liền với sở thích của trẻ. Đó có thể là khoảng thời gian con tự mình làm điều yêu thích, một món bánh ngọt hay phần quà do chính con lựa chọn.

Hơn nữa, cha mẹ hãy dành thời gian cùng con học tiếng Anh. Thái độ của cha mẹ đối với việc học có tác động đáng kể đến trẻ. Nhờ đó, con cảm thấy có người đồng hành, cùng học hỏi, cố gắng để hoàn thành mục tiêu, đồng thời, cha mẹ cũng có thể tự hoàn thiện bản thân mình và trở thành một phiên bản tốt hơn.

Xem thêm:

=> CÁCH HỌC TIẾNG ANH CHO TRẺ MỚI BẮT ĐẦU CỰC DỄ DÀNG VÀ HIỆU QUẢ

=> HƯỚNG DẪN CÁCH DẠY TIẾNG ANH CHO BÉ Ở NHÀ HIỆU QUẢ

II. Lý do chính khiến con không thích học tiếng Anh?

Nhiều cha mẹ luôn tự hỏi “làm sao để trẻ thích học tiếng Anh” và thử mọi cách nhưng không thành công. Ngược lại còn khiến tiếng Anh trở thành nỗi sợ của con. Cùng xem có những lý do chính nào dẫn đến tình trạng này nhé! 

Lý do chính khiến con không thích học tiếng Anh

Lý do chính khiến con không thích học tiếng Anh

1. Thái độ sai lầm khi học tiếng Anh

Nhiều phụ huynh coi việc học tiếng Anh là điều hiển nhiên, ép trẻ tham gia nhiều lớp học liên quan đến ngôn ngữ. Điều này khiến trẻ cảm thấy áp lực, căng thẳng, thậm chí dần mất tự tin và sợ mắc lỗi. Theo thời gian, ảnh hưởng của những cảm xúc tiêu cực này càng tăng lên. Tiếng Anh trở thành nỗi sợ đáng ghét với con.

Để giải quyết trường hợp này, cần phải cho trẻ hiểu việc quá trình học ngôn ngữ dễ dàng, thú vị hơn con vẫn tưởng, đặc biệt là ở lứa tuổi mẫu giáo.

2. Sự kỳ vọng quá mức của ba mẹ

Chinh phục tiếng Anh là hành trình lâu dài và khó khăn, đòi hỏi sự kiên trì và chăm chỉ nỗ lực không ngừng nghỉ. Ba mẹ không thể mong đợi con giỏi lên chỉ sau vài ngày hay vài tháng học tập. Ngay cả khi trẻ có động lực mạnh mẽ đến mấy cũng không thể duy trì được ý chí học tiếng Anh nếu sự kỳ vọng của ba mẹ vượt quá năng lực của con.

3. So sánh với những đứa trẻ khác

Đây là hành động mà hầu như cha mẹ nào cũng từng làm. Trẻ thường lắng nghe và để tâm tới ý kiến của người thân hơn là những lời nhận xét của người lạ. Do đó, khi nghe những lời chỉ trích, so sánh với “con nhà người ta”, trẻ sẽ cảm thấy lúng túng, xấu hổ và thậm chí là tự ti. 

Cảm xúc tiêu cực này khiến trẻ tăng sự “thù địch” với tiếng Anh. Khi đó, bé cho rằng tiếng Anh là lý do để cha mẹ chỉ trích, trách mắng mà quên đi bé đã tiến bộ như thế nào.

Xem thêm:

=> 10 TIPS DẠY BÉ HỌC TIẾNG ANH HIỆU QUẢ

=> TOP 10 TRUNG TÂM TIẾNG ANH CHO BÉ MẦM NON TỪ 3 ĐẾN 6 TUỔI

III. Cách tạo động lực học tiếng Anh cho bé tại nhà

1. Ba mẹ tích cực cùng bé học tiếng Anh

Trẻ luôn quan sát và bắt chước hành động của ba mẹ. Ba mẹ có thái độ tích cực với tiếng Anh sẽ khiến trẻ tò mò và hứng thú hơn với việc học. Học cùng con cũng là cách để con cảm thấy luôn có cha mẹ là bạn đồng hành trong quá trình học hỏi và khám phá ngôn ngữ mới.

