CÁCH XÂY DỰNG BÀI THUYẾT TRÌNH TIẾNG ANH THEO CHỦ ĐỀ CỰC HẤP DẪN

Mục lục [Ẩn]

  • A. Cách chọn chủ đề thuyết trình Tiếng Anh thú vị
  • B. Cấu trúc của một bài thuyết trình bằng Tiếng Anh
    • 1. Chào mừng khán giả
    • 2. Giới thiệu bản thân và chủ đề thuyết trình
    • 3. Nội dung chính của bài thuyết trình
    • 4. Phần kết luận
  • C. Bí quyết để có một bài thuyết trình bằng Tiếng Anh thành công
    • 1. Chuẩn bị kỹ càng trước khi thuyết trình
    • 2. Luyện nói trôi chảy
    • 3. Có sự tương tác với khán giả

Thuyết trình là kỹ năng vô cùng cần thiết, không chỉ đối với sinh viên mà đặc biệt là người đi làm. Nếu bạn có thể thuyết trình Tiếng Anh theo chủ đề một cách lưu loát? Xin chúc mừng, bạn đang nắm trong tay cơ hội thăng hạng nhanh chóng trên con đường sự nghiệp. Nếu không? Hãy tham khảo những thông tin hữu ích ngay dưới đây!

A. Cách chọn chủ đề thuyết trình Tiếng Anh thú vị

Một chủ đề hấp dẫn kết hợp với phong cách thuyết trình chuyên nghiệp sẽ mang đến hứng thú cho người nghe. Ngoài ra, xác định chủ đề sớm sẽ giúp bạn có thêm nhiều thời gian để chuẩn bị tài liệu, thông tin, từ đó giúp cho phần thuyết trình thêm hoàn hảo. Dưới đây là 4 mẹo chọn chủ đề thuyết trình Tiếng Anh hay cho bạn:

- Chọn chủ đề bạn am hiểu: kiến thức nền tảng sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình chuẩn bị bài thuyết trình. Nếu phải trình bày về một vấn đề không thuộc chuyên môn, chắc chắn sẽ không hề dễ dàng cho bạn. Hãy cố gắng lựa chọn các chủ đề thuộc về đam mê của mình, bạn sẽ dễ dàng truyền tải thông điệp một cách tự nhiên, từ đó thu hút sự quan tâm của khán giả nhiều hơn. 

- Chọn chủ đề phải phù hợp với hoàn cảnh: hãy chú ý đến hoàn cảnh thuyết trình của bạn. Bạn đang thuyết trình cho một chương trình học thuật? Vậy chủ đề của bạn phải mang ý nghĩa giáo dục. Tuyệt đối tránh các chủ đề nhạy cảm, có thể gây tranh cãi hoặc tạo sự khó chịu, khó xử cho người nghe/ ban tổ chức. 

- Chọn chủ đề phù hợp với khán giả: khán giả là người đánh giá hiệu quả bài thuyết trình của bạn. Do đó, khi lựa chọn chủ đề thuyết trình, hãy chú ý đến đối tượng, nghề nghiệp, tính chất… của khán giả. Một diễn giả thông minh luôn biết cách khéo léo chọn chủ đề hấp dẫn khán giả của mình. Đặc biệt, nếu bạn đang lựa chọn chủ đề thuyết trình Tiếng Anh cho trẻ em, hãy đảm bảo chủ đề của bạn là chuẩn mực, lành mạnh và phù hợp với lứa tuổi của trẻ. 

- Chọn chủ đề phù hợp với mục đích của bài thuyết trình: bài thuyết trình của bạn phục vụ cho mục đích gì? Một cuộc thi, một chương trình giải trí, một cuộc họp? Khi lựa chọn chủ đề, hãy nghĩ đến những vấn đề liên quan đến mục đích chính của chương trình. Có như vậy thì bạn mới tạo được ấn tượng và là điểm nhấn khiến khán giả hài lòng. 

null

Xem thêm: 

B. Cấu trúc của một bài thuyết trình bằng Tiếng Anh

Nếu bạn sử dụng ppt thuyết trình Tiếng Anh, bạn cần tuân thủ theo cấu trúc nhất định. Yêu cầu đầu tiên của bài thuyết trình là tính chặt chẽ, khoa học và hợp lý, tránh sự phức tạp và dài dòng, khiến người nghe bị rối loạn và dễ xao nhãng. Dưới đây là cấu trúc lý tưởng nhất để bạn tham khảo, kèm theo các mẫu câu Tiếng Anh mà bạn có thể linh hoạt áp dụng cho bài thuyết trình của mình. 