Ngoài ra, bé cũng được tiếp xúc với môi trường sử dụng tiếng Anh từ sớm, rèn được bộ não song ngữ nhanh nhạy và sáng tạo. Để áp dụng cách này, cha mẹ không nên đặt nặng việc bản thân phải giỏi tiếng Anh mới có thể bắt đầu; vì điều tạo động lực cho bé chính là thái độ và sự đồng hành của cha mẹ, hoàn thiện bản thân mỗi ngày.

Ảnh minh họa

2. Cho bé vừa học vừa chơi

Hãy lồng ghép những yếu tố vui vẻ trong giờ học tiếng Anh cùng bé. Bằng cách này, trẻ được khơi gợi sự hứng thú, niềm vui với tiếng Anh. Thay vì những buổi học khô khan đầy căng thẳng, sự thoải mái và vui vẻ giúp con tiếp thu kiến thức nhanh hơn.

Ba mẹ nên lựa chọn hoạt động phù hợp với sở thích, tính cách của con. Không phải trẻ nào cũng có cách tiếp cận thông tin giống nhau, có trẻ thích nghe và tương tác, có bé thích học qua hình ảnh, lại có trẻ thích các hoạt động sáng tạo. Dựa vào đó, cha mẹ có thể lồng ghép các trò chơi phù hợp vào bài học. Chẳng hạn, với trẻ thích học qua tranh, ba mẹ có thể cùng con chơi trò nhớ từ qua hình ảnh, còn khi trẻ thích tương tác, hãy cùng con chơi “Simon says”.

Một số trò chơi tiếng Anh giúp trẻ thích học tiếng Anh

Một số trò chơi tiếng Anh giúp trẻ thích học tiếng Anh

Một số trò chơi ba mẹ có thể áp dụng:

  • Trò chơi hành động: Simon says, Charades, What’s the time Mr Wolf?
  • Board games: Rắn và thang, Apples to Apples, Daily routine board game
  • Trò chơi về từ vựng: Thử thách trí nhớ, Word Hunt (Săn từ), Word Marathon
  • Trò chơi trên các trang web, ứng học dụng tiếng Anh

Cha mẹ cũng có thể tạo động lực học tiếng Anh cho trẻ bằng cách chơi trò đóng vai. Hãy cung cấp cho con một số từ vựng và cấu trúc câu đơn giản trước khi bắt đầu. Sau đó thay phiên nhau đóng vai để giúp con mở rộng vốn từ, dần dần, con sẽ biết cách diễn tả suy nghĩ và tăng phản xạ giao tiếp tiếng Anh.

Xem thêm:

=> TỔNG HỢP 20+ TRUYỆN TIẾNG ANH CHO BÉ HAY VÀ Ý NGHĨA

=> TỔNG HỢP CÁC BÀI NHẠC THIẾU NHI TIẾNG ANH HAY CHO BÉ

3. Trao quyền được lựa chọn cho con trẻ

Dù xuất phát từ ý tốt của cha mẹ nhưng ép buộc con làm việc không thích sẽ khiến con nảy sinh tâm lý phản nghịch, học tiếng Anh một cách đối phó. Cha mẹ hãy lắng nghe, để con được lựa chọn và đưa ra quyết định của mình. Điều này khiến trẻ cảm thấy được tôn trọng và có trách nhiệm với lựa chọn của bản thân hơn.

Cụ thể, cha mẹ hãy cho con được tự do lựa chọn các tình huống, chủ đề hay kỹ năng mà con yêu thích. Để khuyến khích con nói tiếng Anh, cha mẹ cần có phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ em: để con tự chọn đề tài, cùng con học từ vựng và chơi trò đóng vai để luyện nói. Còn nếu muốn con phát triển kỹ năng đọc hiểu, hãy cho trẻ được quyền chọn bộ sách con muốn.  

4. Quan sát tâm trạng của bé

Ba mẹ nên quan sát tâm trạng của bé xem đây có là thời điểm phù hợp để học tiếng Anh cùng bé hay không. Tâm trạng thoải mái bao giờ cũng dễ tiếp thu kiến thức hơn. Đừng cứng nhắc ép buộc con phải học vào đúng khung giờ đặt sẵn khiến cảm xúc tiêu cực của con nảy sinh. 

Ba mẹ có thể thử thu hút bé bằng một trò chơi nhỏ như đoán tên đồ vật bằng tiếng Anh, nối từ, v.v. Nếu thấy con có biểu hiện không tiếp nhận thì cha mẹ không nên tiếp tục ép buộc con vì có thể hôm nay con đã mệt mỏi sau giờ học trên trường.

5. Không tiếc lời khen với con

Lời khen luôn mang lại động lực lớn cho trẻ trong quá trình học tiếng Anh. Khen ngợi giúp con cảm thấy được cha mẹ công nhận, khiến trẻ tự hào về bản thân mình. Nhờ đó, trẻ cũng không còn sợ mắc lỗi sai, sợ những giờ học tiếng Anh luôn gắn liền với lời chỉ trích hay cái cau mày khó chịu từ cha mẹ. Hãy khen ngợi con dù là tiến bộ nhỏ nhất, đó có thể là khi con nhớ được từ mới, con kiên trì sửa lỗi phát âm, v.v. 

Lời khen còn giúp con tự mình tìm cách vượt qua những khó khăn trong học tập. Con không ỷ lại quá nhiều vào ba mẹ khi gặp bài khó mà tự mình tìm tòi cách giải. Nghiên cứu đã chứng minh những đứa trẻ nhận được lời khen và sự công nhận của ba mẹ sẽ đạt được sự tiến bộ tốt nhất trong học tập.

6. Lựa chọn bài học phù hợp với con

Hãy dựa vào trình độ của con để chọn các bài học phù hợp mà con có thể hoàn thành. Điều này không chỉ có ích cho việc xây dựng nền tảng kiến thức tiếng Anh vững chắc mà còn khiến con thích học tiếng Anh hơn. Sau mỗi lần hoàn thành một bài học, trẻ sẽ vui vẻ và thêm tự tin vào bản thân. Đây cũng là lý do mà các ứng dụng học tiếng Anh cho trẻ luôn chia bài học thành các mục nhỏ và khen ngợi bé liên tục, tiếp thêm động lực cho trẻ.

Lựa chọn bài học phù hợp mà con có thể hoàn thành

Lựa chọn bài học phù hợp mà con có thể hoàn thành

Tuy nhiên, bài học mà con có thể hoàn thành không đồng nghĩa với bài học quá dễ. Nhìn chung, quá dễ hay quá khó đều không mang lại lợi ích cho việc học tiếng Anh của trẻ. Chúng khiến trẻ chán nản và mất tinh thần với việc học.

Xem thêm:

=> TỔNG HỢP KIẾN THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY TIẾNG ANH CHO BÉ HIỆU QUẢ

=> LỘ TRÌNH DẠY TIẾNG ANH CHO BÉ CHI TIẾT Ở TỪNG ĐỘ TUỔI

7. Không nóng nảy khi con mắc sai lầm

Mắc lỗi là việc rất bình thường khi học tiếng Anh, kể cả người lớn cũng vậy. Vì thế, cha mẹ không nên nóng nảy khi con mắc sai lầm. Nếu ba mẹ luôn để ý đến lỗi sai của con và bỏ qua những điều con đang làm tốt, tiếng Anh sẽ trở thành nỗi ám ảnh.

Đặc biệt, khi con học nói tiếng Anh, cha mẹ không nên ngắt lời con khi phát hiện lỗi. Hãy đợi đến khi con nói xong để nhắc lại chính xác từ con nói/ dùng sai và khuyến khích con lặp lại. Thay vì nói những từ mang sắc thái tiêu cực như “It's wrong” hay “Not like that”, hãy khuyến khích trẻ bằng “Listen…” hay “Let's try again”. Khi trẻ im lặng và không biết nói như thế nào, hãy kiên nhẫn động viên con. Ngắt lời hay cáu giận chỉ khiến trẻ khó có thể nói tiếng Anh lưu loát và mất tự tin.