1. Chào mừng khán giả

Cũng giống như màn mở đầu của bài thuyết trình Tiếng Việt, những chủ đề thuyết trình Tiếng Anh hay cần có phần mở đầu để thể hiện sự lịch sự và chuyên nghiệp. Nó cũng có tác dụng giúp bạn thu hút sự chú ý của khán giả. 

Mẫu câu tham khảo: 

- First of all, let me thank you all for coming here today. (Lời đầu tiên tôi xin cảm ơn sự hiện diện của tất cả các bạn đến đây ngày hôm nay)

- Good morning/ afternoon/ evening ladies and gentlemen. (Chào buổi sáng/ buổi chiều/ buổi tối/ các quý bà và quý ông!)

- On behalf of Company A, allow me to extend a warm welcome to you. (Thay mặt cho công ty A, cho phép tôi gửi lời chào mừng nồng nhiệt nhất tới các bạn)

2. Giới thiệu bản thân và chủ đề thuyết trình

Ở phần này, bạn sẽ tự giới thiệu về mình (hoặc nhóm của mình). Đây là lúc thể hiện sự tự tin và tâm thế thoải mái của một diễn giả. Năng lượng của bạn sẽ tạo ấn tượng tốt và khiến cho khán giả phải liên tục theo dõi bạn ở những nội dung tiếp theo. Lưu ý khi giới thiệu bản thân cần ngắn gọn, tránh sa đà vào những thông tin không cần thiết, nhưng nên tạo được dấu ấn đặc biệt của riêng mình. 

Mẫu câu tham khảo: 

- Let me introduce myself; my name is …, member of group… (Hãy để tôi tự giới thiệu, tên tôi là …, là thành viên của nhóm…)

- For those of you who don’t know me, my name’s… (Một vài người trong số các bạn không biết tôi là ai, tên tôi là…)

Tiếp theo bạn sẽ trình bày về chủ đề và mục đích của phần thuyết trình. Hãy cố gắng gợi sự tò mò và hứng thú của khán giả bằng cách bật mí một số thông tin thú vị nhất, hoặc liên hệ đến các vấn đề nóng hổi đang được nhiều người quan tâm. Ngoài ra, nếu chủ đề của bạn liên quan đến học thuật, đừng quên nêu rõ phạm vi đề tài, những vấn đề được làm rõ, lợi ích đối với người nghe và thời gian dự kiến của bài thuyết trình. 

=> 3 MẸO THUYẾT TRÌNH TIẾNG ANH THEO CHỦ ĐỀ CỰC HAY VÀ THU HÚT: TẠI ĐÂY

3. Nội dung chính của bài thuyết trình

Đây là phần quan trọng nhất, chiếm dung lượng lớn nhất của bài thuyết trình Tiếng Anh theo chủ đề. Nội dung trong phần này cần được đầu tư kỹ lưỡng về thông tin, tính chính xác, các loại số liệu, góc nhìn phân tích…, tùy theo chủ đề và mục tiêu của bài thuyết trình. Bạn nên có sự phân chia rõ ràng các khía cạnh khác nhau của vấn đề, đồng thời liên kết chúng trong một bố cục chặt chẽ, logic, kết hợp với tài liệu trình chiếu để người nghe dễ dàng theo dõi. 

Tài liệu sử dụng có thể ở dạng hình ảnh trình chiếu hoặc video, file âm thanh… Chúng có tác dụng chuyển tải thông tin hiệu quả hơn, cho bài thuyết trình thêm sinh động, giúp người nghe dễ hình dung vấn đề… 

Mẫu câu tham khảo: 

- I’ll start with some general information about …(Tôi sẽ bắt đầu với một vài thông tin chung về…)

- The first point I would like to address is… Let me first raise… (Vấn đề đầu tiên tôi muốn đề cập đến là...)

null

4. Phần kết luận

Phần kết bài cần có các thông tin như tóm tắt nội dung chính, khẳng định quan điểm của người thuyết trình… để khán giả hệ thống lại các thông tin và ghi nhớ tốt hơn. Tiếp đó bạn có thể mời khán giả đặt câu hỏi, đóng góp ý kiến về phần thuyết trình Tiếng Anh theo chủ đề của bạn, sau đó là cảm ơn sự chú ý của khán giả. 

Mẫu câu tham khảo:

- In conclusion/to sum up, I’ll summarize my presentation through the following main points. (Bây giờ, để kết thúc phần thuyết trình của mình, tôi sẽ tóm gọn lại các ý chính như sau).