8. Gắn tiếng Anh với thế giới của trẻ

Chỉ tiếp xúc với tiếng Anh trong giờ học là chưa đủ. Cha mẹ nên sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp hàng ngày để trẻ làm quen với ngôn ngữ, vận dụng được kiến thức đã học, khơi gợi sự tò mò và tăng phản xạ giao tiếp của con. 

Hãy tạo điều kiện để con bắt đầu thực hành từ những từ vựng và mẫu câu đơn giản nhất trong thế giới nhỏ của mình. Chằng hạn như gọi tên đồ vật, đồ ăn, màu sắc, v.v bằng tiếng Anh, lắng nghe và bắt chước những nhân vật nói tiếng Anh mà con yêu thích. 

Ngoài ra, thi thoảng bạn có thể “thử tài” của con bằng cách giả vờ quên mất một từ tiếng Anh nào đó. Hãy mô tả một món đồ và nhờ con giúp đỡ. Nếu con chưa thể nhớ ra, ba mẹ nên nói một từ tương tự hay phát âm sai để con sửa cho bạn. Lúc đó, bé sẽ rất tự hào và kiêu hãnh về bản thân.

9. Tìm cơ hội cho con được giao tiếp tiếng Anh cùng người khác

Bí quyết này vừa cải thiện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh tự tin của con, vừa phát triển kỹ năng xã hội. Qua các cuộc hội thoại, bé sẽ nhận ra sự cần thiết của việc học tiếng Anh và chăm chỉ học tập.

Tìm cơ hội để con tự tin giao tiếp tiếng Anh cùng người khác

Tìm cơ hội để con tự tin giao tiếp tiếng Anh cùng người khác

Nếu được, hãy cho con tham gia các lớp học tiếng Anh, nơi trẻ được trò chuyện bằng tiếng Anh với những bạn cùng tuổi hoặc thầy cô giáo. Khuyến khích con bắt chuyện cùng người bản xứ khi vô tình gặp mặt (với điều kiện họ có vẻ sẵn sàng lắng nghe). Động viên con tự đặt món ăn, hỏi đường, đặt xe khi gia đình đi du lịch. Và ba mẹ cũng thường xuyên nói chuyện bằng tiếng Anh với con.

Một mẹo nhỏ tạo động lực học tiếng Anh cho bé mà ba mẹ nên thử đó là hãy cho con nói chuyện với trợ lý ảo (Siri, Alexa, Google Assist). Dù chỉ là những câu hỏi về thời tiết, thời gian, gợi ý món ăn, con cũng có thể ghi nhớ từ vựng lâu hơn.

Xem thêm:

=> TỔNG HỢP CÁC MẪU CÂU TIẾNG ANH GIAO TIẾP CHO BÉ THÔNG DỤNG

=> TOP 5 KHÓA HỌC TIẾNG ANH GIAO TIẾP ONLINE CHO TRẺ EM CHẤT LƯỢNG NHẤT

10. Cùng con học chương trình trên trường

Bài tập khô khan hay những đề kiểm tra “khó nhằn” là yếu tố chính khiến trẻ chán ghét việc học. Cha mẹ hãy cùng con học tiếng Anh và tìm tòi lời giải khi ở nhà. Hơn nữa, hãy khen ngợi bé mỗi khi tiến bộ và đạt được mục tiêu.

Khi con gặp khó khăn, đừng đưa luôn đáp án chính xác. Hãy hướng dẫn con tư duy và tự mình giải quyết vấn đề. Nếu con vẫn chưa thể nghĩ ra, ba mẹ nên cùng con thảo luận và gợi ý cho con nhiều hơn cho đến khi con tìm được lời giải. Như vậy, con sẽ tự lập và cảm thấy tự hào về bản thân.

Xem thêm:

=> TỔNG HỢP CÁC MẪU CÂU TIẾNG ANH GIAO TIẾP CHO BÉ THÔNG DỤNG

=> TỔNG HỢP KIẾN THỨC CHO TRẺ HỌC TIẾNG ANH LỚP 3 HIỆU QUẢ

11. Tìm tài liệu học phù hợp với sở thích của bé

Như đã nói, lựa chọn tài liệu học phù hợp với sở thích và trình độ của bé là một phần quan trọng trong quá trình học tiếng Anh cùng con. Khi bé thích những gì đang học, bé có xu hướng tham gia tích cực hơn và duy trì động lực học tiếng Anh. 

Hãy tìm kiếm nguồn sách, trò chơi, video hoặc ứng dụng học tiếng Anh liên quan đến điều con yêu thích. Ví dụ, nếu trẻ thích động vật, bạn có thể cùng con đọc sách về các loài động vật hoặc chơi trò chơi gọi tên động vật bằng tiếng Anh. 

Ngoài ra, ba mẹ nên cho con tiếp cận với nhiều dạng tài liệu để giúp con khám phá và phát triển sở thích trong quá trình học Con có thể học tiếng Anh qua truyện, âm nhạc hay những bộ phim hoạt hình vui nhộn. Lưu ý, hãy chọn các nguồn học tiếng Anh uy tín & chất lượng (chẳng hạn như British Council, Duolingo Kids) để con phát triển toàn diện nhé!

TÌM HIỂU THÊM: 

Khoá học tiếng Anh trẻ em
KHOÁ HỌC TIẾNG ANH TRẺ EM BINGGO LEADERS

HỌC BỔNG LÊN TỚI 50%

  • Lộ trình học cá nhân hoá
  • Phát triển toàn diện 4 kỹ năng
  • Phương pháp học mới mẻ, sáng tạo
  • Đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp
  • Giáo trình chuẩn quốc tế và sách giáo khoa
  • 200,000+ phụ huynh tin tưởng

Như vậy tiếng Anh giao tiếp Langmaster đã giới thiệu tới ba mẹ 11 bí quyết tạo động lực học tiếng Anh cho bé. Đáp án cho câu hỏi “Làm sao để con thích học tiếng Anh?” rất đơn giản, đó chính là biến việc học tiếng Anh trở thành trải nghiệm thú vị và vui vẻ cho bé. Ba mẹ đừng quên tham khảo các khóa học tiếng Anh giao tiếp tại Langmaster và hoàn thiện kỹ năng ngôn ngữ của bản thân, đồng hành cùng con trong hành trình chinh phục tiếng Anh nhé!

Trung tâm tiếng Anh giao tiếp Langmaster

Trung tâm tiếng Anh giao tiếp Langmaster

Langmaster là trung tâm tiếng Anh giao tiếp DUY NHẤT trên thị trường cam kết chuẩn đầu ra theo CEFR. Không chỉ dừng lại ở việc đào tạo tiếng Anh, chúng tôi muốn truyền cảm hứng cho học viên, thay đổi niềm tin và thói quen để trở thành những người thành đạt có trách nhiệm với gia đình và xã hội!

Nội Dung Hot

KHOÁ HỌC TRỰC TUYẾN 1 KÈM 1

KHÓA HỌC TRỰC TUYẾN 1 KÈM 1

  • Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
  • Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
  • Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
  • Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
  • Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.

Chi tiết

null

KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM

  • Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
  • Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.0 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
  • Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...

Chi tiết

null

KHÓA HỌC TRỰC TUYẾN NHÓM

  • Học theo nhóm (8-10 người), môi trường học tương tác và giao tiếp liên tục.
  • Giáo viên đạt tối thiểu 7.0 IELTS/900 TOEIC.
  • Học online chất lượng như offline.
  • Chi phí tương đối, chất lượng tuyệt đối.
  • Kiểm tra đầu vào, đầu ra và tư vấn lộ trình miễn phí

Chi tiết


Bài viết khác

LANGMASTER
Thông tin chỉ mang tính tham khảo, được tư vấn bởi Trí Tuệ Nhân Tạo