- If you have any questions for me, I will try to answer all of them after the presentation. (Nếu các bạn có bất cứ câu hỏi nào đó cho tôi, tôi sẽ cố gắng trả lời hết những thắc mắc đó sau bài thuyết trình)

=> Đăng ký học thử miễn phí tại Hà Nội: TẠI ĐÂY

C. Bí quyết để có một bài thuyết trình bằng Tiếng Anh thành công

1. Chuẩn bị kỹ càng trước khi thuyết trình

Bạn càng chuẩn bị kỹ, bạn càng thêm tự tin và xử lý được các tình huống phát sinh. Sự chuẩn bị chu đáo sẽ giúp bạn có được tâm thế chủ động, chuyên nghiệp trong suốt buổi thuyết trình Tiếng Anh theo chủ đề của mình. Bạn nên kiểm tra lại thật kỹ các thông tin sẽ đề cập trong bài nói, cùng với các công cụ hỗ trợ và tài liệu tham khảo để tránh các tình huống sai lệch cũng như lỗi kỹ thuật. 

Ngoài ra, chuẩn bị sẵn sàng một mẫu slide thuyết trình tiếng Anh chuyên nghiệp cũng là công việc hết sức cần thiết. Nên lưu ý điều này để buổi thuyết trình diễn ra trọn vẹn và hoàn thiện nhất.

null

2. Luyện nói trôi chảy

Dù bạn có chọn được những chủ đề thuyết trình Tiếng Anh hay, slide của bạn hấp dẫn nhưng nếu cách nói của bạn ấp úng, không trôi chảy thì mọi công sức của bạn có thể đổ sông đổ biển! Hãy tìm một người giỏi Tiếng Anh hoặc một người bản xứ để giúp bạn xử lý các lỗi sai về cách phát âm, ngữ điệu… Đồng thời cố gắng tạo cho mình phong thái tự tin, chuyên nghiệp. Những người có kỹ năng tốt sẽ giúp bạn càng nhanh tiến bộ và khắc phục những nhược điểm của mình.

>>> Tham khảo Bí quyết phát âm Tiếng Anh chuẩn Tây cùng IPA TẠI ĐÂY.

3. Có sự tương tác với khán giả

Một bài thuyết trình Tiếng Anh theo chủ đề thành công là khi khán giả tỏ thái độ tập trung và tương tác lại với các cử chỉ/ lời nói/ hành động của diễn giả. Hãy cố gắng nhìn vào khán giả bên dưới, nhìn tổng quát và nhìn thẳng vào từng người một để họ đều cảm thấy bạn đang trò chuyện riêng với họ, từ đó gia tăng kết nối và sự lắng nghe nhiều hơn. 

Ngoài ra, việc tập điều khiển ngôn ngữ hình thể, từng ánh mắt, âm điệu giọng nói… cũng góp phần giúp bạn thu hút sự chú ý của mọi người và gia tăng tương tác hiệu quả. 

Trên đây là những bí quyết xây dựng bài thuyết trình Tiếng Anh theo chủ đề thu hút và hấp dẫn. Kỹ năng thuyết trình tốt sẽ giúp bạn dễ dàng tạo ấn tượng, mở rộng con đường thăng tiến và mối quan hệ với những người xung quanh. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần tư vấn trong quá trình chinh phục kỹ năng nói – thuyết trình bằng Tiếng Anh chuẩn mực nhất, đừng ngần ngại liên hệ với Langmaster để được tư vấn cụ thể nhé!

Trung tâm tiếng Anh giao tiếp Langmaster

Trung tâm tiếng Anh giao tiếp Langmaster

Langmaster là trung tâm tiếng Anh giao tiếp DUY NHẤT trên thị trường cam kết chuẩn đầu ra theo CEFR. Không chỉ dừng lại ở việc đào tạo tiếng Anh, chúng tôi muốn truyền cảm hứng cho học viên, thay đổi niềm tin và thói quen để trở thành những người thành đạt có trách nhiệm với gia đình và xã hội!

Nội Dung Hot

KHOÁ HỌC TRỰC TUYẾN 1 KÈM 1

Khoá học trực tuyến
1 kèm 1

  • Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
  • Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
  • Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
  • Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
  • Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.

Chi tiết

null

KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM

  • Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
  • Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
  • Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...

Chi tiết

null

KHÓA HỌC OFFLINE TẠI HÀ NỘI

  • Mô hình học ACE: Học chủ động, Rèn luyện năng lực lõi và môi trường học toàn diện
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, cam kết đạt chuẩn về chuyên môn và năng lực giảng dạy.
  • Áp dụng phương pháp: Siêu phản xạ, Lập trình tư duy (NLP), ELC (Học qua trải nghiệm),...
  • Môi trường học tập toàn diện và năng động giúp học viên “đắm mình” vào tiếng Anh và nâng cao kỹ năng giao tiếp.

Chi tiết


Bài viết khác